Các “tín đồ” ẩm thực bật mí cách đặt đồ ăn tiết kiệm

Những “tín đồ” yêu ẩm thực không chỉ thích khám phá các địa điểm ăn uống mới, họ còn sở hữu những bí quyết đặt đồ ăn qua ứng dụng một cách tiết kiệm nhất trong thời kỳ bão giá.

Dưới đây là ba cách tiết kiệm chi phí mà vẫn được thưởng thức món ngon mỗi ngày.

Thanh toán không tiền mặt khi đặt đồ ăn online

Thanh toán không tiền mặt đang dần trở nên phổ biến với giới trẻ bởi tính tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng. Phương thức thanh toán này còn giúp các “tín đồ” ẩm thực tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Thông thường, các đơn hàng có lựa chọn thanh toán không tiền mặt sẽ được áp dụng nhiều mã ưu đãi hơn. Do đó, nếu chọn thanh toán qua thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử, người dùng có thể cộng dồn thêm nhiều ưu đãi trong một đơn hàng để giảm thêm chi phí. Chỉ với vài thao tác thanh toán trên ứng dụng, người dùng có thể bỏ qua các khâu giao dịch tiền mặt phức tạp và thoả thích thưởng thức các món ăn ngon.

Thanh toán không tiền mặt đang trở nên phổ biến với nhiều người Việt nhờ sự tiện lợi và tiết kiệm.

Hồng Nhung (24 tuổi, TP HCM) hào hứng chia sẻ: “Một trong những lý do để mình “ghiền” thanh toán qua ví điện tử,là nhiều mã giảm giá. Từ ngày bắt đầu đi làm và độc lập tài chính với gia đình, mình phải thắt chặt chi tiêu hơn.” Nhung cho biết thêm, với một người đam mê ăn uống như chị, ví điện tử đã giúp Nhung tự tin đặt nhiều món yêu thích hơn mà vẫn đảm bảo khoản chi tiêu cố định hàng ngày.

Trong giai đoạn trong bão giá, đăng ký gói hội viên, đặt đồ ăn theo nhóm và thanh toán không tiền mặt là ba bí kíp giúp các “tín đồ” ẩm thực giảm áp lực chi tiêu cho việc ăn uống. Kết hợp linh hoạt ba cách này giúp người dùng gạt bỏ được phần lớn nỗi lo về giá cả, và thoải  mái thưởng thức những bữa ăn một cách trọn vẹn.

Chủ động tiết kiệm qua gói hội viên

Bối cảnh vật giá ngày càng leo thang khiến nhiều người trẻ đối mặt với bài toán cân đối chi tiêu. Điều này buộc họ phải tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm và tiêu dùng thông minh hơn trong chi tiêu hàng ngày.

“Với 100.000 đồng, trước đây mình có thể thoải mái đặt bữa sáng và thêm cốc cà phê yêu thích. Giờ chi phí xăng xe và thực phẩm tăng, với cùng một khoản tiền, mình phải cân nhắc chọn các món khác rẻ hơn, chưa kể phải so sánh phí ship giữa các app trước khi đặt.”, Hồng Ngọc (28 tuổi, Hà Nội), một người dùng trung thành của các ứng dụng đặt đồ ăn cho biết.

Nhiều ứng dụng đặt đồ ăn đã cho ra mắt các gói hội viên với nhiều ưu đãi, giúp người dùng tiết kiệm hơn khi thường xuyên sử dụng các dịch vụ cho nhu cầu hàng ngày.. Ngọc cũng không ngoại lệ, cô đã đăng ký một vài gói hội viên để luôn có mã freeship khi đặt đồ ăn online.

Gói hội viên vừa giúp giới trẻ tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo được trải nghiệm đặt đồ ăn ngon

Sau một thời gian thử nghiệm nhiều gói hội viên, cô tâm đắc nhất gói GrabUnlimited với mức phí 49.000 đồng/ tháng. “Ngoài việc có đến 99 mã ưu đãi freeship 15.000 đồng khi đặt đồ ăn trên GrabFood, mã ưu đãi sẽ  tự động áp dụng khi đơn hàng có trị từ 100.000đ. Đặc biệt là mình không bị giới hạn số lần được sử dụng mã trong ngày. ”, Ngọc kể thêm.

Tạo nhóm để đặt đồ ăn cùng nhau

Một bí kíp không thể bỏ qua đối với dân văn phòng chính là rủ đồng nghiệp đặt đơn theo nhóm, bởi đặt đơn hàng càng lớn thì ưu đãi càng nhiều. Hình thức này không chỉ giúp giá trị đơn giảm đáng kể, mà phí ship còn thì có thể chia cho nhiều người.

Gọi đồ ăn theo nhóm được dân công sở ưa chuộng để chia sẻ phí ship và hưởng nhiều ưu đãi

“Cứ đến giờ ăn là mọi người trong công ty hô hào gọi đồ ăn chung, gom lại một đơn thì tính ra mỗi người chỉ cần trả chưa tới 5.000 đồng cho phí ship. Chưa kể, đơn hàng giá trị cao thì được giảm giá càng nhiều. Với mình, có thể nói đặt đồ ăn theo nhóm là siêu “hời.”, chị Thanh Vy (30 tuổi, TP HCM) chia sẻ về trải nghiệm của mình. Chị cho biết thêm, gần đây nhờ sử dụng gói hội viên GrabUnlimited nên nhóm mình được miễn luôn phí ship.”