AnyMind Group tiên phong trong tiếp thị người ảnh hưởng 3.0 và xu hướng eSOLs

AnyMind Group tiên phong trong tiếp thị người ảnh hưởng 3.0 và xu hướng eSOLs

Vào ngày 19/7 vừa qua, sự kiện “The 3rd Evolution of Influencer Marketing: The Rise of eSOLs for Digital Commerce” được tổ chức bởi AnyMind Group và MMA Global tại InterContinental Saigon đã thu hút hơn một trăm khách mời đến từ nhiều nhãn hàng và agency tại Việt Nam. Ngoài ra, sự kiện còn có sự góp mặt của nhiều diễn giả đến từ AnyMind Group, Arocell, DKT International, GroupM, TikTok, Samsung cùng nhà sáng tạo nội dung/ người ảnh hưởng nổi tiếng tại Việt Nam - Ninh Tito.

Tiếp thị người ảnh hưởng bước vào giai đoạn 3.0

Mở đầu sự kiện, AnyMind Group đã mang đến cho khán giả cái nhìn khái quát về xu hướng thương mại kỹ thuật số và tiếp thị người ảnh hưởng tại châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam. Sự kiện đánh dấu sự chuyển đổi của tiếp thị người ảnh hưởng sang giai đoạn 3.0.

Trong giai đoạn đầu của tiếp thị người ảnh hưởng, các thương hiệu đã nhận ra tiềm năng của việc hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng để tăng nhận diện thương hiệu. Vào giai đoạn này, không khó để thấy nhiều ngôi sao điện ảnh hay các vận động viên nổi tiếng được lựa chọn quảng bá cho các sản phẩm làm đẹp, gia dụng, thể thao, v.v. 

Sang đến giai đoạn 2.0, ngành tiếp thị người ảnh hưởng ghi nhận sự nổi lên của nhóm micro-influencers (người ảnh hưởng với số lượng người theo dõi từ 10.000 đến 100.000 người). Micro-influencers được ưa chuộng nhờ khả năng tương tác cao với người dùng cuối. Tuy có số lượng người theo dõi nhỏ hơn nhưng micro-influencers lại đem đến cảm giác chân thực, gần gũi và đáng tin cậy hơn. Nhiều nền tảng cũng như agency trong mảng tiếp thị người ảnh hưởng ra đời trong thời điểm này, giúp đo lường tác động cơ bản của người ảnh hưởng. Các mô hình CPE, CPC, và CPB (Cost per buzz) được sử dụng để cam kết về hiệu quả của người ảnh hưởng.

Tiến đến giai đoạn 3.0, tiếp thị người ảnh hưởng đi cùng với nhịp tăng trưởng mạnh mảng thương mại kỹ thuật số. Giai đoạn này tập trung vào kết quả kinh doanh được tạo ra bởi các hoạt động tiếp thị người ảnh hưởng. Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ cùng với sự ra đời của các hình thức mua sắm mới như mua sắm thông qua livestream đã thay đổi hoàn toàn hành vi khách hàng cũng như cách doanh nghiệp thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng. Các doanh nghiệp và nhãn hàng, theo đó, hướng tới việc sử dụng người ảnh hưởng để thúc đẩy khả năng chuyển đổi và bán hàng tới người tiêu dùng cuối.

Xu hướng sử dụng eSOLs 

Trong buổi sự kiện, lần đầu tiên AnyMind Group chính thức giới thiệu đến khán giả một thuật ngữ mới trong ngành tiếp thị người ảnh hưởng giai đoạn 3.0 - eSOLs (e-Selling Opinion Leaders).

eSOLs được định nghĩa là những cá nhân hoặc tổ chức có danh tính trực tuyến và có khả năng bán hoặc giới thiệu sản phẩm/ hàng hóa/ dịch vụ đến người tiêu dùng cuối trên nền tảng trực tuyến. eSOLs không bị giới hạn bởi nền tảng mà có thể thúc đẩy doanh số bán hàng trên nhiều kênh như trang bán hàng trực tuyến của nhãn hàng, các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin, v.v. Bên cạnh đó, eSOLs có thể hợp tác với thương hiệu theo hình thức  nhận hoa hồng, chia sẻ doanh thu, hoặc trở thành nhà bán lẻ cho các nhãn hàng. Điểm khác biệt là AnyMind Group nhấn mạnh eSOLs sẽ nâng tầm tiếp thị người ảnh hưởng mà ở đó đảm bảo các yếu tố an toàn thương hiệu, chia sẻ trách nhiệm với nhãn hàng thông qua việc khuyến khích người dùng có quyết định mua hàng thông minh. 

Đến với sự kiện, diễn giả từ AnyMind Group cũng chia sẻ cách Starbucks at Home tận dụng eSOLs để tăng khả năng nhận diện đồng thời thúc đẩy doanh số cho dòng sản phẩm cà phê hoà tan cao cấp tại Việt Nam. Sau Starbucks at Home, Samsung là nhãn hàng tiếp theo thành công với chiến lược sử dụng eSOLs kết hợp với hình thức livestream và khuyến mãi phù hợp. eSOLs còn là chiến lược tiềm năng cho các nhãn hàng muốn gia nhập thị trường Việt Nam. Diễn giả đến từ AnyMind Group và Arocell, nhãn hàng mỹ phẩm Hàn Quốc đã chia sẻ về việc phát triển chiến lược và kế hoạch để tận dụng tối đa hóa hệ sinh thái thương mại số thông qua eSOLs.

Cơ hội và thách thức thức cho nhãn hàng và người ảnh hưởng

Tiếp thị người ảnh hưởng giai đoạn 3.0 và thương mại kỹ thuật số mang đến nhiều cơ hội cho người ảnh hưởng trong việc đa dạng hóa nền tảng để tiếp cận và giới thiệu sản phẩm tới người dùng cuối. Tuy nhiên, quá nhiều người ảnh hưởng và nội dung được tạo ra trên khắp các nền tảng mỗi ngày sẽ khiến khán giả khó lựa chọn hơn. Vì vậy, người ảnh hưởng cần có khả năng lựa chọn đúng nền tảng, hình thức, nội dung và có mức độ uy tín cao trong mắt người tiêu dùng.

Trong phần thảo luận, các diễn giả cũng chia sẻ về thách thức và cơ hội mà nhãn hàng phải đối mặt trong kỷ nguyên thương mại kỹ thuật số. Các cơ hội có thể kể đến như sự phát triển nhanh chóng của thị trường, sự gia tăng phổ biến của các thiết bị di động, và khả năng cá nhân hoá các chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, nhãn hàng có thể giảm tải chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả truyền thông, không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, và dễ dàng thu thập dữ liệu thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng. 

Tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng với thách thức. Các nhãn hàng phải đối mặt với tỷ lệ bỏ giỏ hàng cao khi khách hàng mua sắm qua các thiết bị di động, nhu cầu mua hàng trực tuyến thấp đối với các mặt hàng cao cấp, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường. 

eSOLs sẽ là cầu nối giúp nhãn hàng vượt qua những thách thức đến từ thương mại kỹ thuật số. Với số lượng người theo dõi và danh tiếng trong một lĩnh vực cụ thể, eSOLs được xem như chuyên gia trong lĩnh vực của họ và có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng cuối. Sự thành công của eSOLs được đo bằng khả năng tương tác và chuyển đổi mà họ tạo ra cho các thương hiệu.