Marketer SR Fashion Business School
SR Fashion Business School

Style Republik Fashion Media and Education Company

Khi thời trang second-hand trở thành mối đe dọa: Từ “cơ hội” đến “rác” ở Việt Nam?

Khi thời trang second-hand trở thành mối đe dọa: Từ “cơ hội” đến “rác” ở Việt Nam?

Khi cơn sốt thời trang second-hand lan rộng, Việt Nam đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại và đầy nhức nhối. Những hành vi tiêu dùng ban đầu được coi là “cơ hội” để tiết kiệm và tạo phong cách riêng biệt, đã dần biến chất và trở thành nguy cơ tiềm tàng.

Thị trường đang tràn ngập những sản phẩm second-hand kém chất lượng, không thể tái sử dụng. Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, dường như trở thành điểm đến của những món đồ second-hand “không mong muốn”, tạo thành vấn đề “rác” thời trang đáng lo ngại. Điều này không chỉ gây tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng mà còn đe dọa sự uy tín và chất lượng của ngành công nghiệp thời trang trong nước. Trong bài viết này, cùng Style-Republik tìm hiểu và phân tích về thực trạng này.

Xu hướng mua sắm đồ second-hand và điểm sáng

Thời trang second-hand đã trở thành một trào lưu phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Đối với những ai chưa quen thuộc với thuật ngữ này, thời trang second-hand đề cập đến việc mua và sử dụng các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng trước đó. Những món đồ này có thể là quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện và nhiều loại sản phẩm thời trang khác.

Một trong những lợi ích chính của việc mua sắm hàng second-hand là giá cả phải chăng. Đối với những người tiêu dùng có ngân sách hạn chế hoặc muốn tiết kiệm, thời trang second-hand là một lựa chọn hấp dẫn để có được những món đồ thời trang chất lượng mà không cần bỏ ra số tiền lớn. Ngoài ra, mua hàng second-hand đúng mực cũng đóng góp vào việc tái chế và giảm lượng rác thải sản xuất mới, góp phần bảo vệ môi trường.

Thời trang second-hand đã trở thành một trào lưu phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Tại Việt Nam, sự ưa chuộng thời trang second-hand còn có nhiều lý do khác. Một trong số đó là tính cá nhân hóa và phong cách riêng biệt. Với hàng second-hand, người tiêu dùng có thể tìm thấy những món đồ độc đáo và khác lạ, giúp họ thể hiện tính cá nhân hóa và khẳng định phong cách của mình. Ngoài ra, việc mua sắm đồ cũ còn mang đến những niềm vui bất ngờ, nhiều người tiêu dùng “nghiện” cảm giác tìm kiếm vì không biết trước được những món đồ độc đáo nào sẽ xuất hiện. Đặc biệt, thời trang second-hand cũng đáp ứng nhu cầu của những người yêu thích vintage hoặc retro. Với sự pha trộn của các xu hướng thời trang quá khứ và hiện đại, hàng second-hand mang đến một không gian sáng tạo và cơ hội để khám phá những trang phục độc đáo từ quá khứ.

Trên cơ sở đó, thời trang second-hand đã nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và phong cách mua sắm của người Việt Nam. Với những lợi ích và sự đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm, không có ngạc nhiên khi thời trang second-hand trở thành xu hướng ngày càng phổ biến và thu hút đông đảo người tiêu dùng tại Việt Nam.

Khi thời trang second-hand trở thành mối đe dọa

Tuy nhiên, khi cơn sốt nở rộ, nhà nhà, người người bán đồ second-hand. Một thực trạng đáng báo động đang lan rộng trong làn sóng tiêu dùng tại Việt Nam, đó là sự bùng nổ không kiểm soát của thời trang second-hand. Ngày càng nhiều người tiêu dùng đổ xô đến các cửa hàng và trang web bán đồ cũ để tìm kiếm những món đồ phong cách, giá cả hợp lý và có tính cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội và lợi ích đáng kể, sự phổ biến của thời trang second-hand cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Một thực trạng đáng báo động đang lan rộng trong làn sóng tiêu dùng tại Việt Nam, đó là sự bùng nổ không kiểm soát của thời trang second-hand.

Mỗi ngày, các cửa hàng second-hand mọc lên như nấm sau mưa, thu hút hàng tá người tiêu dùng với lời hứa về giá cả hợp lý và phong cách độc đáo. Tuy nhiên, bên dưới vẻ ngoài hào nhoáng đó, sự thật đáng lo ngại đã được tiết lộ: Hàng second-hand đổ về từ các nguồn không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, không đáng tin cậy và thậm chí có cả hàng giả, hàng nhái. Việc thiếu sự kiểm soát và quản lý đã khiến thị trường second-hand trở thành nơi tràn ngập những sản phẩm hư hỏng, rách nát và không thể tái sử dụng. Bạn đã bao giờ tự hỏi, với những sản phẩm đó, đâu là điểm đến của chúng trong bản đồ thời trang?

Câu trả lời là bãi rác.

