Top 21 xu hướng Digital Marketing năm 2023 mọi Marketer cần biết (Phần 1)

Top 21 xu hướng Digital Marketing năm 2023 mọi Marketer cần biết (Phần 1)

Nếu ví những xu hướng của thị trường Digital Marketing như những tờ báo mới thì những nhà tiếp thị chính là cậu bé hàng ngày đặt những thông tin ấy trước cửa. Khi quá trình chuyển đổi số diễn ra ngày một nhanh hơn thì nhu cầu và mong đợi của khán giả cũng sẽ tăng lên. Điều này kéo theo các xu hướng tiếp thị kỹ thuật số cũng phát triển để kịp thời đáp ứng và thỏa mãn khách hàng.

Đó là lý do vì sao những cậu bé giao báo hay các nhà tiếp thị phải luôn tìm hiểu để xác định thị trường hiện tại cũng như dự đoán các xu hướng sắp tới. Bởi việc này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh, đảm bảo đạt được mục tiêu trong những chiến dịch tiếp thị của mình. 

Trong bài viết này, hãy cùng Ori Agency điểm qua 21 xu hướng Digital Marketing năm 2023 mà những nhà tiếp thị không thể bỏ qua. 

1. Thương mại xã hội (Social commerce)

Social Commerce Is Here and It's Reshaping How We Buy

Thương mại xã hội ra đời nhờ sự kết hợp của thương mại điện tử và mạng xã hội với ví dụ tiêu biểu nhất chính là TikTok. Bằng cách cho phép người dùng mua sắm và giao dịch ngay bên trong ứng dụng mà không cần thông qua trình duyệt web, các nền tảng như Tik Tok đã lại nhiều sự tiện lợi cho cả người tiêu dùng và những nhà tiếp thị kỹ thuật số. 

Bên cạnh đó, việc loại bỏ một bước khỏi hành trình khách hàng (từ bài viết giới thiệu sản phẩm dẫn sang một trang chuyển đổi như website/landing page) đã rút ngắn rất nhiều thời gian đưa ra quyết định của khách hàng, qua đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách đáng kể. 

Chính vì những lý do trên, phương pháp này đang ngày càng được ưa chuộng.

Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của TikTok và sự theo sau của các mạng xã hội khác (tiêu biểu như Reels của Meta và Shorts của YouTube) sẽ khiến xu hướng này tiếp tục nở rộ vào năm 2023.

Để tận dụng tối đa xu hướng này, bạn cần xác định xem nền tảng nào phù hợp nhất với thương hiệu của mình thông qua các đặc điểm nhân khẩu học. Ví dụ như GenZ với Tiktok hay Gen Y và GenZ với Shorts… Hay cụ thể, chẳng hạn theo báo cáo của Oberlo thì gần 25% trong tổng số người dùng của Linkedin là những người có sức ảnh hưởng (Influences) hoặc làm việc từ vị trí từ quản lý trở lên. Điều này khiến LinkedIn trở thành một thị trường lý tưởng với các doanh nghiệp B2B. Trong khi đó hơn 50% người dùng Tik Tok có độ tuổi dưới 30. Vì vậy, TikTok lại nó phù hợp hơn với các mặt hàng dành cho người trẻ (thời trang nhanh, đồ ăn vặt…)

2. Tiếp thị đàm thoại (Conversational marketing)

Tiếp thị đàm thoại (Conversational marketing) là thuật ngữ miêu tả quá trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng thông qua các kênh trò chuyện như mạng xã hội (Facebook messengers) hoặc ứng dụng nhắn tin (Viber, Zalo …). 

Trong bối cảnh người dùng ngày một yêu thích những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa thì tiếp thị đàm thoại cũng theo đó nổi lên như một phương pháp tiếp thị hoàn hảo cũng như nâng cao trải nghiệm trước và chăm sóc sau khi mua hàng. Đây cũng chính là lý do vì sao phương pháp này sẽ tiếp tục được thị trường ưa chuộng và thậm chí có thể giữ vững vị thế của mình trong những năm tới.

