Marketing ở thế kỷ 21 đã và đang phải trải qua những thử thách gì?
Cùng với sự phát triển của thời đại số, công nghệ hóa - hiện đại hóa 4.0, chúng tạo ra rất nhiều ảnh hưởng đến sự thay đổi và xu thế Marketing song với đó cũng sẽ có những thử thách trong Marketing cụ thể là:
1. Sự phát triển marketing phi lợi nhuận 🔻
Marketing đang ngày càng phát triển và được vận dụng trong các lĩnh vực phi lợi nhuận như trường học, bệnh viện, bảo tàng, nhà thờ…Các tổ chức của chính phủ cũng được quan tâm và ứng dụng marketing trong các hoạt động của mình thông qua các chiên chiến dịch như bảo vệ môi trường, chống hút thuốc, chương trình tuyên truyền tiết kiệm điện, nước, giáo dục an toàn giao thông, an toàn tình dục qua đó đạt được các mục tiêu xã hội của mình.
2. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin🔻
Sự phát triển như vũ bảo trong lĩnh vực viễn thông, vi tính, kỹ thuật số…đã làm ảnh hưởng đến cách thức mà doanh nghiệp cung cấp và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
3. Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới🔻
Trong hai thập niên vừa qua, nền kinh tế thế giới đã có nhiều sự thay đổi nhanh chóng, khoảng cách về địa lý và văn hóa đang mở dần nhờ các phát minh của công nghệ thông tin và du lịch. Việc này cho phép các doanh nghiệp mở rông thị trường kinh doanh của mình về mặt địa lý, gia tang giao dịch và mở rộng sản xuất.
Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, dù là địa phương hay toàn cầu họ dều phải đối mặt với sự cạnh tranh mang tính toàn cầu. Các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trong thị trường nội địa mà còn phải đối phó với sự cạnh tranh của các nhãn hiệu còn lại của thế giới khi sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài. Họ không chỉ bán sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài mà còn cân nhắc và tính toán việc chọn mua nguyên liệu nhập từ nước ngoài.
Các nhà marketing luôn luôn nghiên cứu và trả lời câu hỏi yếu tố toàn cầu đang ảnh hưởng đến nền kinh tế nước mình. Nhiều doanh nghiệp đang hình thành chiến lược liên minh với các doanh nghiệp nước ngoài và thậm chí với các đối thủ của mình.
Trong thế kỷ 21, chỉ các doanh nghiệp đang biết xây dựng mạng lưới toàn cầu tốt thì mới có cơ hội thành công cao hơn.
4. Trách nhiệm với xã hội và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp🔻
Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế là mục đích cuối cùng, tuy nhiên trách nhiệm và đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và thực hành marketing phải xuất phát từ lợi ích của khách hàng và cộng đồng bên cạnh lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp.