Thị trường mục tiêu là gì? Đánh giá và chọn thị trường mục tiêu đối với các doanh nghiệp
1. Khái niệm về thị trường mục tiêu
THị trường mục tiêu là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh và tận dung nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, nhờ đó doanh nghiệp có thể xây dựng một hình ảnh riêng, khác biệt thông qua hoạt động marketing.
Thị trường mục tiêu là tập hợp những khách hàng có những đặc tính chung mà doanh nghiệp hướng đến.
2. Đánh giá các khúc thị trường
Vuệc phân tích và đánh giá các khúc thị trường giúp doanh nghiệp nhận dạng được các thị trường có tiềm năng để thâm nhập. để đánh giá các khúc thị trường doanh nghiệp thường phân tích những vấn đề sau:
2.1. Quy mô và mức độ tăng trưởng của khúc thị trường
Doanh nghiệp sẽ thu thập, phân tích và xem xét khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận kỳ vọng trong những khúc thị trường. Thị trường hấp dẫn là thị trường có doanh thu đủ lớn và có tiềm năng.
2.2. Tính hấp dẫn của các khúc thị trường
Bên cạnh yếu tố trên, các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố thuộc về áp lực từ thị tường ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh như:
-
Đe dọa từ nhà cạnh tranh: thị tường kém hấp dẫn khi quá quá nhiều đối thủ cạnh tranh
-
Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: thị trường kém hấp dẫn nếu các sản phẩm cùng loại xuất hiện quá dễ dàng và nhanh chóng. Sản phẩm thay thế sẽ hạn chế khả năng định giá và lợi nhuận thu được từ kinh doanh sản phẩm.
-
Áp lực từ phía người mua: Những khúc thị tường mà áp lực và khả năng chi phối từ phía khách hàng quá mạnh sẽ làm cho thị trường kém hấp dẫn. Lúc đó khách hàng có thể tạo sức ép về giá cả và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn để đáp ứng yếu cầu khách hàng.
-
Đe dọa từ người cung ứng: Áp lực từ phía người cung ứng như tăng giá đầu vào, giảm chất lượng hoặc số lượng sản phẩm cũng là vấn đề ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của thị trường.
2.3. Mục tiêu và khả năng về nguồn lực của doanh nghiệp
Khi chọn thị tường mục tiêu, doanh nghiệp cần tính đến mục tiêu dài dạn và khả năng nguồn lực trong mối quan hệ với các khúc thị trường. Nếu doanh nghiệp chọn khúc thị trường vượt quá khả năng nguồn lực sẽ dẫn đến mâu thuẫn với mục tiêu đã đặt ra... Vậy nên doanh nghiệp cần đảm bảo khả năng triển khai marketing nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh trong thị trường.
3. Chọn thị trường mục tiêu
3.1. Các chiến lược thị trường
Doanh nghiệp sẽ có quyết định về thị trường mục tiêu sẽ hướng đến, họ có thể lựa chọn một trong ba chiến lược thị trường sau:
-
Marketing không phân biệt:
Sử dụng marketing không phân biệt doanh nghiệp sẽ sử dụng chiến lược bao phủ thị trường và cung cấp những điểm chung hơn là những điểm khác biệt về nhu cầu trong các khúc thị trường. Doanh nghiệp thiết kế một loại sản phẩm, soạn thảo một chương trình marketing với hy vọng thu hút một lượng khách hàng lớn, trong đó chủ yếu thực hiện biện pháp phân phối và quảng cáo đại trà, tạo cho hình ảnh sản phẩm trong nhận thức của khách hàng.
Ưu điểm của cách làm này là tiết kiệm chi phí.
-
Marketing có phân biệt
Doanh nghiệp sẽ chọn chiến lược đa dạng hóa thị trường bằng cách tấn công vào nhiều khúc thị trường khác nhau, và áp dụng những chiến lược marketing. khác biệt cho từng khúc thị trường. Chiến lược marketing phân biệt tạo điều kiện cho doanh nghiệp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng trong từng khúc thị trường cụ thể, đa dạng hóa khả năng thỏa mãn nhu cầu trên thị trường, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số và mở rộng thị trường.
Nhược điểm của chiến lược này là tốn nhiều nguồn lực (chi phí, nhân lực...) vì vậy họ cần có định hướng chiến lược thị trường rõ ràng để cân đối nguồn lực và đầu tư cho những chiến dịch marketing.
-
Marketing tập trung
Là sự lựa chọn chiến lược trong đó doanh nghiệp sẽ tập trung vào một hoặc vài khúc thị trường để phục vụ.
Lợi thế của chiến lược này là khả năng mạnh lên của doanh nghiệp nhờ vào việc tập trung toàn bộ những nỗ lực marketing vào một khúc thị trường.
Tuy nhiên, có những hạn chế là khả năng phát triển của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc quá lớn vào khúc thị tường này, khi thị trường biến động sẽ ảnh hưởng đén hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển sang chiến lược đa dạng hóa thị trường.
3.2. Căn cứ để lựa chọn chiến lược
-
Khả năng nguồn lực và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
-
Mức độ đồng nhất của sản phẩm
-
Mức độ đồng nhất của thị trường
-
Chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Một công ty sản xuất và kinh doanh thức uống năng lượng muốn xác định thị trường mục tiêu của mình. Sau khi nghiên cứu và phân tích, công ty quyết định thị trường mục tiêu của họ là giới trẻ độ tuổi từ 18 đến 30, đặc biệt là những người yêu thích hoạt động thể thao và cần năng lượng cao để tăng cường hiệu suất.
Công ty tiến hành phát triển các chiến lược marketing nhằm tiếp cận và thu hút thị trường mục tiêu này. Các biện pháp marketing có thể bao gồm quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội phổ biến trong đối tượng khách hàng, tài trợ sự kiện thể thao và thi đấu, cũng như hợp tác với các ngôi sao thể thao nổi tiếng để tạo sự liên kết với đối tượng mục tiêu.
Bằng cách tập trung vào thị trường mục tiêu này, công ty hy vọng thu hút và duy trì một lượng lớn khách hàng trong nhóm độ tuổi và sở thích tương tự, từ đó tăng doanh số bán hàng và xây dựng thương hiệu của mình trong lĩnh vực thức uống năng lượng.