Bí quyết giúp bạn có kỹ năng thuyết trình thu hút như Steve Jobs
Chắc hẳn bạn đã quá quen khi thuyết trình trên lớp hay những lần trình bày ý tưởng trên công ty. Bạn có thể diễn đạt nội dung một cách lưu loát nhưng vẫn cảm giác chưa thu hút người xem. Vậy làm cách nào để có được kỹ năng thuyết trình thu hút khiến người xem không thể ngó lơ?
Theo nghiên cứu về xu hướng phát triển trong tương lai, kỹ năng mềm sẽ quyết định đến 75% thành công trong sự nghiệp của bạn. Giống như CEO nổi tiếng Steve Jobs, ngoài được biết đến với vai trò nhà đồng sáng lập Apple, ông còn được xem là một diễn giả tài năng. Steve Jobs là một trong số ít CEO sở hữu biệt tài kể chuyện tài tình mà ít ai có thể làm được. Đối với những buổi thuyết trình của Steve Jobs, ông không chỉ trình bày thông tin đơn thuần mà trong mỗi câu chuyện ông mang đến đều tràn đầy cảm hứng khiến khán giả thán phục. Nếu muốn người nghe không thể nào rời mắt khỏi buổi thuyết trình của mình, áp dụng ngay những kỹ năng thuyết trình của Steve Jobs dưới đây:
Luôn kiểm soát tốc độ nói phù hợp với người nghe
Giọng nói chính là một bí quyết thu hút trong nghệ thuật thuyết trình, giống như câu nói “Người thanh, tiếng nói cũng thanh. Chuông kêu chuông đánh, bên vành cũng kêu”, tốc độ nói là yếu tố quyết định đến khả năng chú ý của người nghe rất nhiều. Nếu như bạn nói quá chậm hoặc quá nhanh xuyên suốt buổi thuyết trình sẽ làm cho người nghe rất khó tập trung và không thể nhớ được trọng tâm trong nội dung trình bày.
Những lần đứng trên sân khấu trình bày, Steve Jobs luôn thể hiện một cách luôn loát, tự tin và không cần nhìn tài liệu. Ông không bao giờ phạm lỗi phổ biến khi thuyết trình mà nhiều người mắc phải là nói quá nhanh khi hồi hộp, nói quá lớn, lên giọng không đúng trọng tâm ở những câu không phải câu hỏi hay chèn quá nhiều từ “ừm”, “ờ” khi trình bày với mọi người. Để đạt được điều đó, Steve Jobs chia sẻ ông đã dành nhiều thời gian luyện tập để có thể kiểm soát tốc độ nói của mình sao cho phù hợp với nội dung.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn muốn thuyết phục đối tượng lắng nghe có vẻ không đồng ý, nên nói nhanh hơn. Ngược lại, nếu cảm giác người nghe thể hiện sự đồng tình, hãy nói chậm lại. Để lý giải cho việc này, nếu như tốc độ nói của bạn nhanh sẽ làm cho họ ít thời gian hình thành những lý do để bác bỏ, từ đó giúp bạn có cơ hội tốt hơn trong việc thuyết phục họ. Ngược lại, nếu bạn cảm nhận được sự đồng tình từ phía người nghe, việc nói chậm sẽ giúp họ có thời gian đánh giá những ý kiến của bạn. Khi đó, cùng với sự đồng ý ban đầu kết hợp với những lập luận bạn trình bày thuyết phục sẽ khẳng định được thông tin trong đầu của khán giả lâu hơn.
Chọn cách giao tiếp phù hợp với đối tượng khán giả của mình
Có một quy luật chung cho rằng, nam giới luôn có xu hướng cạnh tranh giành chiến thắng. Vì thế để giúp họ có thể thích thú khi bạn giao tiếp trong bài thuyết trình, hãy tinh tế biến cuộc hội thoại thành tranh luận tích cực để họ hứng thú hơn. Ngược lại, theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ thường tập trung hơn vào các mối quan hệ và yêu thích sự hài hước, vì vậy truyền đạt trực tiếp, vui vẻ vào vấn đề sẽ hiệu quả hơn khi bạn lựa chọn tiếp cận họ để thảo luận.
