Chiến lược đến Thực thi #13: Tìm điểm cân bằng cho “cái tôi” trong công việc
Công nghệ và chiến lược là công cụ hỗ trợ thương hiệu, trong khi con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Vì thế, dù bạn ở vị trí nào trong tổ chức, kể cả người lãnh đạo, đều cần điều chỉnh cái tôi cá nhân sao cho phù hợp với mục tiêu tổng thể. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu tại sao cân bằng cái tôi lại cần thiết trong xây dựng và quản trị thương hiệu.
Concept: Ví cái tôi như bấc nến
Cái tôi giống như bấc nến nằm giữa lọ sáp. Nếu bấc nến quá to thì ngọn lửa cháy nhanh khiến nến mau hết. Còn nếu bấc nến quá nhỏ, thì ngọn lửa dễ bị dập tắt bởi sáp.
Một cây nến không có bấc và sáp sẽ mất hết tác dụng. Tương tự như cách chúng ta cần cái tôi để duy trì mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
Chẳng hạn, Steve Jobs nổi tiếng là người có cái tôi cao. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng và bối cảnh công việc buộc ông ấy phải như thế. Ông cần cái tôi lớn để có thể điều hành một tổ chức hàng nghìn nhân viên và mang những điều kỳ diệu đến cho thế giới.
Bạn sẽ khó có thể tìm được điểm cân bằng hoàn hảo.
Theo tôi, trước hết, bạn cần nhận thức được tỷ lệ giữa độ lớn của cái tôi và tầm nhìn của bản thân, cũng như bối cảnh công việc. Dựa vào đó mà bạn tự xác định điểm cân bằng cho bản thân.
Nếu cái tôi quá nhỏ, thì có thể bạn đã quá tự ti về bản thân. Còn nếu cái tôi quá lớn, thì chắc hẳn, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cộng tác.
Điều quan trọng là điểm cân bằng mà bạn xác định phải phù hợp với bản thân, giống như việc căn chỉnh bấc nến tương ứng với lọ sáp sao cho nến cháy đều và lâu.
Practice: Cân bằng giữa cái tôi, bối cảnh và năng lực
Việc tìm thấy sự cân bằng giữa cái tôi, bối cảnh và năng lực là điều rất quan trọng đối với hành trình phát triển cuộc sống lẫn sự nghiệp. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn khám phá và đạt được sự cân bằng này:
- Tự nhận thức về bản thân: Hãy tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng như cách chúng ảnh hưởng đến cái tôi cá nhân. Sau đó, hãy thành thật đối diện với những gì bạn có thể làm tốt và những khía cạnh cần cải thiện.
- Lắng nghe ý kiến: Xin phản hồi từ người khác và mở lòng đón nhận những gì họ nói. Hãy cố gắng nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của họ trong tâm thế không bài xích hay phòng thủ.
- Luôn sẵn lòng học hỏi và mở rộng kiến thức: Điều này giúp bạn tự tin về khả năng của mình và liên tục cập nhật và thích nghi với môi trường biến động.
- Đồng cảm với người khác: Việc cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của họ là cơ sở để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
- Đề ra mục tiêu khả thi: Hãy đặt ra những mục tiêu thực tế và phù hợp với khả năng của bạn. Đừng ôm đồm quá nhiều, nhưng cũng đừng đánh giá thấp khả năng của bản thân.
- Tận hưởng thành công: Khi đạt được mục tiêu, hãy tận hưởng thành quả, nhưng đừng tự cao tự đại. Hãy giữ thái độ khiêm tốn.
