Hướng Dẫn Cách Tạo CV Designer Thu Hút Nhà Tuyển Dụng

CV designer - aim academy

Với một công việc đặc thù sáng tạo như Designer, làm sao để thể hiện được cá tính và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng chỉ bằng chiếc CV? Cùng xem CV của Designer ngành marketing có gì đặc biệt nhé! 

Nội dung chính của bài viết: 

  • Làm Designer là làm gì? 

  • Học Design ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp của Designer 

  • CV của Designer sẽ trông như thế nào? Làm sao để Designer gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua CV? 

  • Mức lương trung bình của Designer là bao nhiêu?

  • Lộ trình thăng tiến của một Designer 

  • Kỹ năng cần có của một Designer 

  • Tạm kết 

I. Làm Designer là làm gì? 

Là một Designer thuộc ngành Tiếp thị & Truyền thông, nhiệm vụ của bạn sẽ bao gồm sản xuất nội dung trực quan (visual content) bằng kỹ năng thiết kế đồ họa và phối hợp với các marketer trong “công cuộc” quảng bá hình ảnh cho thương hiệu.

Các Designers sẽ làm việc theo các nguyên tắc thiết kế, kết hợp với một bộ quy tắc đã được thiết lập từ trước (brand guidelines) để làm rõ hình ảnh của thương hiệu.

Mục tiêu chung của công việc này là cải thiện mặt visual cũng như mức độ nhận biết của thương hiệu, từ đây góp phần vào xây dựng một chân dung thương hiệu thật ấn tượng trong lòng khách hàng. 

II. Học Design ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp của Designer.

Ngành thiết kế thật ra có nhiều ngóc ngách mới mẻ hơn là bạn tưởng tượng. Ví dụ chúng ta có mảng thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, thiết kế sản phẩm,... Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về những khía cạnh liên quan trực tiếp đến Marketing & Communication, bao gồm 3 vị trí:

  • Graphic Designer 

  • UX/UI Designer

  • Web Designer 

Nhiệm vụ của từng tuýp như sau: 

1. Graphic Designer (Thiết kế đồ họa) 

Các chuyên viên thiết kế đồ họa sử dụng truyền thông trực quan để thiết kế các items, chẳng hạn như nhãn hiệu sản phẩm, logo, brochures hoặc mẫu quảng cáo.

Họ có thể làm việc trong các mảng khác nhau, ví dụ như xuất bản (publishing) và tiếp thị (marketing). Các chuyên viên thiết kế đồ họa chính là người giúp cho công ty truyền tải bản sắc thương hiệu thông qua các “chất liệu” marketing và bao bì sản phẩm thật hút mắt người xem.

Họ sẽ cần phải thấu hiểu các nguyên tắc và công cụ thiết kế, chẳng hạn như kiểu chữ, lý thuyết về màu sắc và các kỹ thuật sắp xếp bố cục. Nhiệm vụ của họ bao gồm: 

  • Sử dụng các công cụ thiết kế để tạo bố cục in ấn, chẳng hạn như quảng cáo trên báo & tạp chí, brochures và tờ rơi

  • Tạo tác phẩm nghệ thuật thông qua một số nền tảng media, bao gồm thiết kế kỹ thuật số (digital designs) và phác thảo (sketches) 

  • Thiết kế hình ảnh cho trang web và các kênh social media của công ty

2.  UX/UI Designer (Thiết kế trải nghiệm & giao diện người dùng) 

User Experience Designer (UX Designer) có nhiệm vụ phát triển các dịch vụ, sản phẩm và công nghệ cho người dùng thông qua các sản phẩm digital và website.

  • Họ tập trung vào cách người dùng tương tác với sản phẩm/dịch vụ digital để đảm bảo rằng họ cảm thấy trải nghiệm này hiệu quả và thú vị!

  • UX Designer sẽ đưa ra các quyết định về tính năng và thẩm mỹ của sản phẩm dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích người dùng. Nhiệm vụ này đòi hỏi UX Designer cần phát triển mô hình chân dung khách hàng để tìm ra các vấn đề tiềm ẩn mà người dùng có thể gặp phải, từ đó đưa ra hướng giải quyết.