Bằng cách tạo ra một quy trình tiếp thị đàm thoại mang theo đặc trưng của thương hiệu, ví dụ như cách xưng hô, cách tương tác, các giải quyết vấn đề… sẽ giúp thương hiệu xây dựng được hình ảnh của mình một cách tốt hơn. Đồng thời phương pháp này cũng giúp khách hàng tiềm năng cảm thấy được quan tâm, chăm sóc tốt hơn. Thông quá đó, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. 

Tuy nhiên, đừng tạo ra một quy trình cứng nhắc với hàng loạt kính ngữ bởi với một số khách hàng, việc được trò chuyện một cách tự nhiên như khi hàn huyên cùng một người bạn lại giúp họ cảm thấy thoải mái, bớt gò bó hơn. Do đó hãy linh hoạt áp dụng các phương thức giao tiếp và liên tục theo dõi phản ứng của khách hàng để tìm ra sự “cân bằng” nhất có thể.

3. Tiếp thị Video & TikTok

Nếu như content là “King” thì video đang là chiếc vương miện đầy quyền lực. Theo báo cáo khảo sát của Wyzowl thì có hơn 80% doanh nghiệp hiện nay sử dụng video như một công cụ tiếp thị. Việc tiếp cận và sản xuất video ngày càng trở nên dễ dàng nhờ sự tiện lợi của các thiết bị điện thoại thông minh cũng như sự ra đời của các công cụ chỉnh sửa / cắt ghép miễn phí (như Capcut).

CapCut: Where to find the new CapCut templates? Viral TikTok trend details  revealed

Video dạng ngắn sẽ trở nên phổ biến hơn vì người dùng ngày càng có thói quen “tiêu thụ”, theo dõi nội dung trong thời gian ngắn. Và dĩ nhiên, kẻ đi đầu là TikTok vẫn sẽ thống trị thị trường cho tới khi có một nền tảng đủ mạnh tới thách thức.

Có một số dạng video đang thịnh hành mà những nhà tiếp thị có thể áp dụng ngay do chúng vẫn đang thu hút một số lượng lớn khán giả quan tâm mỗi ngày, bao gồm:

  • Lời chứng thực/Feedback của khách hàng. Kiểu video dạng này sẽ được quay một cách tự nhiên với những lời thoại mộc mạc, giản dị. Nhờ vậy, kiểu video này có thể khiến khách hàng dễ dàng liên tưởng tới bản thân từ đó tạo ra sự đồng cảm và kích thích họ sẵn sàng chi tiền.
  • Reviews/Hướng dẫn sử dụng sản phẩm thực tế cũng là một cách hay để giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm trước khi mua. Bạn có thể hợp tác với một số KOLs / KOC phù hợp để tiếp cận chính xác đối tượng mình mong muốn.
  • Sử dụng video dạng ngắn. Theo Performante, có tới 95% người dùng sẵn sàng lưu lại một video ngắn khoảng 15s nếu nó hữu dụng với họ. Trong khi đó, tỷ lệ lưu lại bài viết dạng văn bản chỉ là 10%.

Để áp dụng tiếp thị video & TikTok một cách hiệu quả nhất, bạn cần duy trì một chiến lược nội dung hợp lý, đảm bảo độ uy tín (authentic) cũng như thể hiện tính cách thương hiệu nhất quán và xuyên suốt. Ngoài ra, bạn cũng cần cho khách hàng và cả thuật toán biết rằng doanh nghiệp đang phân phối nội dung gì và giá trị mà nó mang lại cho người xem. Tất cả những điều này sẽ là chìa khóa thành công cho chiến lược nội dung của bạn.

