27 xu hướng SEO 2023 giúp các SEOer nâng cao thứ hạng nội dung trên Google (Phần 1)

27 xu hướng SEO 2023 giúp các SEOer nâng cao thứ hạng nội dung trên Google (Phần 1)

Đã bao lâu rồi bạn chưa cập nhật những xu hướng, kiến thức SEO mới cho bản thân? Nếu còn đang suy nghĩ, nhẩm tính lại thời gian thì chắc chắn bạn nên dành thời gian đọc bài viết này. Bởi trong bài viết này, Ori Agency sẽ tổng hợp 28 xu hướng SEO năm 2023 giúp nâng cao thứ hạng nội dung cho website của bạn. 

1. Tìm kiếm bằng giọng nói 

Dựa trên thống kế của Statista, trong những năm trở lại đây, xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại thông minh đang dấu hiệu tăng đáng kể. Cụ thể, xu hướng này đã tăng lên gấp 2 lần trong giai đoạn từ 2018 đến năm 2022. Không chỉ vậy, theo báo cáo của Insider Intelligence, đến năm 2026, ước tính hơn một nửa số người dùng Internet tại Mỹ sẽ thực hiện các tìm kiếm bằng giọng nói thông qua các trợ lý ảo. Thậm chí, Google còn bày tỏ rõ ràng sự ủng hộ của mình với xu hướng này khi “ông lớn công công nghệ này” quyết định ra mắt bản cập nhật thuật toán BERP. Điều này cho phép các công cụ tìm kiếm có thể “hiểu” mọi ngôn ngữ và tìm kiếm chính xác những gì người dùng mong muốn.

Dựa theo những dữ liệu trên, không còn nghi ngờ gì nữa, tìm kiếm bằng giọng nói đang và sẽ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng làm cách nào để doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nội dung cho các tìm kiếm bằng giọng nói? 

Câu trả lời rất rõ ràng đó là bạn cần tối ưu hóa website, giúp nó trở nên thân thiện với các thiết bị di động. Bởi như đã đề cập ở trên, hầu hết các tìm kiếm bằng giọng nói diễn ra trên thiết bị di động như điện thoại thông minh, ipad,... Không chỉ vậy, Google cũng rất ưu tiên hiển thị các trang web thân thiện với thiết bị di động. Ngoài ra, một chiến lược khác là “đập đi xây lại” nội dung để chúng chứa các câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến mà người dùng có thể hỏi. Chẳng hạn như: “Giá vé concert BlackPink là bao nhiêu?”,... Hay bạn có thể tối ưu nội dung cho các từ khóa dài. Chẳng hạn thay vì tối ưu từ khóa “Digital Marketing”, bạn nên sử dụng các từ khóa hơn như “chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp B2B”. Sau đó bạn hãy linh hoạt sử dụng chúng vào các thể tiêu đề H2, H3.

2. Tối ưu hóa tiêu đề nội dung (page header)

Năm 2021, Google đã triển khai và ra mắt một tính năng xếp hạng những tìm kiếm mới gọi là “Passages”. Cụ thể, tính năng này cho phép “gã khổng lồ Google” xếp hạng từng phần cụ thể của một website hay ngay cả một bài viết. Hay nói cách khác, thay vì xếp hạng toàn bộ trang web theo mức độ liên quan thì giờ đây Google sẽ chấm điểm mức độ liên quan trong các phần cụ thể của trang.

Nhìn chung, sự thay đổi này không đáng lo ngại. Bởi bạn chỉ cần thắt chặt cách đặt tên các tiêu đề website để cung cấp thêm ngữ cảnh cho các phần khác nhau. Qua đó, nó cho phép Google hiểu nội dung của bạn nhanh hơn. Ngoài ra, đừng bỏ qua các liên kết ngược, sản xuất các bài viết chuẩn SEO,...

3. Sử dụng tiêu đề (Headlines) gây ấn tượng mạnh về cảm xúc

Bạn đã bao giờ bắt gặp một tiêu đề bài viết hấp dẫn đến mức mà bạn không thể kìm lòng mà nhấp xem nó hay chưa? Ori Agency tin rằng, dù ít hay nhiều thì chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác đó. 

Thực tế này cũng không quá bất ngờ! Bởi lẽ đã có rất nhiều những nghiên cứu đi sâu vào việc dạy chúng ta những công thức viết ra các tiêu đề cực hấp dẫn, “thôi miên” người đọc khiến họ không thể không nhấp chuột vào. 

Kết quả nghiên cứu gần đây của BackLinko thu được sau khi đã phân tích 5 triệu tiêu đề đã tiết lộ rằng các tiêu đề khơi gợi cảm xác hoặc tiêu cực, hoặc tích cực có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn so với các tiêu đề thể hiện cảm xúc trung lập. Và trong đó, các tiêu đề khơi gợi tâm lý tích cực có chỉ số CTR cao hơn những tiêu đề gợi ra cảm xúc tiêu cực với số liệu lần lượt là 7,4% và 7,2%

27 xu hướng SEO 2023 giúp các SEOer nâng cao thứ hạng nội dung trên Google (Phần 1)

Báo cáo trên là minh chứng rõ ràng nhất các tiêu đề sử dụng những từ ngữ khơi kích thích cảm xúc rất hiệu quả để tăng tỷ lệ CTR. Tuy nhiên, bạn cũng cần lựa chọn ngữ cũng như đặt tiêu đề một cách cẩn thận. Hãy chắc chắn rằng tiêu đề bạn viết ra phản ánh chính xác những gì bài viết của bạn muốn truyền tải. Bởi nếu bạn sử dụng một tiêu đề “treo đầu dê bán thịt chó”, đánh lừa khách hàng thì chắc chắn nhiều khả năng họ sẽ không bao giờ trở lại website hay blog của bạn thêm một lần nào nữa. 

Rõ ràng đâu ai muốn trở thành một con lừa phải không nào!

4. Tối ưu hóa video trên các công cụ tìm kiếm 

Năm 2023, nội dung video sẽ tác động lớn đến SEO bởi hiện có 82% nội dung sản xuất trên toàn cầu dự kiến ​​sẽ ở định dạng video. Bởi lẽ, rõ ràng, việc truyền tải thông tin bằng video hấp dẫn hơn hẳn so với các nội dung định dạng văn bản và cả hình ảnh. Vậy nên khách hàng nhiều khả năng sẽ ở lại website của bạn lâu hơn khi có nội dung video. 

Bên cạnh đó, định dạng nội dung video cũng được Google ưu ái xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Hơn nữa, nội dung video đang trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Với các nền tảng như TikTok và Instagram cho phép các doanh nghiệp với nguồn lực hạn chế có thể tạo ra các video chất lượng cao để tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu hơn. 

Kết hợp nội dung video vào website doanh nghiệp là một chiến lược tuyệt vời để tăng thứ hạng SEO. Hãy đảm bảo rằng bạn đã nhắm mục tiêu từ khóa khi gắn nhãn video, sử dụng hashtag phù hợp trên mạng xã hội,... 

Nhìn chung, nội dung video là một công cụ mạnh mẽ để tăng mức độ tương tác, khả năng tiếp cận cungx như cải thiện thứ hạng SEO. 

5. Linh hoạt điều chỉnh nội dung với mục “People Also Ask” 

Trong tìm kiếm bằng trình duyệt Google, bạn có thể sẽ bắt gặp mục: People Also Ask (PAA) (Mọi người cũng tìm kiếm) hay “Other questions asked” (Những câu hỏi khác cũng được hỏi). Trên thực tế, theo báo cáo của Ahrefs, 43% kết quả truy vấn tìm kiếm trả về sẽ bao gồm cả hộp PAA.

How to Rank in Google “People Also Ask” Box | SEO Tips

Danh mục PAA gần như luôn được xuất hiện ở vị trí đắc địa ở đầu SERP -  vị trí mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng khao khát được nắm giữ. Như vậy, việc xuất hiện trong hộp PAA rõ ràng là một chiến lược hiệu quả để doanh nghiệp trở nên nổi bật giữa hàng nghìn kết quả tìm kiếm trả về. Và bạn hoàn toàn có thể đạt được tham vọng này. 

