Gamification là gì? Cách thức triển khai chiến dịch Gamification Marketing

Gamification là gì? Cách thức triển khai chiến dịch Gamification Marketing

Cùng tìm hiểu một số nội dung tổng quan về gamification và sơ lược các bước triển khai gamification marketing qua bài viết dưới đây.

Gamification là phương thức ứng dụng khéo léo, “game hoá” các hoạt động marketing nhằm khuyến khích khách hàng tương tác nhiều hơn với doanh nghiệp hoặc để đạt một mục tiêu có chủ đích nào đó như lấy mã voucher, thực hiện đơn hàng hay kiếm tiền. 

Cách triển khai gamification marketing gồm 5 bước:

  • Bước 1: Xây dựng game concept
  • Bước 2: Chọn game mechanics phù hợp
  • Bước 3: Thiết kế gameplay, art direction, UX/UI
  • Bước 4: Phát triển frontend và backend
  • Bước 5: Xây dựng hệ thống dashboard theo dõi 

Bước 1: Xây dựng game concept

Game concept của một chiến dịch gamification marketing cần đáp ứng 3 yếu tố:

  • The context (ngữ cảnh): Ngữ cảnh ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn concept cho game, ngữ cảnh phù hợp sẽ giúp cho khách hàng dễ hiểu hơn game chơi trong dịp nào và tại sao các giải thưởng lại được trao như vậy. Ví dụ: vào dịp tết thì game dịp tết thường cho đổi thưởng các voucher mua sắm siêu thị, hoặc vé tàu xe, voucher mua các sản phẩm gia dụng...
  • Customer Interest (sở thích khách hàng): Chủ đề, topics hoặc điểm G của khách hàng trong ngữ cảnh sẽ giúp thu hút khách hàng hơn. Ví dụ: mùa Tết khách hàng thường có xu hướng chuyển tiền và giao dịch nhiều, mỗi giao dịch sẽ được tính điểm để khách hàng có thể chơi game và nhận nhiều phần quà hấp dẫn.
  • Brand Relevance (tính liên quan đến brand): Các yếu tố về thương hiệu phải được thể hiện qua concept của game, nhân vật trong game hay các mẩu truyện trong game.

Bước 2: Chọn game mechanics phù hợp

Có rất nhiều mechanics game khác nhau như luck-based, skill-based, leaderboard, immersive interaction, leaderboard, upgrade, collectibles.

Luck-based: Cơ chế này giúp người chơi nhận ngay những món quà hoặc vật phẩm trong trò chơi chỉ với một lần nhấp chuột. Brand có thể đặt xác suất và giới hạn tối đa cho số lượng tất cả các món quà/ vật phẩm có thể nhận được.

Skill-based dạng endless running: Người chơi chạy càng lâu và càng nhanh phản ứng tránh các chướng ngại vật, càng nhận được nhiều phần thưởng hơn.

Skill-based – Match & Merge: Dạng di chuyển các item khác nhau để “clear” bản đồ.

Skill-based – Fighting and action: Lối chơi hấp dẫn và phiêu lưu hơn với cảm giác căng thẳng cao được tăng cường bởi khái niệm của trò chơi (ví dụ: chiến tranh, chiến đấu với kẻ thù khắc nghiệt...).

Skill-based Farming: Trồng trọt 2D thường bao gồm quản lý một nông trại, trồng cây, nuôi thú và vượt qua những thử thách như thời tiết, sâu bệnh và thiên tai. 

Immersive Interaction (AR): Game tương tác ảo.

Upgrade/ Level-up: Việc nâng cấp hoặc tăng cấp khiến người chơi cảm nhận được sự tiến bộ trong trò chơi và thúc đẩy họ tiếp tục chơi để khám phá các phiên bản nâng cấp mới hoặc các mục/ trang bị cấp cao hơn.

Leaderboard: Tạo ra một môi trường cạnh tranh để thúc đẩy người chơi kiếm nhiều điểm hơn, tạo điều kiện phát triển cảm giác cạnh tranh và động lực để chiến thắng.

Collectible: Thu thập hoặc kiếm được những mục, vật phẩm hoặc token cụ thể trong thế giới trò chơi và kết hợp tất cả chúng để mở khóa bản đồ mới, tiến triển cốt truyện hoặc cung cấp cho người chơi những phần thưởng lớn.

Bước 3: Thiết kế gameplay, game dessign, UX/UI

  • Xây dựng và thiết kế customer journey cho toàn bộ platform: app, web, web app.

  • Xây dựng game economy và gameplay logic.

  • Chọn art direction.

  • Xây dựng UX/UI.

  • Phát triển visual effects (VFX) và animation.

Bước 4: Xây dựng frontend và backend

  • Đem thiết kế trên Figma lên thành ngôn ngữ dev như HTML5, React, Unity và Cocos
  • Code backend cho toàn bộ gameplay 
  • Xây dựng API, server config và database setup

Bước 5: Xây dựng hệ thống dashboard

  • Deep & Realtime Tracking: Dữ liệu trên bảng điều khiển được cập nhật theo thời gian thực trong khi tích hợp theo dõi trong ứng dụng được cập nhật đến từng phút.
  • Customized Authorization: Cổng đăng nhập có chức năng xác thực người dùng, và chức năng này được sử dụng trong việc quản lý cả dịch vụ khách hàng và hiệu suất chiến dịch.
  • Account-based Administration: Mọi thay đổi tài khoản sẽ được lưu lại để đảm bảo mức độ bảo mật cao nhất.