Kantar – FMCG Monitor quý I/2023: Hoạt động mua sắm Tết trở lại thúc đẩy tăng trưởng ngành hàng

Kantar – FMCG Monitor quý I/2023: Hoạt động mua sắm Tết trở lại thúc đẩy tăng trưởng ngành hàng

Báo cáo FMCG Monitor quý I/2022 mới nhất của Kantar (12 tuần kết thúc vào 26/3/2023) tổng hợp và cập nhật những xu hướng phát triển của ngành hàng FMCG tại 4 thành phố (TP) chính và nông thôn Việt Nam.

Tình hình kinh tế Việt Nam

Kinh tế quý I/2023 tăng trưởng GDP 3,32%, thấp hơn nhiều mục tiêu 5,6% mà Chính phủ đã đặt ra. Điều này cho thấy, nền kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn và một trong số đó là lạm phát. Điều này đặt ra thách thức không hề nhỏ trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm.

Quan điểm người tiêu dùng

Trước những thách thức về tình hình kinh tế, nhiều người tiêu dùng (NTD) vẫn đang bi quan vào tình hình tài chính. Dự báo cho thấy năm 2023, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, đơn hàng có thể sẽ bị cắt giảm đến hết quý I, thậm chí là quý II/2023, gây sức ép không nhỏ lên đời sống của người lao động.

Thu nhập và ổn định công việc là hai mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay, trực tiếp ảnh hưởng đến dự định chi tiêu của họ, trong đó là chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh. Chuyển biến này đòi hỏi các nhà sản xuất nhanh chóng đưa ra các kịch bản nhằm hiểu được sự thay đổi và đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng.

Bức tranh FMCG

Chỉ số giá trung bình vẫn tiếp tục tăng tại Thành thị 4TP, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của toàn ngành hàng FMCG. Mặt khác, khu vực Nông thôn cho thấy một bức tranh khởi sắc nhờ sự phục hồi của khối lượng mua lên đến 10%.

Tăng trưởng theo ngành hàng

Một trong những ngành hàng tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong quý I là Thức uống, tiếp theo đó là Sản phẩm Chăm sóc cá nhân, được chọn mua nhiều vào dịp Tết.

Trong khi đó tại Nông thôn, dẫn đầu tăng trưởng là Sản phẩm Chăm sóc cá nhân sau khi chững lại vào năm ngoái do người dẫn hạn chế đi lại. Sự tăng trưởng của ngành hàng Sản phẩm Chăm sóc cá nhân có đóng góp to lớn từ các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm.

Tiêu điểm quý I – Tết 2023

Tổng giá trị FMCG vào dịp Tết 2023 tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự quay lại của hoạt động tặng quà, thăm viếng sau khi giảm sâu vào năm ngoái do ảnh hưởng dịch COVID-19. Báo cáo về thói quen mua sắm Tết của Kantar cho thấy, ngoài những ngành hàng được chọn nhiều nhất như bia, bánh kẹo, nước ngọt... Top quà tặng tăng trưởng nhanh nhất dịp Tết năm nay còn có Rượu, Sô cô la. Sự tăng trưởng này cho thấy chi tiêu cho mặt hàng quà tặng cao cấp dịp Tết vẫn được ưa chuộng.

Toàn cảnh thị trường bán lẻ

Kênh mua sắm tiện lợi như cửa hàng mini và mua sắm trực tuyến dẫn đầu tăng trưởng trong quý I năm nay, cho thấy sự lựa chọn của người tiêu dùng trong dịp lễ tết đối với các kênh bán lẻ tiện lợi, hiện đại ngày càng phổ biến hơn. Bên cạnh đó, cửa hàng tạp hóa vẫn là kênh truyền thống quan trọng, chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng thị phần theo thời gian.

Giải pháp nghiên cứu nổi bật

Tại sao phương pháp lấy người mua hàng làm trung tâm đem lại tăng trưởng cao hơn?

Với sự chuyển hóa mạnh mẽ và đa dạng của các kênh mua sắm, NTD không những có nhiều sự lựa chọn hơn mà còn có nhiều tiêu chí riêng khi lựa chọn mua sắm ở các kênh bán lẻ khác nhau. Chính vì vậy, thấu hiểu hành trình mua sắm của NTD là bước tiến quan trọng để giúp NSX và nhà bán lẻ thu hút NTD.

Tải xuống đầy đủ báo cáo tại đây.

Theo Thảo Nguyên / Brands Vietnam
* Nguồn: Kantar