3 ‘Bẫy' Thường Gặp Khi Lên Deployment Plan Digital
Những sai lầm thường gặp trong việc lên kế hoạch tiếp cận đối tượng mục tiêu của một chiến dịch là gì? Cùng AIM tìm hiểu ngay.
Nội dung bài viết:
-
“KPI lái trật”
-
Channel “vô định”
-
Website “chưa thông”
Việc lên kế hoạch để tiếp cận đối tượng mục tiêu là rất quan trọng, có thể coi là xương sống của một chiến dịch.
Nhưng không phải kế hoạch nào cũng hoàn hảo mà không có “sạn” ở bên trong. Theo quan sát của AIM đối với các bạn học viên thì 3 sai lầm các bạn hay gặp khi lên kế hoạch cho một chiến dịch là:
1. “KPI DIGITAL LÁI TRẬT”
Một KPI cho digital rõ ràng sẽ giống một đường ray giúp định hướng cho ‘con tàu’ doanh nghiệp đến đích chính xác và nhanh chóng.
Nhưng hầu như ai cũng biết, đặt KPI cho một kế hoạch triển khai trên digital là điều không dễ. Vì sao lại như thế?
Sai lầm nghiêm trọng nhất, sai một ly thì đi không thấy đường về đó là việc không bám sát brief, khiến cho việc đặt KPI trở nên mâu thuẫn và đưa chiến lược đi khá xa.
Ví dụ ‘Khách hàng trung thành’ là điều mà bất kỳ marketer nào cũng mong muốn, nhưng dùng ‘loyalty’ làm KPI cho một chiến dịch launching liệu có hợp lý?
Để khắc phục tình trạng này nên đọc kỹ - hiểu rõ brief để tránh “tổ lái” bài toán KPI đi sai mục tiêu của thương hiệu.
Với thời đại số hiện nay, việc thông tin tràn lan trên internet là điều không thể kiểm soát nên việc mắc sai lầm khi “đào” số liệu là điều khó có thể tránh khỏi.
Việc tìm số liệu qua các nguồn trên internet mà thiếu sự kiểm chứng dẫn tới KPI đặt ra chưa chính xác, khiến việc đo lường hiệu quả bị sai lệch.
KPI của một chiến dịch trên digital cần bám sát mục tiêu và không chỉ gói gọn trong reach, engagement, CPM (Cost Per Mile), CPC (Cost Per Click) hay CPL (Cost Per Lead) như nhiều bạn lầm tưởng.
Ví dụ, để tăng nhận biết thương hiệu và tạo sự “ồn ào” của chiến dịch trên môi trường digital thì bạn nên dùng các chỉ số thuộc về Social Listening làm KPI.
Số lần thương hiệu được nhắc đến trong các cuộc trò chuyện trên các social platform, trong những lần đó, thương hiệu được nhắc đến tích cực hay tiêu cực; các từ khóa cụ thể mà người dùng đang sử dụng để nói về thương hiệu là gì? …
2. CHANNEL “VÔ ĐỊNH”
Chọn đúng đối tượng mục tiêu và có trong tay một kế hoạch triển khai bài bản vẫn chưa thể gây tiếng vang cho chiến dịch của brand nếu chưa trả lời được câu hỏi: “Đâu là must-win channel trong deployment plan của bạn?”.
Truyền thông 2 chiều và theo thời gian thực – digital cho phép thương hiệu kết nối với người dùng theo cách mà trước đây chưa từng có.
Tuy nhiên, vấn đề là giữa bạt ngàn các “điểm chạm” trên môi trường online, thương hiệu phải làm thế nào để chọn được must-win channel (kênh truyền thông chiến lược).
Nói nhiều không bằng nói đúng, chạm nhiều cũng không bằng chạm đúng lúc và đúng chỗ.
Đa phần các học viên đều hiểu tầm quan trọng của channel nhưng lại dễ “lạc đường” vào “mê trận” channel do chính mình tạo ra và chưa thật sự hiểu channel mình chọn.
Ví dụ như bạn tạo ra một platform là app mới nhằm kêu gọi mọi người chơi game để nêu bật tinh thần "thợ săn" cho Biti’s Hunter nhưng không trả lời được 2 câu hỏi của khách hàng: “Tại sao tôi phải cài app của bạn?” và “Tại sao tôi phải dùng tiếp app trong thời gian tới?”.
