Marketer SR Fashion Business School
SR Fashion Business School

Style Republik Fashion Media and Education Company

4 nền tảng thương mại điện tử lớn dành cho thương hiệu thời trang tại Việt Nam

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam, điểm mạnh của từng nền tảng, và cách mà thương mại điện tử đang tạo điều kiện thuận lợi cho các thương hiệu thời trang trong nước phát triển.

Thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ và tiềm năng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Theo thống kê lĩnh vực thời trang đang là trụ cột chính của ngành thương mại điện tử, chỉ xếp sau ngành thực phẩm (Theo thống kê của Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2021).

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam, điểm mạnh của từng nền tảng, và cách mà thương mại điện tử đang tạo điều kiện thuận lợi cho các thương hiệu thời trang trong nước phát triển.

Sự phổ biến của Shopee

Ra mắt tại Việt Nam vào năm 2016, Shopee nhanh chóng trở thành nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam. Với giao diện thân thiện, chương trình khuyến mãi hấp dẫn và dịch vụ giao hàng nhanh chóng, Shopee thu hút rất nhiều người tiêu dùng. Hàng loạt các danh mục sản phẩm thời trang, từ áo quần, giày dép đến phụ kiện, người dùng có nhiều sự lựa chọn khi mua sắm trên Shopee.

4 nền tảng thương mại điện tử lớn dành cho thương hiệu thời trang tại Việt Nam

Nền tảng này cũng đang thu hút đông đảo các thương hiệu thời trang trong nước tham gia bán hàng trực tuyến, giúp họ tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng. Với hơn 60 triệu lượt truy cập trong năm vừa qua cùng 254.000 người bán hàng, Shopee là mảnh đất màu mỡ nhưng cũng đầy sự cạnh tranh khốc liệt. 

Tuy nhiên đi đôi với số lượng khổng lồ của người mua kẻ bán là những bất lợi cần lưu ý khi kinh doanh trên Shopee. Một số vấn đề phổ biến xảy ra trong môi trường thương mại điện tử bao gồm sự thiếu kiểm soát chất lượng, dẫn đến việc xuất hiện hàng kém chất lượng và tình trạng giảm giá quá mức. Ngoài ra, phí sàn giao dịch thường tăng mỗi năm, điều này làm cho việc kinh doanh trên nền tảng trở nên bất lợi đối với các người bán. 

Đa dạng hàng hoá tại Lazada

Lazada là một nền tảng TMĐT quốc tế có mặt tại Việt Nam, thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Nền tảng này giúp các thương hiệu thời trang Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu và mở rộng xuất khẩu. Lazada cung cấp các công cụ và chương trình hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp thời trang phát triển doanh số bán hàng và tăng cường cạnh tranh.

4 nền tảng thương mại điện tử lớn dành cho thương hiệu thời trang tại Việt Nam

Đa dạng về danh mục sản phẩm của Lazada cũng là lợi thế giúp các doanh nghiệp thời trang tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Chính sách giao hàng và hậu mãi quốc tế của Lazada cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các thương hiệu thời trang trong nước phát triển xuất khẩu.

4 nền tảng thương mại điện tử lớn dành cho thương hiệu thời trang tại Việt Nam

Trải nghiệm mua sắm tích hợp giải trí của Tiktok Shop

TikTok Shop là một phần của ứng dụng TikTok, cho phép người dùng mua sắm trực tiếp trên nền tảng này. Tính năng này giúp các thương hiệu và doanh nghiệp tạo cửa hàng trực tuyến để quảng bá và bán sản phẩm của họ trực tiếp cho người dùng TikTok. Nhờ vào tích hợp tương tác trực tiếp giữa người dùng và các cửa hàng trực tuyến, TikTok Shop đem đến trải nghiệm mua sắm mới lạ và hấp dẫn, mở đường cho xu hướng shoppertainment.

4 nền tảng thương mại điện tử lớn dành cho thương hiệu thời trang tại Việt Nam

Sinh sau đẻ muộn nhưng Tiktok Shop có sự phát triển vượt bậc. Theo thống kê về Tình hình thương mại điện tử 2023 của Metrics, thời điểm TikTok Shop mới ra mắt được 4 tháng vào quý 4/2022 đã có doanh thu bằng 80% doanh thu của Lazada. Đến quý 1/2023, TikTok Shop chỉ kém Lazada 3,5% doanh thu. Nhưng đến quý 2/2023, TikTok Shop vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Shopee. Hiện, thị phần của Shopee (chiếm 63%) giữ vững vị trí số 1 thì TikTok Shop đang thực sự lấy đi thị phần từ các sàn thương mại điện tử còn lại như Tiki và Sendo (thuộc FPT).

