Giao thức HTTPS: tăng tính bảo mật và tin cậy cho website

HTTPS là một khái niệm không còn xa lạ với cộng đồng Internet ngày nay. Nó đang trở thành tiêu chuẩn bảo mật cho các website, đảm bảo thông tin của người dùng được bảo vệ tốt nhất trong quá trình truyền tải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về giao thức này và lý do tại sao cần sử dụng nó cho trang web của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về HTTPS là gì và vì sao nó cần được sử dụng cho trang web.

Giao thức HTTPS là gì?

HTTP (Hypertext Transfer Protocol) là một giao thức truyền thông được sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa máy tính và máy chủ trên mạng. Đây là giao thức cơ bản cho việc truyền tải thông tin trên World Wide Web (WWW). HTTP cho phép trình duyệt web yêu cầu các tài nguyên như trang web, hình ảnh, video và âm thanh từ máy chủ và hiển thị chúng trên máy tính của người dùng.

Trong khi đó, HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là một giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn mạng được sử dụng để bảo mật và mã hóa dữ liệu khi truyền tải giữa máy tính của người dùng và máy chủ web. HTTPS được coi là biến thể của giao thức HTTP thông thường, nhưng được cải tiến và tích hợp Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security) để tăng tính bảo mật.

Qua việc mã hóa thông điệp giao tiếp giữa máy tính người dùng và máy chủ web, HTTPS đảm bảo rằng các dữ liệu riêng tư như tên người dùng, mật khẩu và thông tin cá nhân không bị lộ khi truyền tải trên internet. Đặc điểm này giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và bảo vệ thông tin của người dùng, tạo ra môi trường an toàn hơn cho các hoạt động trực tuyến.

Giao thức HTTPS: tăng tính bảo mật và tin cậy cho website

Vì sao nên sử dụng HTTPS thay vì HTTP?

HTTPS bảo mật thông tin người dùng tốt hơn

Như đã chia sẻ bên trên, giao thức HTTPS mã hóa thông tin giao tiếp giữa máy tính người dùng và máy chủ web, giúp bảo vệ các thông tin riêng tư như tên người dùng, mật khẩu, số thẻ tín dụng khỏi việc bị đánh cắp hoặcbị lộ khi truyền qua internet. Người dùng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi hoạt động trên môi trường internet.

Tránh lừa đảo bằng website giả mạo

Thực tế, việc giả mạo server để lấy thông tin từ người dùng dưới hình thức Phishing đang diễn ra khá thường xuyên khi bạn sử dụng giao thức HTTP. Với HTTPS, chứng chỉ SSL/TSL là giải pháp đáng tin cậy để xác minh tính chính thống của website và giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo.

Với giao thức HTTPS, việc trao đổi dữ liệu giữa máy khách và máy chủ được bảo vệ bằng cách mã hóa. Đồng thời trình duyệt trên máy khách sẽ yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL từ máy chủ. Điều này giúp đảm bảo rằng người dùng đang giao tiếp với đúng đối tượng mà họ muốn, mà không phải là một website giả mạo.

Tăng uy tín website đối với người dùng

Giao thức HTTPS: tăng tính bảo mật và tin cậy cho website

Sử dụng giao thức HTTPS cho website tạo ra một ấn tượng tích cực với người dùng, cho thấy doanh nghiệp đang quan tâm đến sự an toàn và bảo mật của họ. Lúc này doanh nghiệp sẽ tăng được độ tin cậy và uy tín trong mắt người dùng, khiến họ tiếp tục sử dụng và quay lại trang web vào lần sau.

Sử dụng HTTPS rất có lợi khi làm SEO

Các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá cao việc sử dụng giao thức HTTPS. Từ năm 2014, Google đã thông báo sẽ ưu tiên hiển thị các trang web sử dụng HTTPS để khuyến khích các chủ website chuyển đổi sang giao thức an toàn này. Do đó, bạn đừng “vô tình” khiến website của mình không được xếp hạng cao chỉ vì không dùng HTTPS cho website.

HTTPS chậm hơn HTTP, nhưng không đáng kể

Một số người có thể lo ngại rằng việc sử dụng giao thức HTTPS sẽ làm cho website load chậm hơn. Tuy nhiên, sự chậm trễ này rất nhỏ. Ngày nay đã gần như không đáng kể vì công nghệ ngày càng phát triển. Bù lại, các lợi ích lớn về bảo mật và SEO mà HTTPS mang lại khiến bạn không nên bỏ qua việc trang bị giao thức này cho website của mình.

Những lưu ý khi sử dụng HTTPS

Khi sử dụng HTTPS để bảo mật kết nối và thông tin trên website, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của giao thức này:

  • Sử dụng chứng chỉ SSL/TLS từ các đơn vị uy tín để đảm bảo tính bảo mật cao.
  • Nhớ gia hạn chứng chỉ SSL/TLS kịp thời để tránh lỗi bảo mật và tác động tiêu cực đến trang web.
  • Đảm bảo website đã tương thích toàn bộ với giao thức HTTPS để tránh các vấn đề về hiển thị và chức năng không đúng.
  • Cấu hình website sao cho các phiên bản HTTP tự động chuyển hướng đến phiên bản HTTPS.
  • Thường xuyên kiểm tra chứng chỉ SSL/TLS để phát hiện và khắc phục các vấn đề bảo mật một cách nhanh chóng.

Làm sao để chuyển đổi HTTP sang giao thức HTTPS?

Trước tiên, bạn cần mua chứng chỉ SSL/TLS từ một đơn vị cung cấp uy tín. Sau đó, tùy loại mã nguồn website sẽ có một kiểu cài đặt khác nhau. Mời bạn theo dõi:

Với WordPress

Giao thức HTTPS: tăng tính bảo mật và tin cậy cho website

  • Đầu tiên, sao lưu dữ liệu website để phòng trường hợp xảy ra sự cố.
  • Cài chứng chỉ SSL đã mua lên hosting.
  • Tiếp theo, cài plugin Really Simple SSL để chuyển đổi HTTP sang HTTPS.
  • Sau khi đã cài đặt Really Simple SSL, bạn chỉ cần kích hoạt nó và plugin sẽ tự động tìm kiếm và phát hiện SSL của website. Tiếp theo, plugin sẽ chuyển đổi tất cả các URL HTTP của trang web thành HTTPS.

Giao diện quản trị Cpanel

  • Tại cPanel SSL/TLS Manager => chọn Certificates (CRT)
  • Nhập nội dung của giấy chứng nhận SSL hoặc upload trực tiếp file lên Kích hoạt SSL cho website.
  • Chọn Install and Manager SSL for your site (HTTPS).
  • Chọn tên miền, chọn Autofill by Domain. Sau đó tiếp tục chọn Install Certificates.

Tóm lại, HTTPS không chỉ là một giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn, mà còn là một tiêu chuẩn bảo mật quan trọng cho các trang web. Việc sử dụng HTTPS giúp bảo vệ thông tin người dùng, ngăn chặn lừa đảo bằng website giả mạo, tăng uy tín cho trang web và đồng thời hỗ trợ tối ưu hóa SEO.

Nguồn: Minhduongads