Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp cho ngành dược - Chìa khóa thành công!

Chọn lựa kênh truyền thông phù hợp sẽ giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu và truyền tải đúng thông điệp đến khách hàng tiềm năng. Ngược lại, chọn sai kênh truyền thông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu cũng như mô hình kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn lựa được kênh truyền thông phù hợp, dẫn đến đầu tư rải rác, mức chi tiền không đúng chỗ, đầu tư chưa tương xứng với năng lực thương hiệu và nguồn lực đội ngũ. Vậy làm thế nào để lựa chọn được kênh truyền thông tối ưu trong ngành dược cũng như phân bổ ngân sách, marketing một cách phù hợp? Cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của những kênh truyền thông được sử dụng nhiều nhất trong ngành dược từ trước tới nay.

1. Hội thảo, sự kiện

Hội thảo, sự kiện là hoạt động truyền thông được sử dụng nhiều trong ngành dược. Ưu điểm của những hoạt động này là tạo dựng độ uy tín, niềm tin của khách hàng với sản phẩm. Tuy nhiên, tổ chức lại vô cùng tốn kém về cả chi phí và công sức, thời gian chuẩn bị.

Hội thảo khoa học thường cần phải có tính chuyên môn cao, có sự xuất hiện của các chuyên gia uy tín trong ngành và phải xây dựng được một kịch bản truyền thông trước, trong và sau sự kiện. Các hoạt động này thường áp dụng để giới thiệu sản phẩm mới hoặc tái định vị sản phẩm cũ hoặc thay đổi thông điệp, thay đổi định vị, cập nhật cho cộng đồng những công nghệ mới với mục đích là cung cấp những thông tin y khoa có giá trị cho người bệnh.

Hội thảo khoa học thường hướng đến đối tượng là các chuyên gia y tế, các bác sĩ, dược sĩ với các hoạt động chia sẻ về kiến thức khoa học, các sự kiện hướng tới người tiêu dùng, lấy khách hàng là trung tâm. Sự kiện giúp tăng nhận diện của nhãn hàng, đồng thời tạo tâm điểm và thu hút các báo, đài truyền thông cũng như kết nối được cộng đồng đều là những người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên, nếu như sự kiện không thể thu hút được khách mời, người tiêu dùng đến tham dự sẽ gây ra lãng phí tiền bạc của công ty và không có hiệu quả về mặt truyền thông cũng như tiếp cận khách hàng. Các sự kiện thường được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về một vấn đề nào đó cũng như là cập nhật công nghệ. kiến thức mới.
Trong ngành dược có rất nhiều các hoạt động, sự kiện nổi bật như là Ngày hội bác sĩ trị cúm tại gia của nhãn hàng Panadol, Sự kiện khám sức khỏe miễn phí của nhãn hàng Immuno Glucan C hay các hoạt động nhân ngày phòng chống viêm gan B của Giải độc gan Tuệ Linh…

2. TVC, phóng sự, talk show

Phát TVC, phóng sự, talkshow truyền hình cũng là kênh truyền thông được các công ty Dược phẩm lớn sử dụng như Eco, Sao Thái Dương, Tâm Bình, Nhất Nhất, Á  u… sử dụng. 
Truyền hình có phạm vi ảnh hưởng rộng, số người xem cao, tiếp cận cùng lúc đến hàng triệu khách hàng trên toàn quốc và mức độ tin cậy là cao nhất trong tất cả các kênh truyền thông hiện tại. Bởi vì người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang đánh giá các sản phẩm quảng cáo trên truyền hình như một chứng nhận về chất lượng và hiệu quả sản phẩm. Đồng thời, truyền hình cũng khẳng định vị thế của sản phẩm và nhãn hàng trên thị trường. Các mẫu quảng cáo TVC, phóng sự cũng thu hút người dùng nhiều hơn và giúp họ nhận thức tốt hơn về nhãn hàng.

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức quảng cáo truyền hình là chi phí cao. Các TVC quảng cáo 30s cũng lên đến hàng trăm triệu. Hình thức quảng cáo này luôn là sân chơi riêng của những công ty, nhãn hàng có tiềm lực tài chính lớn, hệ thống phân phối rộng. Quảng cáo truyền hình thì thời lượng cũng khá là ngắn, khách hàng rất dễ bỏ qua, truyền hình lại rất khó để chọn lọc đối tượng tiếp cận và mức độ hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng TVC cũng như giờ phát sóng hoặc là có lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu hay không.
Truyền hình cũng là một trong những kênh có thể đốt tiền nhanh nhất nhưng lại rất khó để có thể đo lường được hiệu quả của hoạt động.