4 nền tảng thương mại điện tử lớn dành cho thương hiệu thời trang tại Việt Nam

TikTok Shop là một phần của ứng dụng TikTok, cho phép người dùng mua sắm trực tiếp trên nền tảng này. Tính năng này giúp các thương hiệu và doanh nghiệp tạo cửa hàng trực tuyến để quảng bá và bán sản phẩm của họ trực tiếp cho người dùng TikTok. Nhờ vào tích hợp tương tác trực tiếp giữa người dùng và các cửa hàng trực tuyến, TikTok Shop đem đến trải nghiệm mua sắm mới lạ và hấp dẫn.

Sự thấu hiểu thị trường thời trang từ BIDU

BIDU là một ứng dụng TMĐT về thời trang và làm đẹp đến từ Hàn Quốc, được dự đoán sẽ đem lại trải nghiệm mua sắm mới mẻ, khi đi ngược với trào lưu thời trang nhanh (Fast-Fashion) và TMĐT đại trà (Mass E-commerce). Ứng dụng này hướng đến sự phát triển bền vững, chú trọng vào chất lượng của sản phẩm cũng như trải nghiệm của người dùng.

Khác với các ứng dụng TMĐT ở thời điểm hiện tại, BIDU không bước chân vào cuộc chiến giá rẻ, mà thay vào đó, xây dựng một cộng đồng thương mại an toàn & uy tín cho cả người mua lẫn người bán. Các sản phẩm đều được cam kết hoàn tiền lên đến 200% nếu không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Chức năng bán hàng chỉ được mở khi người bán nhận được thư mời từ BIDU, hoặc đăng ký bán hàng và trải qua quy trình kiểm duyệt sản phẩm. Việc ứng dụng này không theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá, tập trung hỗ trợ cho các local brands Việt Nam và người bán uy tín Hàn Quốc đã cho thấy định hướng rõ ràng nhắm đến phân khúc khách hàng tầm trung và cao cấp. Thay vì chạy theo xu hướng, BIDU áp dụng công nghệ để cá nhân hóa các gợi ý sản phẩm, hướng người dùng đến những sản phẩm phù hợp với chỉ số cơ thể và phong cách yêu thích của từng cá nhân. Ứng dụng này còn khai thác chức năng MUA CHUNG theo nhóm (group-buy) nhằm hướng đến tệp khách hàng trong môi trường công sở với thói quen rủ đồng nghiệp và bạn bè cùng mua sắm.

Chiến lược phát triển này có phần mạo hiểm khi đi ngược lại thị hiếu của đa số người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là định hướng mà thị trường của các nước phát triển như Hàn Quốc, Mỹ , châu Âu… đang hướng tới.
Đối với nhà bán hàng, BIDU luôn cam kết đồng hành 1:1 với hàng loạt chính sách hỗ trợ toàn diện lên đến 100% chi phí. Bên cạnh đó, nền tảng này còn hỗ trợ người bán chụp hình lookbook tại studio in-house đạt chuẩn. Nhờ sự am hiểu thị trường thời trang, BIDU luôn có những định hướng và chiến dịch tháng phù hợp với các thương hiệu thời trang local brand. Trong tương lai, BIDU sẽ có nhiều hoạt động truyền thông nổi bật như Fashion Show, sự kiện Pop-up với sự tham gia đông đảo của các local brand trong và ngoài nước.

4 nền tảng thương mại điện tử lớn dành cho thương hiệu thời trang tại Việt Nam

Dù đi ngược lại với thị hiếu nhưng chỉ sau hơn một năm rưỡi đi vào hoạt động, BIDU đã sở hữu lượng người dùng nhất định. Ứng dụng TMĐT này hứa hẹn mang lại một nét khác biệt trong cuộc đua TMĐT khốc liệt.

Kết luận

Dự kiến năm 2023 đến năm 2025, thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển sôi nổi. Các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đều có những đặc điểm riêng phù hợp với thị trường thời trang. Tùy vào mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng, các thương hiệu thời trang có thể lựa chọn sử dụng nền tảng phù hợp nhằm tiếp cận đến đông đảo người tiêu dùng và phát triển doanh số bán hàng. 

 

Theo: Style-Republik