Khám phá “Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu” – Cuốn sách “hiếm có khó tìm” về chủ đề nhãn hiệu!

Khám phá “Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu” – Cuốn sách “hiếm có khó tìm” về chủ đề nhãn hiệu!

Ngày nay, khi các sản phẩm “Made in Vietnam” ngày càng khẳng định vị thế của mình, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã dần được đề cập đến nhiều hơn. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ và cho rằng việc đăng ký nhãn hiệu “để từ từ rồi tính cũng không muộn”.

Đây chính là động lực ra đời của “Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu” – cuốn sách tiếp theo thuộc dòng sách #Hashtag Business của RIO Book. Với mong muốn đề cập đến những vấn đề thường gặp liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu từ góc nhìn pháp lý và tiếp thị một cách chi tiết, gần gũi – thông qua việc lồng ghép bối cảnh kinh doanh, thương mại, đầu tư… với những lý thuyết cơ bản của Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam – cuốn sách phần nào giúp độc giả nắm rõ hơn bản chất, đặc điểm và vị trí của nhãn hiệu trong việc xây dựng thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro cũng như tranh chấp không đáng có.

Tác giả Ngân Trần – Chuyên gia Bảo hộ Thương hiệu tại Úc và New Zealand – với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp cả trong nước và ngoài nước sẽ cùng độc giả làm rõ chủ đề nhãn hiệu qua 06 chương:

  • Chương 1: Nhãn hiệu – Biểu tượng giao tiếp của doanh nghiệp: Giới thiệu và đề cập đến những vấn đề cần hiểu đúng về nhãn hiệu cũng như phân định rõ hai khái niệm“nhãn hiệu” và “thương hiệu”.
  • Chương 2: Nguy cơ mất quyền kinh doanh khi thiếu quan tâm đến bảo hộ nhãn hiệu: Tìm hiểu bối cảnh thực tế của các nhãn hiệu tại thị trường Việt Nam và quốc tế để hình dung những trường hợp có thể xảy ra khi vấn đề bảo hộ nhãn hiệu không được quan tâm đúng mức.
  • Chương 3: Chọn nhãn hiệu có giống đặt tên khai sinh: Cung cấp những kiến thức cơ bản về nhãn hiệu, đồng thời gợi mở những phương pháp lựa chọn nhãn hiệu có thể áp dụng ngay.
  • Chương 4: Cách làm “giấy khai sinh” cho nhãn hiệu: Cung cấp thông tin về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế khi làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Chương 5: Quản trị và khai thác nhãn hiệu sau khi đã được bảo hộ: Góc nhìn về quản trị nhãn hiệu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam và những lưu ý cần nắm vững.
  • Chương 6: Phát triển nhãn hiệu Việt ở thị trường quốc tế: Một số vấn đề về quản trị nhãn hiệu cần nắm rõ khi có ý định thâm nhập thị trường quốc tế.

Dù dày hơn 400 trang với một lượng kiến thức khổng lồ nhưng “Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu” không phải là một bài giảng lý thuyết khô khan, khó đọc như các văn bản luật thông thường. Bởi tác giả đã lồng ghép giữa kiến thức nhãn hiệu và các case-study thực tế tại thị trường trong và ngoài nước.

Mong rằng, sau khi khép lại cuốn sách này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về những giá trị góp thêm của nhãn hiệu trong việc tạo nên sự trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Đặc biệt, bạn sẽ biết cách quản trị nhãn hiệu trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp ở trong nước và cả giai đoạn thâm nhập thị trường nước ngoài bên cạnh việc sở hữu một sản phẩm, dịch vụ đã khẳng định được chất lượng tốt. 

Mời bạn tìm đọc cuốn sách “Tôi đi bảo hộ nhãn hiệu” tại đây.