Cụ thể, chỉ cần thoáng để ý, bạn sẽ nhận ra rằng phần lớn nội dung hiển thị trong các hộp PAA là các câu hỏi với các từ để hỏi như: cái gì (What), tại sao (Why), khi nào (When),... Hãy tận dụng và kết hợp các câu hỏi kèm theo câu trả lời vào nội dung của bạn để tăng khả năng được hiển thị và nhấp chuột.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để xác định các từ khóa là những câu hỏi dài. Sau đó, bạn có thể đưa những câu hỏi này vào tiêu đề trang cho nội dung hoặc xem xét bổ sung chúng vào mục “Câu hỏi thường gặp” ở cuối website. Việc này không chỉ tóm tắt các điểm chính cho người đọc mà còn có lợi ích cho SEO.

6. AI tạo ra nội dung

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã thâm nhập, len lỏi vào từng ngóc ngách của tất cả các ngành công nghiệp và đời sống. Việc sáng tạo nội dung (Content) cũng không phải ngoài lệ. Năm ngoái, mạng xã hội, báo chí trên toàn cầu trở nên rộn ràng với sự xuất hiện của một loạt các công cụ AI như Jasper, Copy.AI, nhất là ChatGPT giúp hỗ trợ người dùng xuất bản mọi loại nội dung.

Tuy nhiên, Google vẫn cố gắng loại bỏ các nội dung do AI tạo ra bằng bản cập nhật nội dung hữu ích. Cụ thể, theo các điều khoản được liệt kê trong bản cập nhật này sẽ ưu tiên những nội dung mang lại những trải nghiệm thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Vậy câu hỏi đặt ra là: Bạn nên sử dụng AI ở mức độ nào? 

Câu trả lời rất đơn giản là hãy tận dụng nó để tối ưu hóa quá trình sản xuất nội dung chứ không ỷ lại để nó thay thế hoàn toàn công việc của bạn. Hiểu đơn giản bạn có thể dùng các công cụ AI để tạo ra các nội dung dạng ngắn như “Câu hỏi thường gặp”. Hoặc kết hợp chúng vào các giai đoạn khác nhau trong quy trình sản xuất nội dung, chẳng hạn như nghiên cứu. Ngoài ra, AI cũng hữu ích trong việc tóm tắt nội dung hiện có. Và chiến lược là bạn có thể lấy một phần nội dung hiện có và tái sử dụng nó cho các kênh khác nhau. 

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mặc dù các công cụ do AI có thể cực kỳ hiệu quả trong việc tạo ra các ý tưởng nội dung mới mẻ, nhưng nó vẫn cần có sự tham gia của con người vào quá trình chỉnh sửa, hậu kỳ để đảm bảo rằng nội dung sản xuất ra có:

- Chất lượng cao 

- Phù hợp với đối tượng mục tiêu 

- Có các ví dụ hướng dẫn dễ hiểu

- Đảm bảo duy trì nhất quán với tính cách thương hiệu để trở nên nổi bật, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. 

- Giọng văn phù hợp với cá tính thương hiệu cũng như tạo cảm xúc kết nối với người đọc

7. Chú ý vào khả năng truy cập nội dung trên các thiết bị di động

Theo báo cáo của Oberlo, hiện tại có khoảng:

- 6.8 tỷ người dùng điện thoại trên toàn cầu

-  2 giờ 55 phút là thời gian trung bình mỗi người trưởng thành tại Mỹ sử dụng điện thoại thông minh 

- 69% người dùng Internet thích đọc những phản hồi thực tế trên điện thoại thay vì đến cửa hàng nghe tư vấn của nhân viên

- 50.9% người dùng mua sắm trực tuyến trên điện thoại ít nhất 1 lần/tuần

- Lưu lượng truy cập website trên điện thoại chiếm 54.8% 

Như vậy rõ ràng việc tối ưu hóa khả năng cũng như thời gian tải web cho các thiết bị di động là điều cần thiết hiện nay với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi điều này vừa tốt cho chiến lược SEO của bạn đồng thời giúp doanh nghiệp bạn tạo ra những trải nghiệm tốt cho khách hàng, từ đó để lại ấn tượng tốt đẹp, niềm tin, sự uy tín trong lòng họ. 

