Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Liệu chúng ta có còn tìm thấy sản phẩm “Sản-xuất-tại-Nhật Bản” ở Việt Nam?

Liệu chúng ta có còn tìm thấy sản phẩm “Sản-xuất-tại-Nhật Bản” ở Việt Nam?

Quốc gia xuất xứ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm. Một khảo sát của Q&Me đã chỉ ra tầm quan trọng cao của quốc gia xuất xứ đối với các sản phẩm về mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm và đồ điện tử. Cụ thể, “Sản-xuất-tại-Nhật Bản” hoặc “Sản-xuất-tại-Hàn Quốc” được sử dụng như một từ đồng nghĩa với sự tin cậy và chất lượng tốt.

Mặt khác, đã hơn một thập kỉ kể từ khi các nhãn hàng có chiến lược chuyển hướng đặt các nhà máy sản xuất của họ tại Đông Nam Á và Trung Quốc. Vậy thì, các mặt hàng “Sản-xuất-tại-Nhật Bản” hoặc “Sản-xuất-tại-Hàn Quốc” đang như thế nào tại Việt Nam? Chúng tôi đã phân tích dữ liệu nhập khẩu để tìm hiểu sản phẩm được nhập khẩu từ đâu. 

Khi chúng tôi nhìn vào tỷ lệ các mặt hàng “Sản-xuất-tại-Nhật Bản” hoặc “Sản-xuất-tại-Hàn Quốc” được nhập khẩu vào năm 2022, con số này nhỏ đến mức đáng ngạc nhiên. Trong ngành hàng đồ gia dụng, các sản phẩm “Sản-xuất-tại-Nhật Bản” chiếm tỷ lệ không lớn hơn 1% cho máy lạnh và 2% cho tủ lạnh. Xu hướng này cũng được áp dụng cho các sản phẩm “Sản-xuất-tại-Hàn Quốc”, khi có tỷ lệ nhập khẩu là 5% đối với máy lạnh và 3% đối với tủ lạnh. 

Các thương hiệu nổi tiếng về thiết bị điện gia dụng của Nhật Bản và Hàn Quốc như Panasonic, Daikin, Hitachi, Mitsubishi, Samsung, LG... đã dời dây chuyền sản xuất của họ đến Châu Á. Ví dụ, máy lạnh Panasonic chủ yếu được sản xuất ở Malaysia trong khi phần lớn tủ lạnh của họ được sản xuất tại Việt Nam. LG có rất nhiều nhà máy sản xuất thiết bị điện gia dụng tại Trung Quốc và Đông Nam Á, chỉ có các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp của họ được “Sản-xuất-tại-Hàn Quốc”.

Đối với các ngành như IT/ Điện gia dụng/ Xe hơi, rất khó để có thể tìm thấy các sản phẩm “Sản-xuất-tại-Nhật Bản” hoặc “Sản-xuất-tại-Hàn Quốc”. Các thương hiệu này đã di chuyển dây chuyền sản xuất của họ sang Trung Quốc và Đông Nam Á vì chi phí nhân công thấp, chuỗi cung ứng tốt hơn và chế độ thuế tốt hơn. 

Mặt khác, có một vài ngành hàng vẫn còn có thể tìm thấy sản phẩm “Sản-xuất-tại-Nhật Bản” và “Sản-xuất-tại-Hàn Quốc”, ví dụ như các sản phẩm về mỹ phẩm có tỷ lệ nhập khẩu từ 2 nước này cao hơn. Thêm vào đó, các sản phẩm trong ngành hàng mẹ và bé “Sản-xuất-tại-Nhật Bản” còn có tỷ lệ khá cao ví dụ như tả hay sữa bột. Các danh mục hàng tiêu dùng này có phạm vi quốc gia nhập khẩu rộng hơn do có nhiều SKU và mức tiêu thụ trên mỗi sản phẩm nhỏ hơn. 

Vậy thì các sản phẩm có trên thị trường hiện nay với “chất lượng Nhật Bản” hay “công nghệ Hàn Quốc” đang được sản xuất tại Châu Á. “Tại Nhật Bản”hoặc “Tại Hàn Quốc” được sử dụng như một chiến lược marketing để quảng bá về chất lượng cũng cũng như mức độ tin cậy của sản phẩm. Trong tương lai, không ai có thể dự đoán được rằng xu hướng này kéo dài đến bao lâu, nhưng sự suy yếu của đồng Won hoặc Yen sẽ giúp chúng ta mua được các sản phẩm đến từ các nước này với mức giá dễ chịu hơn. Chúng ta có thể có lại các sản phẩm thực sự “Sản-xuất-tại-Nhật Bản” hoặc “Sản-xuất-tại-Hàn Quốc” trong tương lai gần.