Thời trang được cho là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trên thế giới. Hàng năm, ngành công nghiệp này đang chiếm khoảng 10% lượng khí thải carbon toàn cầu và dự kiến sẽ tăng lên 25% vào năm 2050. Nó cũng tiêu tốn khoảng 93 tỷ m3 nước mỗi năm, tương đương với 4% lượng nước tiêu thụ trên toàn cầu. Việt Nam, quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn thứ ba thế giới trong ngành công nghiệp thời trang. Mỗi năm, ngành công nghiệp này tạo ra hàng chục triệu tấn chất thải, gồm cả quần áo bị hủy hoại và bỏ đi.

Chúng ta, một trong những quốc gia đang đối mặt với số lượng lớn rác thải trong nước, giờ đây, liệu đang dần trở thành điểm đổ rác thời trang của thế giới?

Sự bùng nổ không kiểm soát của thời trang second-hand không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, lãng phí tài nguyên mà còn đe doạ sức khoẻ người cộng đồng và ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, cũng như nền kinh tế nội địa.

Hàng second-hand đổ về từ các nguồn không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, không đáng tin cậy và thậm chí có cả hàng giả, hàng nhái.

Trước hết, việc bùng nổ không kiểm soát này đã gây tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp thời trang mới và các đơn vị, xưởng sản xuất địa phương và các thương hiệu nội địa. Với sự tăng trưởng chóng mặt của thị trường second-hand, nhu cầu mua hàng mới đã giảm đáng kể, tạo nên một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp thời trang mới đang cố gắng phát triển và thâm nhập vào thị trường.

Nếu như trước đây, những local brand mới thành lập và xưởng sản xuất địa phương đặt niềm tin vào việc cung cấp sản phẩm thời trang chất lượng, sáng tạo để thu hút người tiêu dùng. Hiện tại, sự lên ngôi của thời trang second-hand đã khiến nhiều khách hàng dẹp bỏ ý định mua hàng mới và tìm đến các cửa hàng second-hand với mức giá rẻ hơn. Điều này dẫn đến doanh số bán hàng của các thương hiệu mới giảm đáng kể, khiến họ gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh và tạo việc làm cho nguồn nhân lực địa phương.

Việc thiếu sự kiểm soát và quản lý đã khiến thị trường second-hand trở thành nơi tràn ngập những sản phẩm hư hỏng, rách nát và không thể tái sử dụng.

Ngoài ra, vấn đề về chất lượng cũng là một hệ luỵ không thể bỏ qua. Thị trường second-hand bỗng nhiên tràn ngập hàng kém chất lượng, với các sản phẩm rách nát, hư hỏng hay thậm chí là hàng giả, hàng nhái. Sự lạm dụng và khai thác quá mức thị trường second hand đã tạo ra một cơ sở hạ tầng vận chuyển và kinh doanh không đáng tin cậy, nơi hàng hóa không qua kiểm định và không được bảo đảm chất lượng. Người tiêu dùng đang phải đối mặt với việc mua phải những sản phẩm secon-hand kém chất lượng, khiến họ cảm thấy thất vọng và mất niềm tin.

Sự thiếu tin cậy trong chất lượng hàng hóa second-hand không chỉ tác động đến trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng đến lòng tin và hình ảnh của ngành công nghiệp thời trang nói riêng. Tác động tiêu cực này còn lan rộng đến tâm lý người tiêu dùng. Sự thất vọng và thất thoát trong việc mua hàng second-hand kém chất lượng đã gây ra một sự thiếu tin cậy và tiêu cực trong tâm lý người tiêu dùng.

Sức khỏe công chúng cũng bị đe dọa bởi sự lây lan của vi khuẩn, côn trùng và chất độc hại trên một số sản phẩm second-hand.

Không chỉ vậy, sức khỏe công chúng cũng bị đe dọa bởi sự lây lan của vi khuẩn, côn trùng và chất độc hại trên một số sản phẩm second-hand. Người tiêu dùng không may mắn mua phải những sản phẩm này có thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như dị ứng, nhiễm trùng da hay các vấn đề hô hấp.

Với những hệ luỵ và tác động tiêu cực này, quản lý và kiểm soát thị trường thời trang second-hand trở nên cực kỳ cần thiết để giảm bớt những hệ luỵ và tác động tiêu cực, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thời trang và bảo vệ môi trường, sức khỏe và lợi ích của cộng đồng. 

Những nhà bán hàng, cần đảm bảo chất lượng và tính sử dụng lại của hàng second-hand, tăng cường khả năng phân biệt hàng giả, hàng nhái, và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm để xây dựng lòng tin và nhận thức của khách hàng về thời trang second-hand có trách nhiệm và bền vững. 

Còn với người tiêu dùng, họ có thể đóng góp vào việc giảm hệ luỵ và tác động tiêu cực bằng cách tăng cường nhận thức, mua hàng second-hand từ các nguồn đáng tin cậy, và ưu tiên các hình thức mua sắm bền vững khác, từ đó bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang.

* Nguồn: Style-Republik