User Interface Designer (UI Designer) sẽ hợp tác với UX Designer để phát triển giao diện tối ưu cho khách hàng bằng cách ưu tiên các yêu cầu của họ.

  • Họ sẽ là người tạo ra sơ đồ cho dự án thiết kế giao diện người dùng, phát triển các thành phần của thiết kế giao diện, chẳng hạn như phối màu.

  • UI Designer còn có nhiệm vụ trình bày chi tiết về giao diện của khách hàng, ví dụ như màu sắc, bố cục, kiểu chữ và các yêu cầu về thương hiệu, để thiết lập tính nhất quán trong thiết kế giao diện.

  • UI Designer cũng phải tiến hành các kiểm tra để đảm bảo giao diện tương thích với các kích thước màn hình khác nhau.

3. Web Designer 

Nhiệm vụ chính của Web Designer là tạo ra các trang web hiển thị với người dùng. Các nhà thiết kế trang web chuyên nghiệp sẽ sử dụng kiến ​​thức về visual design và lập trình máy tính để thiết kế trang web theo yêu cầu của khách hàng.

Họ xây dựng cấu trúc của trang web, đồng thời đảm bảo rằng các thông tin đang được trình bày một cách thật thu hút.

Web Designer cần sắp xếp đồ họa, văn bản và video của trang web để đảm bảo khả năng truy cập và hiệu quả chung. Nhiệm vụ của họ có thể trải dài từ việc tư vấn cho khách hàng để xác định các yêu cầu cần thiết cho đến các bước kiểm tra sau cùng. Một số nhiệm vụ khác của Web Designer bao gồm:

  • Làm rõ các thông số kỹ thuật của khách hàng cho dự án mới

  • Phát triển các mẫu bố cục để đưa ra đánh giá chung

  • Tổ chức nội dung cho các trang cá nhân

  • Cộng tác với Graphic Designers để xây dựng visuals (bao gồm logo và biểu tượng) 

  • Phối hợp với copywriter và các nhà phát triển nội dung trong việc định dạng văn bản trên trang web 

  • Giải quyết các vấn đề và thực hiện các yêu cầu sửa đổi của khách hàng 

  • Tư vấn và thảo luận với các team khác, chẳng hạn như team marketing và team kỹ thuật 

Ngoài ra, Designer còn có thể “đá sân” sang phát triển ở một số con đường khác trong sự nghiệp của mình vì các kỹ năng của Designer đều có thể được vận dụng linh hoạt với nhiều vai trò khác nhau, bao gồm cả trong và ngoài lĩnh vực digital. Một số vai trò có thể cân nhắc: 

  • Giảng viên

  • Coach/mentor

  • Giám đốc sản xuất

  • Cố vấn chiến lược 

  • Chief of officer 

III. CV của Designer sẽ trông như thế nào? Làm sao để Designer gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua CV? 

CV designer - aim academy

Cũng như những ngành nghề khác, CV cũng là nơi để Designer thể hiện các kỹ năng, tố chất và thành tựu của mình mà họ cho là phù hợp với công việc và công ty họ đang ứng tuyển. Từ đây, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá và cân nhắc giữa các ứng viên. 

Dưới đây là một số tips để Designer gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng CV của mình: 

Một bản tóm tắt chuyên nghiệp, súc tích 

Hãy dành khoảng 3 - 5 câu để thể hiện “Bạn là ai” với tư cách một Designer một cách thật rõ ràng và ngắn gọn. Ở đây, bạn có thể đề cập đến số năm kinh nghiệm của mình và cả những phẩm chất có thể khiến bạn trở thành một ứng viên sáng giá cho vị trí này!   

Thể hiện chi tiết kinh nghiệm liên quan 

Đây là phần khiến rất nhiều ứng viên “rơi rụng” trong vòng CV bởi những gì được viết ra hoàn toàn có thể phản ánh rằng bạn có thực sự hiểu những giá trị mà mình đang tạo ra hay không.

