Quy trình nghiên cứu Marketing

Muốn nghiên cứu marketing có hiệu quả, có logic các nhà nghiên cứu marketing cần nằm vững quy trình nghiên cứu marketing sau đây:

  • Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.

  • Bước 2: Thiết lập kế hoạch nghiên cứu marketing.

  • Bước 3: Thu thập thông tin.

  • Bước 4: Phân tích thông tin.

  • Bước 5: Báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu.

Mỗi bước đều đóng một vai trò quan trọng như:

1.🔻Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Bước đầu cần phải xác định được vấn đề cần nghiên cứu. Bước này cần giải đáp được các câu hỏi sau: Doanh nghiệp còn vấn đề gì chưa khẳng định được? Đang gặp khó khăn trong kinh doanh hay muốn tìm cơ hội kinh doanh mới?

Khi đã xác định được vấn đề rồi nhà nghiên cứu cần nêu ra mục tiêu của việc nghiên cứu.

 

2.🔻Thiết lập kế hoạch nghiên cứu marketing

Bước này cần xác định thông tin cần thiết, thiết kế, triển khai một kế hoạch để thu thập cho có hiệu quả.

2.1 Xác định nhu cầu thông tin chuyên nghành

Nghiên cứu được chuyển thành nhu cầu thông tin chuyên nghành. Ví dụ doanh nghiệp chế biến thực phẩm đổi kiểu hộp hình vuông thay vì hình tròn như trước vì trọng lượng và giá cao. Việc nghiên cứu đòi hỏi các thông tin chuyên nghành như:

  • Đặc điểm nhân khẩu học (thu nhập, nghề nghiệp, hôn nhân...)

  • Thói quen mua sắm (nơi mua, thời gian mua, số lượng mua...)

  • Thái độ của người tiêu dùng đối với kiểu mới, giá ra sao?

  • Phản ứng của người bán lẻ đối với mẫu mã mới, giá ra sao?

 

2.2 Xác định nguồn thông tin cần thu thập

  • Nguồn thông tin thứ cấp từ nội bộ doanh nghiệp như các tài liệu ghi chép, các văn bản, báo cáo,... Và thông tin bên ngoài bao gồm thông tin từ thư viện, sách báo thương mại,v.v

  • Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng điều tra (qua quan sát, phỏng vấn, tiếp xúc...)

 

2.3 Chọn mẫu để nghiên cứu

  • Chọn theo xác suất: Đây là một phương pháp chọn mẫu dựa trên xác suất, nghĩa là mỗi thành viên trong quần thể mục tiêu có cơ hội bằng nhau được lựa chọn để tham gia vào mẫu nghiên cứu.

  • Chọn mẫu phi xác suất: Đây là phương pháp chọn mẫu không dựa trên xác suất và không đảm bảo tính ngẫu nhiên. Trong mẫu theo phi xác suất, các thành viên trong quần thể không có cơ hội được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và không đại diện cho quần thể.

 

2.4 Chọn công cụ nghiên cứu

  • Công cụ thu thập những thông tin định tính người ta sử dụng dàn bài thảo luận gồm giới thiệu mục đích và tính chất của việc nghiên cứu và các câu hỏi gợi ý cho việc thảo luận để thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn tại hiện trường

  • Công cụ thu thập những thông tin định lượng. Bảng câu hỏi bao gồm các dạng câu hỏi - trả lời, câu hỏi đóng, câu hỏi mở

  • Các thiết bị hỗ trợ có thể kể đến như: máy đếm người, máy scanner trong siêu thị,...

1.🔻Thu thập thông tin

Với thông tin sơ cấp nhà nghiên cứu có thể sử dụng các kỹ thuật như: quan sát, thực nghiệm, phương pháp điều tra.

  • Phương pháp quan sát nhằm thăm dò người tiêu dùng, thu thập các thói quen hoặc phản ứng của người tiêu dùng trong các tình huống cụ thể.

  • Phương pháp thực nghiệm.

  • Phương pháp điều tra bao gồm phương pháp phỏng vấn trục tiếp tại nhà, phỏng vấn face- to- face và các phương pháp thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm.

 

2.🔻Phân tích thông tin

Sau khi thu thập thông tin nhà nghiên cứu phảo xử lý và phân tích những thông tin đã thu thập. để xử lts bằng phần mềm trên vi tính. Sau đó đưa ra kết quả quan trọng để viết vào bảng báo cáo.

 

3.🔻Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu

Công việc cuối cùng của quy trình nghiên cứu là báo cáo kết quả nghiên cứu. Nội dung báo cáo cần phải đảm báo các yếu tố:

  • Tóm tắt cho nhà quản trị

  • Giới thiệu cơ sở, mục tiêu nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu

  • Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của chúng

  • Các hạn chế

  • Kết luận và kiến nghị

  • Phụ lục và tài liệu tham khảo nếu cần.

Và cần phải phân phối đến đúng nhà quản trị, đúng lúc, để giúp họ đưa ra quyết định có hiệu quả.

Ví dụ của Coca Cola chiến dịch "Share a Coke"

Dưới đây là mô tả về quy trình nghiên cứu và các bước trong chiến dịch:

Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

  • Vấn đề: Tăng tương tác và tạo liên kết với khách hàng.

  • Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu cách tăng cường tham gia khách hàng và tạo trải nghiệm cá nhân hóa thông qua việc chia sẻ và tương tác với thương hiệu Coca Cola.

Bước 2: Thiết lập kế hoạch nghiên cứu marketing

  • Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào mục tiêu khách hàng, đặc biệt là nhóm tuổi từ 18-35, trên các kênh truyền thông xã hội và offline.

  • Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp khảo sát trực tuyến và phân tích dữ liệu trên mạng xã hội để thu thập thông tin về sự tham gia, ý kiến và tương tác của khách hàng với chiến dịch "Share a Coke".

  • Lập lịch: Đặt một thời hạn hoàn thành nghiên cứu và lên kế hoạch cho việc thu thập dữ liệu trong suốt chiến dịch.

Bước 3: Thu thập thông tin

  • Thiết kế một khảo sát trực tuyến để thu thập ý kiến và thông tin từ mẫu người tiêu dùng trong nhóm tuổi từ 18-35.

  • Theo dõi và thu thập thông tin từ các nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm bài đăng, bình luận và hashtag liên quan đến chiến dịch "Share a Coke".

Bước 4: Phân tích thông tin

  • Phân tích dữ liệu khảo sát và các thông tin thu thập được trên mạng xã hội.

  • Tìm hiểu sự tham gia và tương tác của khách hàng, các ý kiến và cảm nhận về chiến dịch "Share a Coke".

  • Đánh giá tác động của chiến dịch đến nhận diện thương hiệu và độ hài lòng của khách hàng.

Bước 5: Báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu

  • Tổ chức báo cáo với thông tin chi tiết về kết quả nghiên cứu, bao gồm cả phân tích dữ liệu và nhận xét về sự tham gia và tương tác của khách hàng.

  • Trình bày kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng và logic, kèm theo những khuyến nghị cụ thể để cải thiện chiến dịch "Share a Coke" và tăng tương tác và tạo liên kết với khách hàng.

  • Chia sẻ báo cáo với các bên liên quan trong công ty Coca Cola và sử dụng kết quả để tối ưu hóa chiến dịch và phát triển các chiến lược tiếp thị tương lai.

 

Tìm hiểu thêm về marketing: https://tmarketing.vn/kien-thuc-marketing/