20 chiến lược định vị thương hiệu khắc sâu hình ảnh doanh nghiệp vào tâm trí khách hàng (Phần 1)
Thương hiệu là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc khẳng định vị trí của một doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Việc sở hữu một thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin, thu hút thành công khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng cũ. Vậy làm thế nào để xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh? Cách đơn giản nhất là bạn hãy quan sát, phân tích, học hỏi các case study thành công từ các thương hiệu lớn.
Trong bài viết này, Ori sẽ cùng bạn tóm gọn lại 20 chiến lược định vị thương hiệu giúp các thương hiệu tỷ đô khắc sâu hình ảnh của mình vào tâm trí khách hàng. Cùng bắt đầu ngay nhé!
1. Cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội
Dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc (Legendary Customer Service) là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất về cách bạn có thể tự mình tạo ra lợi thế cạnh tranh không thông qua sản phẩm. Giữa cả ngàn những dịch vụ/sản phẩm có cùng một chức năng trên thị trường thì việc cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm/sử dụng dịch vụ đáng nhớ chắc chắn sẽ khiến doanh nghiệp trở nên "dễ nhớ" hơn so với cả ngàn thương hiệu khác.
Hầu hết mọi doanh nghiệp đều có khả năng tạo ra dịch vụ khách hàng đặc biệt và đáng nhớ nếu doanh nghiệp đó thực sự quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng. Thậm chí, một dịch vụ khách hàng vượt trội sẽ vượt qua cả những giá trị mà sản phẩm có thể mang tới cho khách hàng và khiến họ mong muốn trở lại để tiếp tục "hưởng thụ" trải nghiệm đó.
Để hình dung cụ thể nhất về một dịch vụ chăm sóc khách hàng vượt trội (Legendary Customer Services), chúng ta có trường hợp của Zapier - một ứng dụng thứ 3 giúp kết nối toàn bộ các ứng dụng mà bạn đang sử dụng để làm việc nhằm tạo ra một guồng công việc (Working routine) thích hợp nhất.
Để đào tạo dịch vụ chăm sóc khách hàng, mỗi nhân viên tại Zapier, bất kể vị trí (Marketing, Sales, Kỹ sư công nghệ,...) đều phải hỗ trợ khách hàng 4 giờ mỗi tuần, bên cạnh đó bộ phận kỹ thuật phải luôn phiên nhau để giải quyết các yêu cầu của khách hàng vào cuối tuần.
Thông qua việc tương tác trực tiếp với khách hàng, tất cả các vị trí trong công ty đều sẽ có một cái nhìn thực tế hơn về những gì đang làm khách hàng hài lòng và những gì chưa đạt yêu cầu, qua đó giúp họ dễ dàng hơn trong chính công việc của mình nhằm phục vụ cho mục tiêu tối thượng của doanh nghiệp, đó là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
2. Phá bỏ quan niệm, quy chuẩn và định kiến về sản phẩm/dịch vụ
Tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ phá vỡ những quy chuẩn (standard) từ những sản phẩm/dịch vụ nổi tiếng trước đây có thể khiến thương hiệu của bạn trở thành một trong những thương hiệu đáng nhớ nhất.
Định kiến và khuôn mẫu thể hiện cảm xúc, niềm tin, quan điểm, nỗi sợ hãi của người tiêu dùng, v.v. Nếu bạn có thể phá vỡ chúng, ví dụ như sự kỳ thị hoặc lầm tưởng, bạn sẽ phá vỡ những rào cản trong suy nghĩ của mọi người, từ đó thay đổi quan điểm và truyền cảm hứng thúc đẩy khách hàng trải nghiệm.
Đây là một cách tuyệt vời để tạo ra định vị và nhận thức thương hiệu một cách trực tiếp và mạnh mẽ. Việc cố gắng tạo ra những sản phẩm đột phá không chỉ giúp thương hiệu phá vỡ khuôn mẫu mà còn có thể tạo ra sự hứng thú, mong đợi của khách hàng, từ đó mang lại cho họ giá trị, thậm chí bất ngờ.
Ví dụ: Elon Musk và Tesla Motors đã phá vỡ quan niệm sai lầm rằng xe điện phải là những chiếc xe chậm chạp với thiết kế xấu xí. Hơn nữa, họ đã chứng minh rằng ô tô điện có thể trông cực kỳ khác biệt và tinh tế. Trong thời điểm trên thị trường xe thể thao chạy điện vẫn chưa có sự cạnh tranh nào đáng chú ý khi các hãng xe vẫn chỉ tập trung vào xe chạy xăng đã vô tình khiến Tesla thành công nhanh chóng và trở thành thương hiệu xe hơi có vốn hóa cao nhất trên thị trường, bất chấp việc "sinh sau đẻ muộn".