4. Trí tuệ nhân tạo

Một dây chuyền sản xuất tự động bằng máy móc trong hầu hết trường hợp sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn một đội công nhân làm việc thủ công. Và Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng vậy. Nó đã trở nên phù hợp hơn khi Digital Marketing yêu cầu nhiều tác vụ nhỏ và lặp đi lặp lại, ví dụ như gửi Email cho khách hàng, thông qua chương trình khuyến mãi hay thống kê dữ liệu người dùng… Bằng cách này, những thành viên trong nhóm có thể có nhiều thời gian hơn để làm những công việc khác yêu cầu tới sáng tạo.

Khi đặt lên bàn cân so với một nhân sự thông thường hay thậm chí là cả một đội ngũ nhân sự, chắc chắn AI sẽ là lựa chọn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí. Vì lẽ đó, AI sẽ còn tiếp tục trở thành xu hướng và thay thế cho rất nhiều vị trí trong ngành tiếp thị kỹ thuật số. Đây hoàn toàn không phải lời nói suông bởi theo Statista, ngành công nghiệp AI trị giá 20 tỷ USD dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 200% từ năm 2022 đến năm 2026.

3 ưu điểm mà trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn trong các hoạt động Digital Marketing:

  • Tiếp thị định hướng dữ liệu (Data-driven marketing): Giúp thu thập và phân tích hành vi dựa trên kho dữ liệu khách hàng thu được mỗi năm.
  • Độ hiệu quả tăng theo thời gian: Ai càng được sử dụng nhiều thì sẽ càng trở nên thông minh cũng như phát triển các phương pháp xử lý công việc hiệu quả hơn.
  • Cải thiện khả năng thu thập insights: Các công cụ máy học có thể phân tích hành vi khách hàng và đưa ra các dự đoán về hành vi tiếp theo, từ đó đưa ra những kế hoạch phù hợp cho chúng. Điều này có thể giúp bạn phân phối quảng cáo tốt hơn, qua đó tăng tỷ lệ chuyển đổi rõ rệt hơn.

5. Cá nhân hóa (Personalization)

Một trong những thách thức lớn nhất của những nhà tiếp thị kỹ thuật số đó là làm sao đưa ra được một trải nghiệm cá nhân hóa tới từng khách hàng. Theo Adlucent, có tới 71% người mua sắm yêu thích quảng cáo phù hợp với sở thích và thói quen cá nhân hóa của họ.

Nội dung từ các dịch vụ phim trực tuyến như Netflix, Prime Video hay Disney+ là những ví dụ về tính cá nhân hóa trong tiếp thị. Các nền tảng này sử dụng hàng petabyte dữ liệu khách hàng để xác định các nội dung mà người dùng thường xem và điều chỉnh nội dung đề xuất phù hợp với sở thích, qua đó tăng thời gian xem và thời lượng đăng ký của người dùng.

Netflix: A Personalized Viewing Experience - Digital Innovation and  Transformation

Bước đầu tiên trong việc cá nhân hóa trải nghiệm chính là thu thập dữ liệu khách hàng, sau đó đưa ra các đề xuất dựa trên lịch sử mua hàng, sản phẩm / dịch vụ của thương hiệu mà họ từng quan tâm, đã xem qua nhiều… hoặc đơn giản là về một thông tin đặc biệt về họ.

Ví dụ như gửi mã ưu đãi theo ngày sinh nhật, ngày đăng ký làm thành viên hay các kỷ niệm quan trọng khác.

6. Storytelling

Storytelling hay nội dung dạng kể chuyện là một trong những cách tốt nhất để xây dựng mối liên kết giữa sản phẩm/dịch vụ và khách hàng. Thay vì chỉ cung cấp những thông tin xoay quanh sản phẩm cũng như lợi ích mà nó mang lại thì việc tạo ra một trải nghiệm thực tế xoay quanh sản phẩm sẽ khiến khách hàng có cảm giác “đáng tin và đồng cảm” hơn. Qua đó gián tiếp rút ngắn thời gian đưa ra quyết định và tăng tỷ lệ chuyển đổi/phát sinh giao dịch.

Chính vì việc cung cấp một trải nghiệm tương đồng với cá nhân hóa mà storytelling vẫn sẽ “on top” xu hướng vào năm nay.