Vì thế, ở hạng mục này đừng chạy theo số lượng mà hãy cố gắng liệt kê thật rõ ràng những thành tích và cả những thay đổi tích cực mà bạn đã có thể đem lại cho đội nhóm. Đừng quên bổ sung một vài con số cụ thể để tăng tính xác thực cho lời nói nhé! 

Các kỹ năng cứng & kỹ năng mềm 

Đây là lúc bạn cần nhìn kỹ lại bản mô tả công việc để tìm ra những từ khóa quan trọng mà công ty đang tìm kiếm ở một ứng viên lý tưởng. Bước “review” này sẽ giúp bạn nhìn ra những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu thích, đánh thẳng vào nó, thế là thành công đã gần hơn một bước rồi! 

Một số kỹ năng ấn tượng cho các Graphic Designer tham khảo để tạo nên một chiếc CV nổi bật:

  • Kiến thức về phần mềm thiết kế & chỉnh sửa ảnh 

  • Tố chất nghệ thuật và kỹ năng sáng tạo

  • Khả năng tổ chức và quản lý thời gian

  • Typography

  • Kiến thức về lý thuyết màu sắc, bố cục và hình minh họa

Các bằng cấp và chứng chỉ 

Phần này sẽ bao gồm tất cả những bằng cấp và chứng chỉ từ quá trình mà bạn được đào tạo qua trường lớp. Thông thường đối với ngành marketing, các nhà tuyển dụng sẽ thích các Designer có bằng cấp về lĩnh vực Graphic Design, Animation, Web Design và một số lĩnh vực liên quan khác. 

Đính kèm portfolio 

Graphic Design Portfolio là một bộ sưu tập trực quan về những tác phẩm của bạn, nó thể hiện những gì bạn đã đạt được cho đến nay và cả những gì bạn hy vọng đạt được trong tương lai.

Là một nhà thiết kế đồ họa, portfolio rất quan trọng để thể hiện khả năng của bạn với các khách hàng tiềm năng (đặc biệt là với Freelance Graphic Designer). Mặc dù trước đây các nhà thiết kế đồ họa thường giao tận tay một bản portfolio thật to bao gồm mọi thứ của họ cho các khách hàng tiềm năng xem xét, nhưng ngày nay, bạn chỉ cần tạo một digital graphic design portfolio và gửi link cho các bên quan tâm.

Các Designers cũng nên cập nhật portfolio của mình thường xuyên và sử dụng các từ khóa SEO để tăng khả năng khách hàng mới tìm thấy các tác phẩm của bạn thông qua tìm kiếm trên Google. 

CV designer - aim academy

IV. Mức lương trung bình của Designer là bao nhiêu?

Designer là ngành có dấu hiệu phát triển nhanh chóng trong những năm qua và ngày càng được đầu tư và quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Với nhu cầu về chuyên viên thiết kế ngày càng tăng cao, mức lương cho các designer cũng từ đó mà tăng trưởng trông thấy. 

Theo báo cáo của Salary Explorer, thì mức lương trung bình của Designer vào năm 2023 ở Việt Nam là khoảng từ 5 - 16 triệu đồng/tháng. Trong đó mức lương đối với Designer mới tốt nghiệp là 5 - 7 triệu đồng/tháng và vào khoảng trên 11 triệu đồng/tháng đối với designer có kinh nghiệm từ 5 năm. 

CV designer - aim academy

V. Lộ trình thăng tiến của một Designer 

Có 3 lộ trình thăng tiến chủ yếu cho nghề Design, bao gồm: Practitioners hay Individual Contributors, Managers & Executives, và Consultants.

Đi lên theo chiều dọc là hướng đi thường gặp nhất, tuy nhiên các Designers hoàn toàn có thể phát triển theo chiều lên, xuống, dọc, ngang tùy theo trình độ kỹ năng, mức độ đào tạo, kinh nghiệm và cả những “biến số” của cuộc đời! 