Để tối ưu thời gian tải website trên các thiết bị di động, bạn có thể sử dụng Google AMP ( viết tắt của Accelerated Mobile Pages). Google AMP là công nghệ mã nguồn mở được thiết kế để giúp tăng tốc độ tải trang trên các thiết bị di động ngay cả khi kết nối Internet yếu, chậm hoặc không ổn định. Từ đó, khách hàng sẽ không cảm thấy mất kiên nhẫn và tiếp tục truy cập, tương tác với website của bạn trên điện thoại. 

Ngoài ra để tối ưu tốc độ tải website, bạn có thể áp dụng một số chiến lược sau: 

- Bao gồm văn bản thay thế hình ảnh mô tả nội dung của hình ảnh. 

- Tối ưu hóa nội dung video với phụ đề chi tiết và bản ghi. 

- Tạo tiêu đề và thành phần cấu trúc bằng HTML, không phải hình ảnh. 

- Thêm khả năng thu phóng và phóng đại. 

- Kiểm tra trang web của bạn bằng công cụ kiểm tra khả năng truy cập tự động, chẳng hạn như Wave hoặc DYNO Mapper. 

8. Features Snippet và Zero-Click Results 

Trước hết, Featured snippet (đoạn trích nổi bật) là đoạn thông tin ngắn hiển thị ngay cùng các kết quả tìm kiếm trả về. Đoạn văn bản này giúp trả lời các truy vấn của người dùng trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm. Featured snippet cho phép người dùng đọc nhanh thông tin cần họ đang tìm kiếm từ nội dung được lựa chọn và trích trong bài viết.

Zero-Click Results là những lần nhấp chuột bằng 0. Thuật ngữ này dùng để chỉ tình huống người dùng đã tìm thấy ngay câu trả lời trên Google SERP mà không cần truy cập cụ thể vào một bài viết/website bất kỳ nào. 

Theo thống kế của Search Engine Land, trong tổng số các truy vấn tìm kiếm, có khoảng 12,29% có đoạn trích nổi bật trong kết quả tìm kiếm của họ. Ngoài ra, hai phần ba tìm kiếm của Google kết thúc mà không cần nhấp chuột và cuộc đua giành vị trí thống trị tìm kiếm không nhấp chuột đang diễn ra. 

Có thể thấy “Features Snippet và Zero-Click Results” sẽ thống trị SERPs. Vì vậy, bằng cách tối ưu hóa nội dung cho Featured snippet, chủ sở hữu trang web có thể đảm bảo rằng nội dung của họ được giới thiệu trong phần đoạn trích nổi bật. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cung cấp câu trả lời chính xác cho những câu hỏi thường gặp nhất và sử dụng các từ khóa đuôi dài. Làm như vậy sẽ đảm bảo rằng nội dung của bạn nổi bật và người xem dễ dàng tiếp cận.

Mẹo để Google lấy đúng vị trí đoạn trích nổi bật:

- Sử dụng các từ khoá liên quan: Để đạt được mục tiêu này, bạn có thể tham khảo, sử dụng các công cụ tối ưu hóa nội dung. Bởi các công cụ này sẽ cho bạn biết các đề xuất từ khoá. 

- Thêm tiêu đề: Chia nội dung của bạn thành các phần có thẻ H2 và H3. Các thẻ này giúp các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu nội dung của bạn dễ dàng hơn và xác định các điểm ưa thích. 

- Giữ cho nội dung ngắn trong giới hạn khoảng 40 - 60 từ. Ngoài ra, việc các tiêu đề "là gì" cũng có thể hữu ích để Google hiển thị nội dung của bạn. 

9. Topical Authority 

Topical Authority là một khái niệm trong SEO. Thuật ngữ này dùng để đo lường và đánh giá độ tin cậy, sức mạnh và tính thẩm quyền của một website trong một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó. Topical Authority của một website càng cao thì các trang web của nó càng dễ lên top khi người dùng tìm kiếm các từ khóa có liên quan.

Hãy thử đặt mình vào tình huống thực tế: Bạn sẽ tin tưởng website xây dựng nội dung về 50 chủ đề rất khác nhau hay website chỉ tập trung viết về một số chủ đề nhất định? Ori tin chắc rằng hầu hết câu trả lời hiển nhiên sẽ là lựa chọn website số hai. 

