Snapshot – MBA Meetup tháng 6/2023: Lãnh đạo đội nhóm cần “khả năng” hay “kỹ năng”?

Snapshot – MBA Meetup tháng 6/2023: Lãnh đạo đội nhóm cần “khả năng” hay “kỹ năng”?

Lãnh đạo đội nhóm cần “khả năng” – tư duy và tầm nhìn hướng về tương lai hay “kỹ năng” – những yếu tố thiên về chuyên môn như giải quyết xung đột trong đội nhóm hay phối hợp cùng các phòng ban, stakeholders liên quan?

MBA Meetup tháng 6/2023 vừa qua đón chào hai vị khách mời để bàn luận về chủ đề thú vị này. Khách mời đầu tiên là anh Đoàn Thanh Bình – Director Sourcing Operations, adidas Sourcing, học viên MBA khoá 2022. Hiện tại anh Bình phụ trách quản lý nhóm làm việc với bộ phận liên quan bên trong tập đoàn adidas có trụ sở từ nhiều quốc gia ở Đức, Hongkong, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nơi khác từ khâu lên ý tưởng sản phẩm cho đến khâu đưa sản phẩm sản xuất hàng loạt tại các nhà máy đối tác ở Việt Nam. Sản phẩm sau đó sẽ được phân phối tới khách hàng trên toàn thế giới.

Khách mời tiếp theo là anh Trần Tuấn Nghĩa – Project Manager, CapitaLand Development (Việt Nam), học viên MBA khoá 2022. Hiện nay, công việc chính của anh Nghĩa là quản lý, điều phối các bên liên quan từ team nội bộ, nhà tư vấn, đến nhà thầu để đảm bảo tiến độ thi công cũng như chất lượng của dự án.

MBA Meetup tháng 6/2023 đón chào hai vị khách mời là các nhà quản lý tại adidas Sourcing và CapitaLand Development (Việt Nam).

Giải quyết xung đột trong đội nhóm – “Kỹ năng” hay “khả năng” quan trọng?

Nếu như “kỹ năng” được định nghĩa là có thể làm tốt một việc nào đó, “khả năng” thường được hiểu rộng hơn như có đủ năng lực để thực hiện vượt ngoài “kỹ năng”. Cả “khả năng” lẫn “kỹ năng” đều sẽ quan trọng ở từng thời điểm nhất định.

Theo anh Bình, hầu hết các lãnh đạo đều sở hữu “kỹ năng” để xây dựng cũng như giải quyết xung đột trong đội nhóm. Nhưng để nói về xây dựng team, anh Bình vẫn thiên về “khả năng” khi lựa chọn giữa hai yếu tố này. “Những người có ‘khả năng’ sở hữu tư duy để có thể chuyển biến tình hình, thích ứng với thay đổi và đưa ra những định hướng thích hợp cho cả team”, anh Bình chia sẻ.

Vì sao xây dựng đội nhóm liên quan đến “khả năng”? Để cả team đạt được mục tiêu chung của một dự án, nhà quản lý có “khả năng” sẽ truyền đạt một bức tranh toàn cảnh rõ ràng và vạch ra những chiến lược, mục tiêu quan trọng và đường lối đúng đắn để dẫn dắt các thành viên đi đến bước đường thành công.

Nếu như anh Bình chọn “khả năng”, anh Nghĩa lại chọn “kỹ năng” làm yếu tố ưu tiên. Công việc của anh Nghĩa cần phải tương tác với nhiều đối tác quan trọng như các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan chức năng nên sẽ cần những “kỹ năng” xử lý tình huống. 

Chẳng hạn khi xảy ra mâu thuẫn với các bên liên quan, người quản lý cần phải “đứng mũi chịu sào” và cùng các thành viên giải quyết. “Đối với công việc cần điều phối nhiều bên liên quan như công việc của tôi thì kỹ năng giải quyết xung đột đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo được mục tiêu chung”, anh Nghĩa nói.

Theo anh Đoàn Thanh Bình, hầu hết các lãnh đạo đều sở hữu “kỹ năng” để xây dựng cũng như giải quyết xung đột trong đội nhóm nhưng để nói về xây dựng team, anh Bình vẫn thiên về “khả năng” khi lựa chọn giữa hai yếu tố này.

Chiến lược áp dụng để đội nhóm làm việc hiệu quả

Bàn về câu chuyện áp dụng chiến lược để đội nhóm làm việc hiệu quả, anh Bình cho biết sẽ không có công thức chung. Tuy nhiên, anh Bình sẽ có những bước sau để giúp đội nhóm đạt được hiệu suất trong công việc.

Đầu tiên, anh sẽ xác định giai đoạn phát triển của team khi nhận một đội ngũ mới. Giai đoạn phát triển thường chia ra 4 giai đoạn: forming (hình thành), storming (xung đột), norming (chuẩn hóa) và performing (hoạt động trôi chảy).