Practitioners 

Practitioners sử dụng các kỹ năng thiết kế của họ để tạo ra các trải nghiệm, tác phẩm kỹ thuật số,... Nói chung, họ tập trung một cách tổng quát vào toàn bộ quá trình thiết kế. 
Lộ trình của practitioners sẽ chia ra làm nhiều cấp độ như sau: 

Junior designer ⟹ Designer ⟹ Senior designer ⟹ Lead designer 

CV designer - aim academy

Managers & Executives 

Các Design Managers & Executives sẽ tập trung vào việc quản lý nhóm của mình, phát triển kỹ năng của họ thông qua thực hành, đồng thời đảm bảo rằng các sản phẩm do nhóm tạo ra sẽ hỗ trợ, đóng góp và dẫn dắt được các mục tiêu chung của tổ chức. 
Các cấp bậc trong lộ trình của Design Managers & Executives bao gồm: 

Team leader ⟹ Manager → Director ⟹ Vice President/General Manager ⟹ C-level Executive

CV designer - aim academy

Consultants 

Design Consultants là những nhà thiết kế sẽ đưa kỹ năng của họ ra thị trường để cung cấp kiến ​​thức chuyên môn cho các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam, vị trí Design Consultant vẫn chưa thực sự phổ biến
Các vị trí trên lộ trình trở thành một Design Consultant bao gồm: 

Các vị trí trên lộ trình trở thành một Design Consultant (không đi theo cấp bậc) bao gồm: 

  • Freelancer 

  • Contractors (Nhà thầu thiết kế) 

  • Senior contractors 

  • Independent consultants 

  • Thought leaders (Họ thường được thuê để cung cấp hướng dẫn về kiến ​​thức chuyên môn, ví dụ như ý tưởng hoặc phương pháp).  

CV designer - aim academy

Song, một lộ trình điển hình của Designer ngành MarCom tại Việt Nam có thể đi từ:

Design Intern ⟹ Junior Designer ⟹ Senior Designer ⟹  Creative Director.

Đặc biệt, vị trí Creative Director là người chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan đến công việc xây dựng hình ảnh cho sản phẩm hay thương hiệu.

Đây cũng là một trong vị trí rất quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp hay bất cứ bộ phận thiết kế nào, là yếu tố then chốt trong quá trình lên sản xuất và phát triển sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp.

Số năm kinh nghiệm cần có ở vị trí này là từ 9-10 năm với mức lương hàng tháng là 30 – 50 triệu. 

VI. Kỹ năng cần có của một Designer 

Một tiêu chí có lẽ bất kỳ Designer nào cũng cần, nhưng để thực sự biến những ý tưởng trên giấy thành tác phẩm vừa trông thật cuốn hút, vừa phải thể hiện thật khéo léo và duyên dáng thông điệp của brand, thì nó đòi hỏi nhiều kỹ năng và quá trình đào tạo hơn thế! 

Một số kỹ năng cần có của một Designer bao gồm: 

Kỹ năng chuyên môn: 

  • Kỹ năng sáng tạo 

  • Kỹ năng phác thảo 

  • Kỹ năng thiết kế chữ

  • Kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế (Photoshop, Illustrator, InDesign…) 

  • Kỹ năng xử lý màu sắc 

  • Tối ưu hóa bố cục

  • Kỹ năng thiết kế in ấn

Kỹ năng mềm: 

  • Kỹ năng giao tiếp, truyền thông 

  • Kỹ năng Marketing 

  • Am hiểu công nghệ 

  • Kỹ năng kết nối (networking) 

  • Kỹ năng nghiên cứu và lập kế hoạch 

  • Kỹ năng quản lý dự án 

  • Thấu hiểu khách hàng

Tạm kết

Với một công việc đặc thù về sáng tạo nhưng cũng rất “ràng buộc” như Designer, bạn cần phải hòa hợp cá tính của mình với tác phẩm để phục vụ cho công cuộc branding của thương hiệu, nhưng cũng đừng quên thêm nhiều chút sáng tạo để ý tưởng được tỏa sáng và đem lại dấu ấn cho thương hiệu trong lòng khách hàng! 

Nếu bạn không muốn bỏ qua cơ hội được nâng tầm tư duy sáng tạo cùng các Creative Directors tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, hãy tham khảo KHÓA HỌC CREATIVE IDEAS tại đây. 

CV designer - aim academy