Tương tự vậy, Google cũng sẽ dựa vào chất lượng, độ chuyên sâu, kiến thức chuyên môn của nội dung để đánh giá mức độ tin cậy cho trang web của bạn. Khi doanh nghiệp bạn tập trung xây dựng một chủ đề cụ thể, Google sẽ hiểu và đánh giá rằng bạn là “chuyên gia”, đáng tin cậy. Việc này đặc biệt quan trọng trong khi xem xét cập nhật nội dung hữu ích của Google. Topical Authority sẽ thông báo cho thuật toán biết nội dung nào thực sự cung cấp giá trị và nội dung nào sẽ xếp hạng cao hơn. 

Chính vì vậy lời khuyên của Ori dành cho bạn là hãy tập trung vào các cụm chủ đề cụ thể để xây dựng độ uy tín, thẩm quyền cho website (Authority). Để đạt được mục tiêu đó, đầu tiên, bạn cần xác định các chủ đề muốn tập trung vào, nghiên cứu các thuật ngữ và cụm từ liên quan rồi tạo nội dung cho từng cụm. Ngoài ra, hãy nhắm mục tiêu nhiều từ khóa cùng một lúc để xây dựng uy tín trực tuyến. 

10. Tối ưu trải nghiệm trực tiếp của khách hàng 

Một xu hướng khác sẽ thống trị SEO năm 2023 là trải nghiệm trực tiếp. 

Chắc bạn đã có đôi lần rơi vào tình huống đọc một bài viết và nghĩ rằng: “Người này thực sự không biết họ đang nói về cái gì”. Điều này xảy ra là bởi nội dung không thể ra trải nghiệm trực tiếp với người đọc. Chính vì vậy Google đã và đang cố gắng thay đổi điều này.

Cụ thể tháng 12/2022, Google đã thông báo bản cập nhật cho thuật toán E-A-T (Expertise - Kiến thức chuyên môn, Authority - Thẩm quyền/Tính xác đáng, Trust - Độ tin cậy) đó là bổ sung thêm một chứ E khác. Đó là Experience (Trải nghiệm). Thuật toán mới này sẽ đánh giá chất lượng nội dung dựa trên trải nghiệm kinh nghiệp thực sự của tác giả hay người viết ra nội dung đó. 

Do đó, với chữ “E” mới bổ sung, những người sáng tạo nội dung cần nỗ lực, đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, trải nghiệm chủ đề. Khi người viết có trải nghiệm cá nhân về chủ đề đang viết, họ có thể đưa ra các quan điểm, những kiến thức thực tế mới mẻ. Việc này có thể giúp nội dung trở nên hấp dẫn, cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đọc. Qua đó, nó đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu cập nhật nội dung hữu ích của Google. Kết quả là, nhờ chiến lược trên bạn sẽ trở nổi bật so với đối thủ và có một thị trường ngách riêng. 

11. Sử dụng các công cụ tối ưu hóa nội dung

Xếp hạng cho SEO không phải đơn giản là nhồi nhét từ khóa chính một vài lần trong bài và dừng lại. Thay vào đó, một bài SEO được xếp hạng cao cần tạo ra nội dung phong phú về mặt ngữ nghĩa, khám phá và khai thác sâu một chủ đề cũng như cung cấp giá trị cao cho người đọc. 

Và các công cụ tối ưu hóa nội dung như Frase, Clearscope và SurferSEO ra đời để hỗ trợ các SEOer đạt được những mục tiêu trên. Cụ thể, các công cụ này sử dụng Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing/NLP) để phân tích nội dung của bạn rồi đưa ra đề xuất về từ khóa, cụm từ phổ biến, chủ đề phụ và các câu hỏi thường gặp. Các đề này giúp các bot của công cụ tìm kiếm hiểu ngữ cảnh nội dung của bạn và xếp hạng nội dung đó cao hơn. 

12. Sử dụng đa dạng nội dung trên các kênh truyền thông khác nhau

Mặc dù Google vẫn là công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới tuy nhiên những năm gần đây đã chứng kiến sự một thay đổi. Theo TechCrunch, 40% Gen Z thích tìm kiếm thông tin trên TikTok và Instagram hơn là Google. Không chỉ vậy, tìm kiếm kỹ thuật số đang mở rộng khi các công cụ khám phá khác xuất hiện và người dùng có nhiều tùy chọn hơn để tìm thông tin đang cần. 