3. Sử dụng phương pháp thủ công làm điểm mạnh
Tay nghề thủ công vẫn còn chỗ đứng, thậm chí dần trở nên quan trọng trong thế giới công nghệ cao ngày nay nhờ yếu tố bền vững mà nó mang lại. Tại sao lại thế?
Trong thời điểm mọi sản phẩm đều được sản xuất hàng loạt tại xưởng, sự chi tiết, cầu kỳ là thứ mà máy móc vốn không thể bắt chước. Quá "ngán ngẩm" với hàng loạt những bản "copy" khác nhau, người tiêu dùng khao khát một thứ gì đó chỉn chu và khác biệt. Đó chính là lúc mà thủ công lên ngôi.
Đây cũng là lý do nhiều người quyết định chờ cả tháng để sở hữu một bộ vest may theo thân hình thay vì mua ngay tại cửa hàng. Nhanh hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Sự khao khát các sản phẩm đích thực như thực phẩm hữu cơ, hàng thủ công hoặc nghệ thuật tôn vinh đang dần khiến thị hiếu của khách hàng thay đổi.
Ví dụ: Hãng xe mô tô Harley-Davidson là một trong những cái tên điển hình với chiến lược kinh doanh sử dụng phương pháp sản xuất thủ công làm lợi thế. Cụ thể, các chi tiết lắp ráp nhỏ đều được thiết kế và sản xuất thủ công, tỉ mỉ. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm của Harley-Davidson đều có độ chính xác cao. Và điều này đã mang lại lợi thế cạnh tranh cũng như giúp Harley-Davidson định vị thương hiệu một cách bền vững.
4. Tập trung vào hoạt động tương tác giữa người với người (Human to Human/H2H)
Chúng ta đang sống trong thời đại mà con người ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, thậm chí tạo ra những thế giới ảo (Meta world) để con người có thể hoạt động và tương tác trực tuyến. Điều này khiến các công ty chú ý hơn tới việc điều chỉnh cách tiếp cận trong các chiến dịch tiếp thị của mình tới người dùng.
Điều quan trọng nhất của một chiến dịch tiếp thị là làm cho những người tiêu dùng đó thực sự cảm thấy được kết nối với doanh nghiệp của bạn về về mặt "con người" (H2H). Tức là doanh nghiệp cần nhân cách hóa thương hiệu mình với những đặc điểm, tính cách như một con người để dễ dàng thấu cảm, xây dựng mối quan hệ với khách hàng,... Doanh nghiệp bạn có thể đạt được điều này bằng cách khuyến khích, cung cấp các trải nghiệm tương tác vật lý với sản phẩm/dịch vụ. Nếu thành công xây dựng đươc các hoạt tương tác H2H mạnh mẽ, doanh nghiệp chắc chắn có thể đạt được lợi thế cạnh tranh và ghi điểm trong lòng khách hàng.
Ví dụ: Drift là một nền tảng tiếp thị đàm thoại đặt sự tương tác của con người là trọng tâm trong các hoạt động kinh doanh của họ. Trái ngược với các công cụ phần mềm có khả năng tự động hóa mạnh mẽ, Drift tập trung vào tối ưu các tương tác bán hàng trực tuyến giữa người với người.
Drift định vị thương hiệu của họ dựa trên niềm tin rằng sự tương tác giữa con người với nhau là phần quan trọng nhất trong hoạt động bán hàng. Thông qua đó, Drift thực sự hợp tác với khách hàng nhằm đảm bảo khả năng mang lại thành công cho khách hàng của họ.
Vượt xa đối thủ của bạn cùng giải pháp Marketing của chúng tôi tại đây.
5. Hãy là duy nhất
Bí quyết định vị thương hiệu không phải trở thành "người đầu tiên" mà hãy là "người duy nhất", không thể bị sao chép hay thay thế. Bởi nếu không phải là độc nhất thì không có lý do gì để đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng sẽ chọn bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh.
Để là duy nhất, doanh nghiệp cần tìm cách để biến mình trở nên khác biệt và thậm chí là trở nên tốt hơn nhiều so với những thương hiệu khác. Quan trọng nhất là đừng cố đưa ra những lời tiếp thị sáo rỗng.
Ví dụ: Tesla Motors là duy nhất bởi vì nó không chỉ bán ô tô mà còn cung cấp các công nghệ mới. Không những vậy, Tesla tạo ra và thống trị thị trường ô tô điện tầm xa, sang trọng.
