10 ý tưởng Outdoor Activation triển khai ở phố đi bộ ứng dụng công nghệ tương tác (Phần 1)
Thị trường truyền thông quảng cáo đang chứng kiến những điểm chạm mới trong tiếp cận người dùng thông qua sự ra đời của hàng loạt các tuyến phố đi bộ tại Hà Nội, TP.HCM và các đô thị loại 1, loại 2 trên khắp cả nước. Trong bài viết này, chuyên gia của VTT Creative gợi ý 10 ý tưởng kích hoạt thương hiệu ngoài trời (Outdoor Activation) có sử dụng yếu tố công nghệ, khả thi trong điều kiện triển khai tại Việt Nam.
Ý tưởng 1: Booth tương tác kết hợp cùng Vending Machine
Vending Machine (máy nhả quà) thường được biết đến với phiên bản là những chiếc máy bán hàng tự động vốn không còn xa lạ gì trong cuộc sống của các đô thị hiện đại. Trong lĩnh vực kích hoạt thương hiệu, mô tuýp booth tương tác kết hợp chức năng nhả quà cũng là một lựa chọn không tồi để tạo ra các trải nghiệm tương tác với công chúng tại phố đi bộ.
Trong dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai diễn ra tại Hà Nội vào năm 2019, Coca-Cola đã tạo ra một trải nghiệm tương tác thú vị với người dân và khách du lịch tại khu vực hồ Hoàn Kiếm thông qua “Chiếc máy kết nối hoà bình”. Phần quà đầy ý nghĩa là lon Coca-Cola có in dòng chữ “Vì hòa bình, hy vọng và sự thấu hiểu” bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Hàn. Chỉ cần chạm và thao tác trên màn hình của chiếc máy và vẽ theo biểu tượng hòa bình, người trải nghiệm sẽ sở hữu ngay lon Coca-Cola phiên bản đặc biệt này.
Ý tưởng 2: 3D Billboard với nội dung không chỉ như “nhảy” ra khỏi màn hình, mà còn tương tác được!
Trong khi công chúng khắp thế giới (chứ không chỉ riêng Việt Nam) vẫn còn đang chưa hết “ố á” với những 3D billboard chứa nội dung sinh động như từ trong màn hình mà “nhảy” ra ngoài đời thật, thì tại Anh, thương hiệu bánh Subway thậm chí đã triển khai 3D billboard với phiên bản tương tác được (interactive 3D billboard), kết hợp yếu tố cá nhân hóa. Subway đã thành công gây sự thích thú với tất cả những người dân London có mặt tại khu phố Westfield.
Theo Unique Media Group, người qua đường vô cùng kinh ngạc khi được chiêm ngưỡng chiếc bánh mỳ kẹp thịt khổng lồ đang chuyển động mượt mà và sống động trên màn hình LED. Đặc biệt là những khoảnh khắc chiếc sandwich như muốn lao ra khỏi màn hình để tiến ra thế giới thực đã khiến họ cực kỳ hào hứng.
Subway còn mời gọi người qua đường tương tác với bảng quảng cáo bằng cách sử dụng điện thoại quét mã QR ở góc trái bên dưới màn hình để được điều hướng đến link tải ứng dụng. Sau khi cài đặt, ứng dụng cho phép họ điều khiển màn hình và tự tay “chế biến” chiếc sandwich theo sở thích của mình, ví dụ như lựa chọn vỏ bánh, nhân bánh, rau củ quả và các loại sốt…
Quá trình “chế tạo” chiếc sandwich sẽ được hiển thị trên Billboard quảng cáo theo thời gian thực (real-time), và tên của người chế biến còn xuất hiện kèm theo hình ảnh chiếc bánh hoàn thành.
Ý tưởng 3: Body-tracking – giải pháp cho game kích thích vận động
Khu vực phố đi bộ là địa điểm lý tưởng cho những hoạt động giải trí đông người và không thể thiếu các trò chơi có yếu tố vận động. Công nghệ Body-tracking (công nghệ nhận diện cử chỉ và chuyển động của cơ thể) thường được áp dụng vào các trải nghiệm như: Sút bóng tương tác thực tế ảo, Chạy vượt chướng ngại vật…
Công nghệ Body-tracking đã được sử dụng trong dự án game “BU Tưng Tưng” của nhãn hàng Bò Sữa. Trong trải nghiệm này, người chơi cần thao tác cơ thể để vượt qua chướng ngại vật trên đường chạy và ăn điểm. Trò chơi đã tạo thêm một hoạt động giải trí thu hút nhiều các bạn trẻ ngay tại khu phố đi bộ đông đúc.
Agency nổi tiếng tại thị trường Châu Âu là ZiiCON đã cùng hãng bánh kẹo Manner triển khai một trải nghiệm game sử dụng công nghệ AR Body-tracking mà người chơi cần di chuyển qua trái, phải để hứng quà sao cho món quà rơi đúng vào vị trí chiếc khay đỡ đặt trên đầu.
