Các cách giữ chân khách hàng hiệu quả cho các doanh nghiệp
Giữ chân khách hàng là một bài toán khó nhưng bắt buộc các doanh nghiệp phải giải quyết thật tốt. Bởi đây là yếu tố để đảm bảo doanh thu, giảm bớt chi phí marketing và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Dưới đây, Chin Media sẽ gợi ý 6 cách để giữ khách hàng quay lại và trung thành với thương hiệu. Theo dõi các thông tin tiếp theo để biết cụ thể nhé!
Tại sao phải giữ chân khách hàng cũ?
Giữ chân khách hàng là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp với nhiều lợi ích to lớn. Việc thúc đẩy các hoạt động giữ chân khách hàng là những công việc nên được ưu tiên và triển khai nhanh chóng giúp doanh nghiệp:
Giảm bớt chi phí
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, giữ chân được khách hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách đáng kể. Việc giới thiệu sản phẩm với khách hàng hiện tại sẽ không tốn nhiều chi phí bằng những khách mới. Bởi, họ đã có kinh nghiệm sử dụng và không cần nhiều sự hỗ trợ từ nhân viên tư vấn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn giảm được các chi phí để tìm kiếm khách hàng mới như: Phí quảng cáo trên các kênh truyền thông, phí xây dựng nội dung,...
Gia tăng doanh thu
Khách hàng cũ có khả năng mua sản phẩm của bạn cao hơn so với những khách hàng mới vì đã có kinh nghiệm sử dụng trước đó. Đồng thời, tần suất mua hàng, số lượng sản phẩm và giá trị đơn hàng của họ có thể cũng cao hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ đảm bảo chất lượng và đáp ứng tốt nhu cầu thì mới có thể giữ chân khách hàng.
Tăng độ uy tín
Có thể nói, khách hàng cũ chính là một tài sản quý giá của các doanh nghiệp. Mỗi đánh giá của họ đều ít nhiều có sức ảnh hưởng tới những người xung quanh. Nếu đó là những đánh giá tốt sẽ gia tăng độ tin cậy và kích thích sự quan tâm của mọi người đối với thương hiệu. Bên cạnh đó, những ý kiến đóng góp và phản hồi của họ còn là cơ sở để bạn điều chỉnh và cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Giữ chân càng nhiều khách cũ càng tăng độ uy tín cho doanh nghiệp
Công thức tính tỷ lệ giữ chân khách hàng
Tỷ lệ giữ chân khách hàng hay còn gọi là Customer retention rate (viết tắt là CRR). Đây là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ khách hàng mà doanh nghiệp đã giữ được trong một khoảng thời gian xác định. Thông thường, CRR sẽ tỷ lệ thuận với doanh thu và mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Công thức CRR được tính như sau:
CRR= ((E-N)/S)x100
Trong đó, các thành phần được hiểu như sau:
-
E là số khách hàng ở cuối kỳ: Số lượng khách doanh nghiệp có được vào thời điểm kết thúc của một kỳ kinh doanh.
-
N là số khách hàng mới trong kỳ: Số lượng khách mới mà doanh nghiệp thu thập được trong kỳ kinh doanh nhất định.
-
S là số khách hàng ở đầu kỳ: Số lượng khách mà doanh nghiệp có vào thời điểm bắt đầu của một kỳ kinh doanh.
Tỷ lệ giữ chân khách cũ thường tỷ lệ thuận với sự phát triển doanh nghiệp
5 cách giữ chân khách hàng:
Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng
Để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, việc đưa ra sản phẩm/dịch vụ chất lượng là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đảm bảo được. Khi đáp ứng được những mong đợi và nhu cầu của khách hàng thì khả năng cao họ sẽ lựa chọn sản phẩm của bạn và trở thành một khách hàng trung thành trong tương lai. Ví dụ: Bạn đang kinh doanh một nhà hàng, nếu bạn cung cấp cho khách những món ăn ngon, bổ dưỡng, menu đa dạng và giá thành phải chăng thì khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và có thể tiếp tục quay trở lại.