Tuy nhiên, thị trường này khác với thị trường dành cho xe điện rẻ tiền cũng như thị trường dành cho xe chạy bằng xăng hạng sang. Thông qua cách tạo ra một thị trường riêng cho chính mình, Tesla biến mình trở nên đặc biệt, và khiến ngay cả khách hàng sử dụng sản phẩm cũng cảm thấy mình trở nên đặc biệt.
6. Đơn giản hóa sản phẩm
Trước guồng quay cuộc sống hối hả như hiện nay, mọi người ngày càng mong muốn sở hữu những sản phẩm tự động hóa, đơn giản và không mất nhiều thời gian hay công sức khi sử dụng.
Do đó, việc tạo ra những sản phẩm/dịch vụ đơn giản phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng và giúp cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn là một trong những chiến lược định vị thương hiệu đang hoạt động hiệu quả hiện nay. Và "less is more" đang dần trở thành phương châm của rất nhiều nhãn hàng.
Ví dụ: Công cụ tìm kiếm bằng giọng nói của Google, tai nghe Airpods của Apple và trình nhắn tin WhatsApp là một trong số những sản phẩm/dịch vụ hoạt động đơn giản nhưng lại hỗ trợ cuộc sống của con người rất nhiều.
7. Hãy là “chuyên gia” trên blog của mình
Sản xuất nội dung blog đã, đang và vẫn sẽ là một công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu cũng như thu hút nhiều sự chú ý từ khách hàng với thương hiệu.
Nhìn chung, hiện nay, phần lớn người tiêu dùng vẫn rất tin tưởng blog. Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lược nội dung xây dựng blog rõ ràng. Hãy khéo léo cho khách hàng thấy những khía cạnh “con người”, tính cá nhân hóa của doanh nghiệp bạn. Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng blog của bạn phải là nơi khách hàng có thể tìm thấy những thông tin họ quan tâm hay những pháp pháp giải quyết vấn đề của họ. Cuối cùng, doanh nghiệp cần đảm bảo liên tục tạo các bài viết có giá trị về mặt nội dung, quy mô đủ rộng và độ mới cao. Bởi việc này sẽ giúp blog của bạn xây dựng được độ uy tín và nhận được đánh giá thẩm quyền cao trên các công cụ tìm kiếm. Đồng thời, nó cũng giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên gia dẫn đầu trong ngành hàng bạn đang hoạt động.
Ví dụ: Hubspot nổi tiếng là doanh nghiệp cung cấp các công cụ hỗ trợ mạng xã hội (Social Tools). Bên cạnh đó, Hubspot cũng sở hữu một blog nổi tiếng liên tục cung cấp, cập nhật các kiến thức, thông tin mới về Tiếp thị - Truyền thông trên thế giới. Nhờ chiến lược blog này, HubSpot đã thành công gia tăng niềm tin về thương hiệu với khách hàng cũng như khuyến khích họ sử dụng sản phẩm của mình.
Khám phá cách chúng tôi tăng hiệu quả truyền thông, chuyển đổi khách hàng cho doanh nghiệp tại đây.
8. Giúp khách hàng tìm ra được giá trị của họ
Đừng chỉ bán sản phẩm cho khách hàng. Đừng chỉ nói về những gì bạn có thể mang tới. Đừng chỉ khoe ưu điểm của mình. Thay vào đó hãy giúp người tiêu dùng thấy được giá trị thực sự của bản thân họ khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Mỗi người đều có những nỗi sợ hãi của riêng mình và thường trải qua cảm giác thiếu tự tin, căng thẳng,... về bản thân. Do đó, chiến lược là hãy cố gắng mang tới những trải nghiệm phù hợp đánh mạnh vào yếu tố cảm xúc, sự đồng cảm và khơi gợi sự tự tin, lòng tự trọng cho mỗi khách hàng. Điều này sau đó sẽ giúp khách hàng cảm nhận rằng thương hiệu của bạn đang đại diện cho chính con người họ. Hay họ có thể tìm thấy bản thân mình trong bản sắc thương hiệu của bạn. Kết quả là thương hiệu đã ghi điểm cao trong lòng mỗi người tiêu dùng và biến họ trở thành tệp khách hàng trung thành.
Có nhiều cách để đạt được sự kế nối này. Chẳng hạn bạn có thể thực hiện những chiến dịch với chủ đề như tự chủ tài chính, kết nối xã hội, tự do tư tưởng,...