Bên cạnh đó, đối tượng mục tiêu ở khắp mọi nơi và doanh nghiệp cần tìm cách gặp họ ở nhiều điểm tiếp xúc khác nhau. 

Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả SEO tốt nhất cho năm 2023, doanh nghiệp cần đầu tư thời gian để sản xuất nội dung và nhắm mục tiêu đồng thời nhiều đối tượng cũng như các nền tảng tìm kiếm khác nhau. Lưu ý rằng, bạn có thể tiết kiệm công sức bằng cách tái sử dụng lại nội dung cho nhiều kênh. 

Không chỉ vậy, bạn cũng cần tối ưu hóa nội dung cho các nền tảng và thiết bị khác nhau để tiếp cận đúng đối tượng và đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để thu hút người dùng trên các kênh khác nhau.

13. Cải thiện trải nghiệm người dùng

Như đã đề cập phía trên, số lượng người dùng điện thoại và thực hiện các tìm kiếm trên điện thoại di động ngày càng tăng. Theo báo cáo của Lumar, thời gian tải trang trên thiết bị di động chỉ chậm 1 giây cũng có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi tới 20%. Lý giải cho hiện tượng này cũng rất đơn giản bởi chắc chắn ai trong chúng ta cũng cảm thấy khó chịu nếu truy cập phải một trang web tải chậm hay lag. 

Để kiểm tra xem trang web của bạn có đáp ứng các yêu cầu về tốc độ và khả năng phản hồi hay không, bạn có thể sử dụng Google's Core Web Vitals.

Ngoài ra, việc giảm thời gian phản hồi của máy chủ, cải thiện khả năng điều hướng trang web, loại bỏ tài nguyên chặn kết xuất và nén hình ảnh,... tất cả đều giúp bạn cải thiện thời gian tải trang. 

Chất lượng nội dung và kỹ thuật SEO cần đi đôi với nhau. Do đó, hãy tối ưu hóa hiệu suất website trên máy tính và thiết bị di động để cải thiện trải nghiệm cho khách truy cập. Đồng thời, việc này cũng giúp Google dễ dàng lập chỉ mục các trang của bạn.

14. Author Authority 

Việc bổ sung một chữ E khác vào nguyên tắc E-A-T như đã đề cập trước đó không chỉ tăng yêu cầu về chất lượng nội dung mà còn đánh giá về trình độ, độ uy tín, kinh nghiệm thực tế của tác giả. 

Hành động gia tăng các yêu cầu về đánh giá chất lượng nội dung của Google xuất phát từ “điểm đau” của người dùng. Ví dụ, một bài viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm xây dựng kế hoạch marketing cho doanh nghiệp được viết bởi một sinh viên hay người vừa mới tốt nghiệp chưa hề có kinh nghiệm thì liệu rằng bạn có tin tưởng về độ chính xác hay tính hữu ích của thông tin đó hay không? Ori chắc chắn rằng câu trả lời sẽ là “Không!”. Cũng vì vậy, khái niệm Author Authority (xếp hạng tác giả) ra đời.

Dù hiện tại, chưa hề có bằng chứng nào chứng minh rằng Author Authority là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng tìm kiếm Organic. Tuy nhiên, Ori khuyên bạn vẫn nên tuân theo nguyên tắc đánh giá chất lượng nội dung của Google. 

Ori Agency hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình cũng như xu hướng SEO năm 2023. Qua đó, bạn sẽ có những điều chỉnh chiến lược SEO cho phù hợp với bối cảnh thực tế để đạt được hiệu quả cao nhất.

Nguồn: Ori Marketing Agency

Ori Marketing Agency định vị là một Performance Agency, chúng tôi đã và đang đồng hành cùng các doanh nghiệp, triển khai các chiến dịch Marketing với nhiều loại ngành nghề khác nhau như Ô tô, Bất động sản, F&B, FMCG, Giáo dục - Khóa học, Sản phẩm sức khỏe...

Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe mọi câu chuyện Marketing của bạn, tư vấn hỗ trợ bạn đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất: https://bit.ly/3OF2d3Y