Cho khách hàng những trải nghiệm tốt
Doanh nghiệp cần nỗ lực mang đến dịch vụ chăm sóc khách hàng vượt trội để tạo ra trải nghiệm tích cực và khiến khách hàng luôn cảm thấy hài lòng. Bên cạnh đó, điều này còn góp phần xây dựng niềm tin với khách và tăng khả năng họ giới thiệu thương hiệu của bạn với người khác. Ví dụ: Một cửa hàng thời trang chú trọng việc gửi thư cảm ơn hoặc tin nhắn chúc mừng sinh nhật vừa cho khách hàng thấy được sự quan tâm vừa khiến họ luôn nhớ về thương hiệu của bạn. Bằng cách này bạn sẽ duy trì được mối quan hệ lâu dài và có thể giữ chân khách hàng.
Để giữ chân được khách hàng doanh nghiệp cần đem tới những trải nghiệm tốt
Cung cấp chương trình khuyến mãi
Người tiêu dùng quan tâm rất nhiều đến các chương trình ưu đãi, giảm giá. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý, kích thích nhu cầu mua sắm của họ và hơn hết các bạn có thể giữ chân khách hàng. Đặc biệt, doanh nghiệp nên dành cho những khách hàng trung thành và khách hàng thân thiết những khuyến mãi dành riêng cho họ. Điều này nhằm tạo động lực để họ quay lại và hạn chế chuyển sang một đơn vị khác.
Ví dụ: Một cửa hàng bán lẻ áp dụng chương trình khuyến mãi hoặc tích điểm nhận voucher dành cho khách hàng thân thiết bằng cách gửi thông tin qua tin nhắn hoặc email. Khi khách hàng nhận được ưu đãi hoặc mức chiết khấu tốt sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm họ và có xu hướng gắn bó với thương hiệu đó để hưởng thêm nhiều ưu đãi khác.
Khuyến mãi là cách hữu hiệu để kích thích nhu cầu khách hàng
Giải quyết vấn đề nhanh chóng
Giải quyết vấn đề là một trong những yếu tố cần thiết để giữ chân khách hàng. Điều doanh nghiệp cần làm là tạo ra những kênh liên lạc thuận tiện cho việc trao đổi của khách hàng và bộ phận chăm sóc. Đồng thời, cố gắng đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu, đưa ra giải pháp hiệu quả và không quên cập nhật tiến độ xử lý để khách hàng nắm rõ.
Ví dụ: Một vị khách gặp vấn đề về đổi trả hàng hoặc hậu mãi, đội ngũ nhân viên sẵn sàng hỗ trợ và kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp sẽ khiến khách hàng đánh giá cao về thương hiệu và hai bên cũng duy trì được mối quan hệ tốt đẹp lâu dài.
Tạo dựng cộng đồng khách hàng
Với những lợi ích dưới đây chắc chắn các bạn sẽ không thể bỏ qua việc xây dựng cộng đồng khách hàng để có thể giữ chân khách hàng. Đầu tiên, đây là môi trường để tạo ra gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp vì có những tương tác qua lại thường xuyên. Đồng thời, ở đây các bạn có thể chia sẻ các thông tin hữu ích và phản hồi ý kiến của khách hàng nhanh chóng. Cùng với đó, một cộng đồng lớn mạnh còn góp phần gia tăng lòng tin ở khách hàng.
Ví dụ: Thương hiệu tạo ra một group trên Facebook, đây sẽ là nơi để khách hàng đánh giá về hiệu quả sản phẩm, chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng và tạo ra các tương tác giữa khách và nhân viên công ty. Nhờ vậy, các bạn vừa hỗ trợ khách hàng kịp thời hơn vừa tạo ra sự tin cậy để điều hướng họ trở thành khách hàng trung thành.
Thiết lập một cộng đồng khách hàng để tăng thêm mối liên kết
Tổng kết
Với những cách giữ chân khách hàng mà Chin Media vừa chia sẻ, mong rằng sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp tăng được lượng khách hàng trung thành trong tương lai và hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn. Ngoài ra, còn nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực marketing luôn được Chin Media cập nhật liên tục tại chuyên mục Blog. Mọi người nhớ theo dõi thường xuyên để không bỏ lỡ nhé!