Chọn cách giao tiếp phù hợp với đối tượng khán giả của mình còn được hiểu là xác định về phương thức giao tiếp mà họ thích thú muốn lắng nghe. Giống như đối với người trẻ, họ sẽ thích sự năng động, những nội dung trải nghiệm sẽ thực tế hơn là lý thuyết giáo điều cứng nhắc. Ngược lại, chọn cách trình bày nghiêm túc, triết lý sẽ phù hợp với khán giả trung niên hơn.
Tuyệt chiêu mà Steve Jobs kết nối với khán giả là ông luôn biết cách giao tiếp phù hợp với từng người. Bằng sự thông minh vốn có, Steve Jobs sẽ tạo đề tài mang tính tranh luận khi nói chuyện với đàn ông và mang đến những câu trêu hài hước khi kết nối với khán giả phụ nữ. Tuy vậy, mặc dù đối tượng khán giả là nam hay nữ thuộc độ tuổi nào, bằng sự tinh tế và thông minh khi làm chủ sân khấu của mình, Steve Jobs luôn tiếp cận khán giả một cách gần gũi nhất để mang lại hiệu quả giao tiếp trong thuyết trình.
Nguyên tắc số 3 - con số quyền lực trong giao tiếp
Steve Jobs đã từng pha trò với con số 3 khi nói rằng: “Hôm nay chúng tôi giới thiệu 3 sản phẩm đột phá. Đầu tiên, là một chiếc iPod màn hình rộng với màn hình cảm ứng. Thứ hai là một chiếc điện thoại di động cải tiến. Và thứ ba là một thiết bị đột phá trong việc kết nối thông tin với Internet". Sau đó, để kết lại phần giới thiệu ông đã nói rằng “Đây không phải là 3 thiết bị riêng biệt, chúng chỉ là 1, và chúng tôi gọi đó là iPhone”.
Bạn thấy điều gì không? So với số 2 hay số 1, khi đưa ra danh sách của 3 điều gì đó thường kích thích sự tò mò hơn và dễ nhớ hơn rất nhiều. Con số 3 luôn gắn liền với các quy luật quan trọng của sáng tác nghệ thuật. Nghiên cứu cho rằng tâm trí chúng ta chỉ có thể tiếp thu 3 đến 4 nhóm thông tin mỗi lần. Và hiển nhiên rằng, Steve Jobs đã áp dụng kiến thức này rất thành công cho đến ngày nay, mọi nhà diễn thuyết nổi tiếng đều dùng 3 phần để trình bày cho khán giả dễ hiểu.
Số 3 là con số quyền lực trong giao tiếp và có khả năng nắm bắt tâm trí của khán giả rất lớn. Trong một bài thuyết trình bạn hãy chia thành 3 ý trọng tâm, mỗi ý lớn gồm 3 ý nhỏ, hạn chế chỉ có 2 ý vì sẽ quá ít mà 4 ý lại dẫn đến nội dung quá dài. Nếu bạn muốn trình bày một nội dung giúp khán giả nắm ý “Vững như kiềng ba chân”, nguyên tắc số 3 là một bí quyết hữu ích giúp cho bài thuyết trình hoàn hảo.
Để có một buổi thuyết trình ấn tượng, không chỉ lưu loát về phần trình bày nội dung là đủ, học hỏi cách trình bày của những nhà diễn thuyết nổi tiếng như Steve Jobs sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm hoàn thiện kỹ năng thuyết trình mỗi ngày. Thêm vào đó, nếu muốn có nhiều cơ hội luyện tập và trải nghiệm thực tế kỹ năng, kiến thức mới khi giao tiếp thuyết trình, đến với Học viện kỹ năng VTALK sẽ là một lựa chọn tối ưu của bạn. Với đội ngũ giảng viên uy tín và chất lượng, VTALK sẽ giúp bạn ứng dụng ngay kỹ năng vào cuộc sống, nâng cao điểm số học tập và xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân để trở thành một phiên bản tự tin, chủ động, tỏa sáng chỉ sau 24 tuần.
Lê Thị Bảo Trân