Ví dụ: Dove đã thực hiện nhiều chiến dịch đáng chú ý để xây dựng thương hiệu. Có thể dễ dàng nhận ra rằng mọi chiến dịch của Dove đều tập trung vào việc giúp phụ nữ trên toàn thế giới nhận ra giá trị bản thân thay vì chỉ bán các sản phẩm chăm sóc cơ thể đơn thuần.
Dove khuyến khích phụ nữ trân trọng vẻ ngoài của họ thay vì chỉ trích bản thân. Và chiến lược này mang lại một kết quả vô cùng khả quan. Nó tạo cho khách hàng cảm giác tự tin, khiến họ cảm thấy mình như liên kết với câu chuyện của thương hiệu, từ đó tạo ra một sợi dây kết nối mạnh mẽ.
9. Triển khai dịch vụ nhanh chóng
Công nghệ đang tăng tốc hầu hết mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta. Sẽ là không ngoa khi nói rằng con người chúng ta ngày càng “nghiện” những sự hài lòng tức thì. Thậm chí điều này đã trở thành một văn hóa và đang lan tỏa nhanh chóng như những con “vi-rút” trong cộng đồng. Và doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng xu hướng này để xây dựng chiến lược định vị thương hiệu của mình.
Tùy vào ngành hàng, loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang hoạt động và cung cấp, bạn sẽ có những chiến lược khác nhau để triển khai dịch vụ một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như giao hàng nhanh chóng, hỗ trợ dịch vụ khách hàng mọi lúc qua điện thoại,... Tóm lại, tất cả những gì bạn cần làm là đưa ra một dịch vụ nhanh hơn đối thủ cạnh tranh đang cung cấp.
Ví dụ: Tiki 2h cho phép khách hàng nhận hàng siêu tốc chỉ trong 2 giờ từng vô cùng thành công trong chiến dịch Tết 2018. Khi tất cả mọi người đều cho rằng việc mua các món đồ sinh hoạt hàng ngày như nước lau sàn, bột giặt,... sẽ nhanh hơn khi mua trực tiếp tại siêu thị/tạp hóa thì Tiki với dịch vụ giao hàng 2 giờ đã thay đổi hoàn toàn khái niệm đó thông qua việc đưa ra một dịch vụ giao hàng siêu tốc chỉ trong 2 giờ. Đây cũng là khởi đầu cho phong trào giao hàng siêu tốc của rất nhiều đơn vị giao vận sau này.
10. Đảm bảo độ tin cậy
Hơn bao giờ hết, người tiêu dùng luôn tìm kiếm và mong muốn sử dụng những sản phẩm/dịch vụ an toàn, uy tín, đáng tin cậy. Rõ ràng, hàng ngày, ai trong chúng ta cũng cũng đòi hỏi và tìm kiếm một chiếc điện thoại chính hãng, một khóa học từ những chuyên gia hàng đầu hay thưởng thức bữa tối trong một nhà hàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,...
Ví dụ: Toyota và Lexus là những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu với độ tin cậy. Họ thành công xây trong việc xây dựng danh tiếng của mình đến mức mà khi ai đó muốn mua ô tô thì họ sẽ lập tức nghĩ ngay đến hai thương hiệu này.
Trên đây là 10 cách định vị thương hiệu có thể giúp bạn khắc sâu hình ảnh doanh nghiệp vào tâm trí khách hàng. Không chỉ là một khẩu hiệu, định vị thương hiệu là sức mạnh có thể giúp bạn nổi bật giữa đám đông và khiến bạn tỏa sáng.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên để lại một lượt theo dõi cho Fanpage của Ori Agency và chúng tôi tại đây để nhận thông báo ngay khi có phần 2 của bài viết nhé!
Nguồn: Ori Marketing Agency
Về Ori Agency
Chúng tôi định vị là một Performance Agency, không chỉ triển khai các dịch vụ marketing đơn thuần, chúng tôi thực hiện một giải pháp marketing toàn diện, hiệu quả cao trên nền tảng số.
Với kinh nghiệm vận hành hơn 500+ khách hàng, nhiều ngành nghề khác nhau như: Lexus Thăng Long, FPT School of Business & Technology, Manulife Tràng An, Dai ichi Life, Trung tâm kính - Bệnh viện mắt HN 2, Nhà sách Tiến Thọ, Sữa chua trân châu Hạ Long, Quán Nhỏ... chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường kinh doanh.
Sẵn sàng cho sự tăng trưởng kinh doanh cùng chúng tôi: https://bit.ly/3OMrF7E
Hotline: 0965.888.713