Ở giai đoạn hình thành và xung đột, tình hình chung là cả nhóm chưa thực sự thấu hiểu nhau và chưa “khớp” trong cách làm việc. Ở giai đoạn chuẩn hóa và hoạt động trôi chảy, các thành viên bắt đầu hiểu nhau và làm việc trơn tru hơn. Thông qua việc thấu hiểu đặc thù team ở từng giai đoạn, anh Bình có thể dễ dàng lên kế hoạch phát triển của từng nhân sự trong team để đạt được mục tiêu công việc phù hợp trong từng giai đoạn.

Tiếp theo, nếu xác định trong team có nhân sự cần đào tạo thêm kỹ năng, anh Bình sẽ áp dụng mô hình 3E – Education, Explore, Experience. Đây là mô hình đề cao tính giáo dục, trải nghiệm, kinh nghiệm. 

Ở chữ E đầu tiên – Education, anh khuyến khích nhân viên tham gia các lớp học, đồng thời sẽ giao task on-job training liên quan đến kiến thức đã được học để các bạn nắm được chữ E thứ 2 – Explore và 3 – Experience. Nhờ mô hình này, anh sẽ cải thiện “kỹ năng” làm việc và năng cao hiệu suất công việc của cả team.

Nếu anh Bình áp dụng cách xác định giai đoạn hình thành của một team và mô hình 3E cho những nhân sự cần training, anh Nghĩa sẽ chú trọng thêm vào yếu tố “bonding”. Đây là một khái niệm chỉ về sự gắn kết giữa các thành viên với nhau trong đội nhóm. Theo anh, các thành viên cần cảm nhận được sự hỗ trợ dù xảy ra bất kỳ tình huống nào và không phải trải qua cảm giác đơn độc, tự mình chống chọi lại những vấn đề vì mục tiêu chung của team.

Anh Trần Tuấn Nghĩa chú trọng thêm vào yếu tố “bonding” vì theo anh, tất cả các thành viên cần nhận được sự giúp đỡ từ người quản lý và không phải trải qua cảm giác đơn độc, tự mình chống chọi lại những vấn đề vì mục tiêu chung của team.

Giá trị từ MBA áp dụng vào công việc quản lý đội nhóm

Cả anh Bình và anh Nghĩa đều cho rằng việc tham gia vào chương trình MBA tại Đại học Western Sydney đã giúp mình nâng cao “kỹ năng” lẫn “khả năng”.

Anh Bình cho rằng chương trình MBA không chỉ giúp anh tăng “kỹ năng” quản lý bản thân mà còn giúp anh tăng “khả năng” nhìn nhận vấn đề thông qua một lăng kính đa chiều. Theo anh, gặp gỡ và kết nối với nhiều người đến từ các ngành nghề khác nhau đã mang đến những kiến thức về Sales, Marketing, Finance – các lĩnh vực không phải chuyên môn của anh Bình.

Đồng thời, anh Nghĩa cũng cho biết bản thân đã học hỏi được rất nhiều từ những người bạn học tài năng. Thông qua các dự án nhóm, những kiến thức về Sales, Marketing, Finance nếu anh cảm thấy không chắc chắn, anh có thể hỏi các anh chị, các bạn khác ở vai trò chuyên môn. Từ đó, anh sẽ gia tăng “khả năng” lẫn “kỹ năng” của bản thân để không mắc phải những lỗi sai như trước đây.

Anh Bình cho rằng chương trình MBA không chỉ giúp anh tăng “kỹ năng” quản lý bản thân mà còn giúp anh tăng “khả năng” nhìn nhận vấn đề thông qua một lăng kính đa chiều.

Tạm kết

“Khả năng” và “kỹ năng” đều quan trọng ở từng thời điểm. Nếu cần giải quyết vấn đề xung đột, các bạn sẽ cần đến “kỹ năng”, nhưng để xây dựng và dẫn dắt đội nhóm đi xa sẽ cần đến “khả năng”. Vì vậy, các leader sẽ tiếp tục cần trau dồi, học tập phát triển để phát huy yếu tố “khả năng”. MBA chính là một trong những nơi lý tưởng để các bạn rèn giũa “kỹ năng” quản lý bản thân lẫn “khả năng” quản lý đội nhóm.

MBA chính là một trong những nơi lý tưởng để các bạn rèn giũa “kỹ năng” quản lý bản thân lẫn “khả năng” quản lý đội nhóm.

MBA Meetup là chuỗi sự kiện giao lưu trực tuyến về hành trình học vấn, trải nghiệm học tập cùng kinh nghiệm làm việc từ chia sẻ của các học viên, cựu học viên đã và đang theo đuổi chương trình MBA. Xem thêm các sự kiện từ chương trình MBA tại Đại học Western Sydney tại đây.