Ý tưởng 4: Check-in AR với nội dung ảo tăng cường cho các công trình kiến trúc biểu tượng
Các tuyến phố đi bộ thường được đặt tại các vị trí “mặt tiền” của các đô thị lớn, nơi có các công trình kiến trúc công cộng lâu đời và nổi tiếng, là địa điểm check-in lý tưởng cho người dân thành phố và khách tham quan.
Trong trường hợp của du lịch Singapore, quốc đảo Singapore xinh đẹp trở nên đầy sinh động khi những hình ảnh ảo được tạo ra bởi công nghệ AR xuất hiện ở không gian đường phố, trung tâm thương mại, hay những sinh vật ảo bay lượn và nhảy nhót tại sân bay Changi.
Tại thị trường Việt Nam, nếu như trước nay công nghệ AR thường được ứng dụng phổ biến với các giải pháp bổ trợ cho ấn phẩm in (AR-for-Prints) hoặc trải nghiệm đặt nội dung ảo lên bề mặt đất (AR Ground-tracking), thì nay, giải pháp AR cũng có thể bổ trợ cho công trình tòa nhà, kiến trúc cổ mà vẫn tuân thủ nghiêm ngặt yếu tố bảo vệ sự nguyên vẹn của di sản – không có tác động vật lý, viết vẽ lên công trình. Và những ý tưởng như tổ chức social challenges thử thách chụp ảnh bên những công trình cổ được khoác áo mới có yếu tố nhận diện thương hiệu của nhãn hàng là hoàn toàn khả thi.
Ví dụ như giải pháp AR nội dung ảo tăng cường cho công trình kiến trúc công cộng do VTT Creative thử nghiệm tại dự án nghệ thuật thử nghiệm Eye See Ai. Dự án nghệ thuật cộng đồng ứng dụng công nghệ AR để mang đến những “trải nghiệm lưu diễn” cho các nghệ sĩ tự kỷ, nghệ sĩ khuyết tật. Trong dự án này, các nghệ sĩ đến từ xứ Wales có màn “trình diễn ảo” tại công trình Tháp Hòa Phong, công trình nổi tiếng tại phố đi bộ Hà Nội, Việt Nam.
Ý tưởng 5: Virtual influencer tương tác real-time giữa phố đông
Sử dụng Virtual influencers (hay còn gọi là CGI influencers) trong truyền thông quảng cáo vẫn đang là một xu hướng gây sốt trên toàn cầu và những nhãn hàng tại Việt Nam cũng không bỏ qua trào lưu này. Những cái tên nhân vật ảo đến từ quốc tế như Yumi, Imma, Lil Miquela... đều không hề xa lạ với người tiêu dùng Việt.
Tuy các chiến dịch sử dụng nhân vật ảo vẫn rất phổ biến nhưng theo các chuyên gia, các tương tác của các nhân vật ảo này với công chúng tuy gọi là “tương tác” nhưng bản chất lại vẫn chỉ là các nội dung được sản xuất từ trước: một cách dễ hiểu, khi triển khai thì nhà tổ chức “bật” các nội dung này lên theo kịch bản định trước. Do vậy, các Virtual Influencers trong cách làm phổ biến hiện nay trên thị trường không có case-study giao tiếp thực sự với công chúng.
“Theo quan sát của cá nhân tôi thì hiện tại Việt Nam thì chưa có tiền lệ làm tương tác real-time, kể cả các buổi ‘giao lưu với fan’ của CGI Influencers với fan về danh nghĩa thì có thể là đang livestream nhưng thực ra là phát một video đã quay từ trước. Triển khai Virtual influencers có thể nhảy nhót, nói cười trêu ghẹo, thậm chí là chơi nối từ ngay tại phố đi bộ tấp nập – nơi có những công chúng trẻ tuổi sẵn sàng quay chụp, chia sẻ những gì mình thấy thú vị trong trải nghiệm nghỉ ngơi dạo bộ cuối tuần – là một ý tưởng không tồi.
Ngay cả ở khía cạnh ‘nghiệp vụ Marketing’, một campaign như vậy sẽ được đánh giá cao với cả những độc giả thích đánh giá về chiến dịch quảng cáo ở khía cạnh sự độc đáo trong cách triển khai của nó. Ý tưởng này khả thi và tạo cho nhãn hàng cơ hội nhận danh hiệu kiểu như ‘nhãn hàng lần đầu tiên triển khai virtual influencer có thể tương tác real-time tại thị trường Việt Nam’”, ông Nguyễn Ngọc Huy, đại diện đến từ VTT Creative chia sẻ.
Xem tiếp phần 2 của bài viết tại đây.
VTT Creative (hay Việt Tương Tác) là creative house chuyên tư vấn và triển khai giải pháp công nghệ tương tác ứng dụng trong lĩnh vực Marcom và sáng tạo trải nghiệm thương hiệu (BX) theo phong cách thực tế-ảo song hành (phygital). Chúng tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đồng hành cùng các agency, tổ chức và các nhãn hàng hàng đầu tại Việt Nam.
- Hotline: 0392927842
- Email: [email protected]
- Credentials: bit.ly/VTTCredentials
Khám phá thêm các bài viết về Phygital Marketing của VTT Creative trên Brands Vietnam tại đây.