Vậy làm thế nào để kể một câu chuyện thực sự “tự nhiên”?

  • Xây dựng câu chuyện dựa trên những câu chuyện thực tế từ khách hàng đã sử dụng dịch vụ. Việc sử dụng chính xác ngôn ngữ của khách hàng chính là chìa khóa để tạo nên một câu chuyện thực.
  • Sử dụng hình ảnh / video thực tế từ người dùng cũng là một cách rất tốt để giảm thiểu sự “đề phòng” từ khách hàng mục tiêu.

Cuối cùng, để giúp việc xây dựng câu chuyện cùng thương hiệu dễ tiếp cận tới khách hàng hơn, hãy đảm bảo tần suất nó xuất hiện trên các kênh truyền thông mà khách hàng xuất hiện thường xuyên. Mưa dầm thì thấm lâu.

7. Chatbots

Chatbot đã trở nên ngày càng quan trọng đối với bất kỳ quy trình dịch vụ nào, nhưng chúng đặc biệt hữu ích cho các công ty có số lượng khách hàng lớn hoặc yêu cầu tần suất chăm sóc khách hàng cao.

Yếu tố giúp cho Chatbots tiếp tục trở thành xu hướng là do những yêu cầu ngày một khắt khe của người tiêu dùng đối với thời gian phản hồi tin nhắn. Một lý do khác là có một số khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện với Chatbots thay vì được tư vấn trực tiếp bởi nhân viên. Theo một nghiên cứu từ Tidio thì có tới 69% người tiêu dùng muốn nói chuyện với chatbots hơn là với nhân viên tư vấn.

Mobile Chatbot - Best AI Chatbot for Android and iOS

Dù vậy, nhiều nhà tiếp thị vẫn lo ngại rằng: Chatbots chỉ có thể trả lời một vài vấn đề chung chung chứ không có khả năng đưa ra những phản hồi phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Vì thế, nó không thể giúp doanh nghiệp mang tới những trải nghiệm cá nhân hóa cho người tiêu dùng. 

Tuy nhiên, trên thực tế, các nền tảng Chatbots hiện nay đã đủ linh hoạt và có thể điều chỉnh để trả lời chính xác các câu hỏi thường gặp của khách hàng. Thông qua việc đưa ra những câu trả lời nhanh chóng, đơn giản và dễ hiểu, Chatbots giúp thương hiệu giải quyết những trường hợp đơn giản, giúp đội ngũ hỗ trợ có thêm thời gian giải quyết những case phức tạp hơn.

8. Livestream

Theo báo cáo, cuối năm 2022, có khoảng 2,5 triệu người xem mỗi tháng trên các nền tảng phát trực tuyến (livestream) phổ biến như TikTok, Instagram và Facebook. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, Livestream có thể là xu hướng đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ/bán hàng trong tương lai gần.

Các doanh nghiệp đang ngày càng tận dụng xu thế này bằng việc tung ra những chiến dịch kết hợp với những người có tầm ảnh hưởng (KOLs / Influencers) để kích cầu mua sắm cũng như quảng bá thương hiệu. Đồng thời, việc có thể mua hàng trực tiếp trên sóng livestream (TikTok Shop) cũng là một cách cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm liền mạch, giảm suy nghĩ và đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.

9. Sự phát triển của SEO

SEO : les mises à jour de Google les plus importantes depuis 2011

Cách đây khoảng 5 hoặc 10 năm, việc nhồi nhét từ khóa có thể giúp bạn dễ dàng đạt xếp hạng tốt trên SERPs. Nhưng giờ đây, chiến lược ấy có thể khiến trang web của bạn bị Google đánh giá là spam. Thậm chí, bạn sẽ nhận được “một phiếu phạt” không được hiển thị trên hệ thống kết quả tìm kiếm. 