3. Báo chí

Báo chí cũng là kênh truyền thông được sử dụng nhiều trong ngành dược, bao gồm có báo giấy, báo mạng và các tạp chí gia đình. Ưu điểm của báo chí đó là chi phí thấp, khi chúng ta đăng với tần suất cao thì cũng có sức ảnh hưởng khá lớn. Bên cạnh đó, những thông tin được đăng tải trên báo chí cũng có mức độ tin cậy cao với người tiêu dùng Việt Nam.
Báo chí rất chọn lọc đối tượng tiếp cận, do đó khi bạn muốn giới thiệu các sản phẩm dành cho phái nữ thì có thể lựa chọn đăng bài trên các báo Hạnh phúc gia đình, Eva, Family, kênh 14… hay các báo An ninh thế giới, Bóng đá khi làm các sản phẩm cho nam.
Tuy nhiên, hiện tại người tiêu dùng đang rất là lười đọc, họ rất dễ bỏ qua bài viết của mình và bị thu hút bởi nhiều thông tin thú vị khác. Do đó, khi viết bài báo chí làm kênh truyền thông, nên viết ngắn gọn, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của độc giả.

4. OOH (Out of home)

Hình thức quảng cáo ngoài trời OOH như các biển quảng cáo, billboard, LCD ở thang máy, poster tại nhà thuốc… cũng được nhiều nhãn hàng lựa chọn. Ưu điểm của hình thức này là tính linh hoạt cao, có khả năng chọn lọc khách hàng theo khu vực, tiếp cận khách hàng với tần suất 24/7, khác với truyền thanh, truyền hình thì tiếp cận khách hàng trong một khoảng thời gian rất là ngắn.
Quảng cáo OOH cũng dễ được khách hàng chấp nhận hơn do tiếp cận tự nhiên, không làm phiền hay thu thập dữ liệu cá nhân, khách hàng cũng không thể “chặn” hay “bỏ qua” như quảng cáo trực tuyến.
Trong thời đại công nghệ số 4.0 chiếm ưu thế, nội dung quảng cáo trên OOH càng đòi hỏi sự sáng tạo, mới mẻ để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức quảng cáo này là rất khó chọn lọc được người xem, chi phí cao, khó đo lường được hiệu quả, đồng thời sẽ bị giới hạn về mặt nội dung do những quy định mang tính chất pháp lý hoặc là mỹ quan đường phố.

OOH thường được đặt ở vị trí trung tâm, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng

5. Website & Landing Page

Website và Landing page đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn kênh truyền thông trong ngành dược. Trong môi trường kỹ thuật số ngày nay, các công ty dược phẩm cần có sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng.
Website của một công ty dược phẩm là nơi khách hàng có thể tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ trên internet. Một trang web chất lượng và chuyên nghiệp có thể tạo lòng tin và tăng độ tin cậy của khách hàng đối với công ty.
Landing page, hay trang đích, là một trang web độc lập được tạo ra để tăng cường hiệu quả quảng cáo và tiếp thị. Trang này thường chứa một thông điệp tập trung và hấp dẫn, kèm theo một hành động mục tiêu cụ thể như điền vào biểu mẫu liên hệ hoặc mua sản phẩm. Đối với ngành dược phẩm, landing page thường được sử dụng để quảng cáo một sản phẩm cụ thể, thu thập thông tin khách hàng tiềm năng.
Sử dụng website và landing page giúp tiếp cận lượng lớn khách hàng thông qua mạng internet. Thông qua các công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến, sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể tiếp cận được đến khách hàng tiềm năng giúp gia tăng doanh số. Bên cạnh đó, website và landing page cho phép công ty dược phẩm tạo một trải nghiệm tương tác với khách hàng. Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin, xem đánh giá, và tương tác trực tiếp với công ty qua các biểu mẫu liên hệ, từ đó gia tăng doanh số bán hàng.
Đo lường hiệu quả và phân tích dữ liệu từ website và landing page giúp điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch truyền thông để đạt được hiệu quả cao nhất. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các công ty dược phẩm không thể bỏ qua kênh truyền thông marketing quan trọng này.

6. Các hoạt động digital marketing

Các sản phẩm Dược phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, vì vậy Marketing trong ngành Dược chịu rất nhiều những ràng buộc và tuân thủ pháp lý. Hiện nay, Digital Marketing đang là xu hướng trong tất cả các lĩnh vực và ngành Dược tất nhiên không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, ngành Dược là một ngành đặc thù, các hoạt động Digital Marketing cần những chiến lược khác biệt so với các ngành khác.
Các hoạt động digital marketing có thể kể đến như quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook, Instagram…), Email marketing, Social media marketing… 

Digital marketing là kênh truyền thông không thể thiếu trong ngành dược

Mỗi sản phẩm dược phẩm có đối tượng sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng sử dụng, các marketer cần phải lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp, từ đó tiếp cận được đúng tệp khách hàng. Bên cạnh đó, cần cân nhắc và thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Dược không phải là một ngành không thể sáng tạo, nhưng không được phép nói sai công dụng của sản phẩm.

MPG Academy cung cấp các khóa đào tạo thực chiến với phương pháp huấn luyện lấy học viên làm trung tâm, thông qua các kế hoạch, tình huống thực tế, với đội ngũ huấn luyện viên là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Marketing, Sales và các Giám đốc Marketing, Giám đốc Sales tại các công ty Y Dược giàu kinh nghiệm.

Xem thêm tại : https://mpg.edu.vn/