Từ đó để thấy rằng, chọn channel không phải chuyện “thích là pick” thật nhiều mà phải hiểu được vai trò của mỗi channel đối với khách hàng và thương hiệu.
Cách tiếp cận thông minh đó là chọn channel bám sát vào hành vi giải trí của đối tượng mục tiêu.
Ví dụ như với đối tượng mục tiêu của Bluestone là phụ nữ độ tuổi từ 25-34, vừa lập gia đình và có thu nhập khá.
Các bạn học viên bám sát vào hành vi của đối tượng mục tiêu trên digital, đăng bài trên mạng xã hội và chọn khung giờ từ 10-11h trưa cuối tuần để thu hút các nữ độc giả online.
Tuy nhiên, học viên chỉ mới chú ý vào nhóm nhân viên văn phòng vì họ thường online vào lúc 9h sáng nhưng một cô giáo lại bắt đầu vào 5-7h sáng, dẫn đến mục tiêu truyền thông của nhóm đến những đối tượng này sẽ “fail”.
Bên cạnh đó, các bạn ấy cũng chưa có số liệu và research để chứng minh tại sao lại chọn YouTube là must-win channel. Vì vậy trước khi chọn ra kênh chiến lược, các marketers cần nghiên cứu chi tiết hành vi, thói quen của khách hàng mục tiêu trên digital như phân tích data từ tháp dân số hoặc làm các research rồi cuối cùng mới chọn ra must-win channel có khả năng thực thi cao nhất.
3. WEBSITE “CHƯA THÔNG”
Website là một platform cực kỳ quan trọng của digital nhưng xây dựng website thế nào cho hiệu quả thì đa phần các bạn học viên đều chưa làm được.
Vậy đâu là những sai lầm mà các bạn mắc phải khi lên kế hoạch làm website?
Để xây dựng một website hoàn chỉnh, các marketers cần đi theo trình tự sitemap > user flow > wireframe, nhưng khi bắt tay vào làm thật không phải dễ.
Cụ thể ở có một số bạn học viên xây dựng một user flow khá chi tiết nhưng lại “bỏ quên” sitemap và không nắm rõ vai trò của website.
Biti’s tạo ra website để thu hút cộng đồng tham gia Hunting Day và tăng nhận diện thương hiệu Biti’s Hunter nhưng các bạn lại tạo ra một website chỉ để người dùng vào chơi minigame.
Để khắc phục, nhóm nên quay lại vai trò của website, tập trung hơn vào việc giới thiệu chức năng của giày Hunter và tinh thần thợ săn là gì trước khi cho người dùng chơi game.
-
Các bạn khác thì hay bị “đóng khung” vào suy nghĩ chỉ kéo traffic (lưu lượng truy cập) về web từ online banner.
-
Trên thực tế, traffic có thể đến từ các trang forum, tin tức do người dùng search và các bạn vẫn chưa biết cách điều hướng sau đó.
-
Ngoài ra, các bạn vẫn chưa vận dụng được các adtech mới trong khóa học như retargeting, quảng cáo theo ngữ cảnh,…
Suy cho cùng, để xây dựng một website hiệu quả, các bạn cần hiểu rõ quy trình và các tactics làm website, từ đó user flow đưa ra mới đủ thuyết phục và giải quyết được mục tiêu thương hiệu đề ra.
Lên một digital plan cho sản phẩm mới không hề dễ dàng, bạn cần hiểu rõ đặc điểm của các digital platform và cách thức để kết hợp chúng theo mục tiêu chung của thương hiệu.
Đồng thời, bạn cần phải nắm bắt những công nghệ mới nhất trong quảng cáo trên digital để thực thi hóa cho mỗi chiến lược đề ra.
Khóa học Digital Planning Dành Cho Cấp Quản Lý sẽ giúp bạn lên kế hoạch digital thông qua các nội dung chính:
-
Các Kênh Digital Và Định Dạng Nội Dung Tương Ứng Với Từng Kênh
-
Content Marketing
-
Quy Trình Hoạch Định Digital Plan
Điền form thông tin nhận tư vấn tại đây ngay!