Tóm lại, việc sở hữu cái tôi chuẩn mực là vô cùng quan trọng, nhưng đồng thời cũng cần nhìn nhận vào hiện thực và giữ mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
Example: Hình mẫu người lãnh đạo thành công
1. Ông Bob Iger, cựu CEO của The Walt Disney Company, không chỉ nổi tiếng với tính quyết đoán và khả năng lắng nghe mà còn là một người có kỹ năng làm việc nhóm rất tốt. Nhận thấy không thể tự giải quyết mọi vấn đề, ông luôn tìm kiếm ý kiến và ý tưởng từ người khác. Dưới sự lãnh đạo của Bob Iger, Disney đã mua lại Pixar, Marvel và Lucasfilm. Tất cả dự án đều thành công và mở rộng sang các thị trường mới, đơn cử như dịch vụ streaming của Disney. Sự thành công của Bob Iger là nhờ vào khả năng kiểm soát cái tôi mà vẫn sẵn lòng học hỏi và làm việc cùng người khác.
2. Ông Satya Nadella, CEO của Microsoft, thường được xem là hình mẫu của một CEO có sự cân bằng tốt giữa cái tôi và hiện thực. Nadella nổi tiếng với tính khiêm tốn và đặt lợi ích của đội ngũ lên trên thành tựu cá nhân. Dưới sự lãnh đạo của Nadella, Microsoft đã phát triển và thành công trong nhiều lĩnh vực, cũng như chú trọng hơn vào điện toán đám mây và cam kết đổi mới. Nhiều người cũng khen ngợi khả năng lắng nghe phản hồi của Nadella và sẵn lòng thay đổi theo thời gian. Điều này cho thấy ông có sự cân bằng tốt giữa tầm nhìn cá nhân, hiện thực của công ty và ngành công nghiệp.
English version
Ego
Ego is like the wick in the midst of the wax of a candle. It will burn too quickly if it is too large, and if it is too little, the wax will melt and put out the flame.
Similar to how a candle needs its wick to produce light, ego is essential for it to function. Despite his reputation for having a large ego, Steve Jobs had what was needed to manage a team and accomplish great things. His contextual reality and impact allow his ego to fit in and deliver results.
There is no ideal balance, therefore you must be conscious of the ratio between your ego, your vision, and your professional surroundings. You must determine where the balance rests. You could have self-doubt if your ego is too little, and you might have trouble collaborating if it's too large.
Finding the ideal balance is crucial, much like choosing the proper ratio of wick to wax for effective lighting.
Practices
For personal and professional growth, it's important to find the right balance between ego, contextual reality, and your impact. Here are some suggestions on how to find that balance:
- Be aware of yourself. Know your strengths and weaknesses and how they affect your ego. Be honest with yourself about what you can't do and what you could do better.
- Hear what others say: Ask people for feedback and be open to what they say. Take the time to see things from their point of view and figure out how they see you. Don't be defensive, and try to see things from their point of view.
- Always be willing to learn new things and grow your knowledge. This will help you feel good about your skills and keep you in touch with reality.
- Put yourself in someone else's shoes and try to see things from their point of view. This will help you connect with them and get along better with them.
- Set goals that are realistic. You can be ambitious, but you should also set goals that are realistic. Don't take on more than you can handle, but also don't settle for less than your best.
- Celebrate your successes: When you reach your goals, take the time to celebrate, but don't be too proud of them. Don't let them make you feel too good about yourself.
Remember that it's important to have a healthy ego, but it's also important to stay grounded in reality and keep strong relationships with other people.
Examples
- Bob Iger used to run The Walt Disney Company as CEO. Iger is known for being sure of what he wants to do and for being a good listener and team player. He knows he doesn't have all the answers and is always looking for other people's ideas and opinions. Under his leadership, Disney bought Pixar, Marvel, and Lucasfilm, all of which did well, and moved into new markets, like streaming with Disney+. Iger's success as a CEO has been helped by his ability to keep his ego in check while still being willing to learn and work with others.
- Satya Nadella, The CEO of Microsoft, is often used as an example of a CEO who has a good balance between ego and reality. Nadella is known for being humble and putting his team's needs first instead of his own accomplishments or ego. Under Nadella's leadership, Microsoft has grown and been successful in many ways, such as putting more emphasis on cloud computing and recommitting itself to innovation. People have also said good things about Nadella's ability to listen to feedback and change with the times. This shows that he has a good balance between his own vision and the reality of the company and industry.
Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục tại đây.