Thông qua các chương trình máy học (Machine Learning), các công cụ tìm kiếm giờ đây đã có thể theo dõi chỉ số tương tác cho hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi giây. Qua đó, các nội dung có chỉ số tốt và được ưa thích bởi người dùng sẽ được Google ưu tiên hơn bất kỳ dạng nội dung nào khác. Vì vậy thay vì tối ưu các yếu tố để phục vụ thuật toán, giờ đây nội dung tốt là nội dung phục vụ con người. Google gọi đây là “những khoảnh khắc vĩ mô”.

Trên hết, SEO là một hình thức tăng lượng truy cập “miễn phí”, do đó việc tối ưu SEO vẫn nằm trong chiến lược kinh doanh dài hạn của bất cứ doanh nghiệp nào, dù là năm 2023 hay về sau này. 

Để đảm bảo tính cạnh tranh trong kỷ nguyên “vĩ mô” của Google, bạn cần đảm bảo nội dung của mình:

  • Tập trung vào giải quyết các ý định đằng sau từ khóa (Search intent)
  • Đảm bảo website của mình đã được tối ưu cho các thiết bị di động
  • Luôn cập nhật nội dung theo sự thay đổi của thị trường nhằm đáp ứng ngay lập tức những xu hướng mới có thể thay đổi / ảnh hưởng tới hành vi khách hàng.

10. Thay đổi đối tượng khách hàng mục tiêu

Khách hàng không còn mua hàng giống như cách mà họ đã làm trong quá khứ. Theo thống kê của Bloomberg, chỉ riêng thế hệ Z đã tạo ra hơn 360 tỷ USD doanh thu vào năm 2021 tức là nhiều hơn gấp đôi so với năm 2018. Con số này được dự báo sẽ tăng rất nhanh khi Gen Z bước vào độ tuổi lao động.

Thế hệ Z phá vỡ toàn bộ những phương thức mua hàng truyền thống thông qua việc liên tục thay đổi sở thích, hành vi nhằm đạt được những trải nghiệm mới trong cuộc sống. Chính vì vậy, nếu muốn tiếp cận với thế hệ người dùng tương lai này, các nhãn hàng cần phải điều chỉnh các chiến lược của mình sao cho phù hợp.

Xu hướng thay đổi khách hàng này cũng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của các thị trường mới nổi trên thế giới và sự suy giảm tương đối của thị trường Hoa Kỳ. Theo Euromonitor, châu Á sẽ tiếp tục là một trong những khu vực thú vị nhất trong số các thị trường mới nổi trong vòng hai thập kỷ tới. Bao gồm các nền kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Người tiêu dùng Mỹ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu nhưng họ không còn là trung tâm như trước đây. Điều này có nghĩa là các xu hướng tiêu dùng sẽ không còn chỉ đến từ Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới như trước đây mà nó có thể tới từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Do đó, để có thể tiếp cận những người tiêu dùng mới này, các tập đoàn đa quốc gia cần xem xét thêm về các yếu tố nền văn hóa, ngôn ngữ, chuẩn mực xã hội và hành vi trực tuyến khác nhau.

 

Trong làn sóng thay đổi mạnh mẽ của các công nghệ mới cũng như sở thích của người tiêu dùng thì việc nắm được những xu hướng mới nhất là một cách tốt để chúng ta chuẩn bị cho tương lai. Do đó, 21 xu hướng trên đây dù vẫn còn “nóng hổi” tính tới thời điểm này của năm 2023 nhưng chưa gì có thể dự báo trước về một vụ big bang có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Vì thế hãy luôn theo dõi Ori Agency để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về Marketing nhé! 

 

Nguồn biên tập: Ori Marketing Agency

Ori Marketing Agency định vị là một Performance Agency, chúng tôi đã và đang đồng hành cùng các doanh nghiệp, triển khai các chiến dịch Marketing với nhiều loại ngành nghề khác nhau như Ô tô, Bất động sản, F&B, FMCG, Giáo dục - Khóa học, Sản phẩm sức khỏe....

Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe mọi câu chuyện Marketing của bạn, tư vấn hỗ trợ bạn đạt mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất: https://bit.ly/3OF2d3Y