Tìm hiểu về nghề PR – Cơ hội việc làm tương lai

Tìm hiểu về nghề PR – Cơ hội việc làm tương lai

Nghề PR (Quan hệ công chúng) là gì ? Liệu nghề PR chỉ gói gọn trong báo chí truyền thống như mọi người vẫn tưởng? Đối với những bạn trẻ đam mê nghề PR, đâu là hướng đi phù hợp? Tất cả về nghề PR sẽ có trong bài viết của AIM dưới đây.

Nội dung chính bài viết:

  • Tổng quan về nghề PR
  • Vai trò của PR 
  • Công việc của một người làm PR 
  • Tố chất bên trong bạn để phù hợp làm PR
  • Tổ chức PR tại doanh nghiệp và agency khác nhau như thế nào?
  • Những thách thức và khó khăn của nghề PR và cách xây dựng mindset phù hợp
  • Cơ hội nghề nghiệp của PR trong lĩnh vực truyền thông

1. Tổng quan về nghề PR

Bạn đã bao giờ bước ra siêu thị mua một món đồ và cảm thấy hoang mang vì đứng giữa quá nhiều sản phẩm cùng vô vàn thông điệp khác nhau. Bạn sẽ chọn thương hiệu đã sử dụng nhiều năm hay mua một sản phẩm với thông điệp mới lạ? Phần lớn chúng ta sẽ chọn thương hiệu mình tin dùng từ lâu hoặc nếu brand yêu thích có được cả hai thì quá tốt.

Trong marketing, việc xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng, thúc đẩy họ trung thành với thương hiệu chính là nhiệm vụ của một nhân viên PR.

Trong marketing, việc xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng, thúc đẩy họ trung thành với thương hiệu chính là nhiệm vụ của một nhân viên PR.

Nghề PR là viết tắt từ Public Relations (Quan hệ công chúng) là công việc xây dựng nhận thức về thương hiệu, duy trì danh tiếng và củng cố lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng dành cho doanh nghiệp.

Là một chuyên viên PR, bạn cần có khả năng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan truyền thông liên quan, hay còn gọi là stakeholders để tăng độ phủ sóng thương hiệu, thu hút sự chú ý của dư luận.

Đồng thời, bạn sẽ là bộ phận phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa thương hiệu với cộng đồng, và giúp tạo ra cái nhìn thiện cảm lâu dài với doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, nghề PR được xem là “làm dâu trăm họ”, vừa triển khai những chiến lược gia tăng điểm chạm thương hiệu, làm việc với đối tác, xử lý khủng hoảng truyền thông, mà còn phải đối mặt với những lầm tưởng sai lệch về ngành như: “PR là quảng cáo, PR rất tốn tiền nhưng không đo lường được hiệu quả và sẽ không còn quan trọng nữa khi báo chí truyền thống bị thay thế bởi công nghệ”.

Đồng cảm được “nỗi oan” của nghề PR, AIM Academy đã kết hợp với 2 chuyên gia: anh Huỳnh Lê Khánh (Co-Founder, Managing Director – Golden PR & Golden Stella) và chị Trần Thụy Hoàng Trang (Vice Managing Director – Golden PR) để cho ra lò series “Nghề PR” với 3 video “nói hết” những gì bạn cần biết. 

2. Vai trò của PR 

Trước khi đi sâu vào vai trò của PR, bạn cần xác định ý rõ PR hoàn toàn khác với quảng cáo.

Nếu như quảng cáo tập trung nhấn mạnh công dụng, sự khác biệt của thương hiệu, cùng hàng loạt các chiến lược marketing điểm bán nhằm in sâu vào tâm trí, thúc đẩy quyết định mua hàng; thì hoạt động PR marketing lại chú trọng xây dựng long-term relationship. Đó là tình yêu dành cho thương hiệu, như cách Tiki hiện diện trong tâm trí khách hàng qua chiến dịch “Tiki đi cùng sao Việt” trong các dự án nghệ thuật cùng các nghệ sĩ.

Từ đây, bạn có thể hiểu nghề PR đóng vai trò trong việc:

  • Xây dựng bảo vệ hình ảnh thương hiệu
  • Quảng bá giá trị doanh nghiệp đến với công chúng
  • Xây dựng mối quan hệ với báo chí, internal (nhân viên nội bộ), external (investors, customers, shareholder) và giải quyết những vấn đề xoay quanh mối quan hệ đó 
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông

Những phương tiện media cùng nhau cộng hưởng mới chính là yếu tố khiến nghề PR thăng hoa.

Nhiều người nghĩ rằng PR là một kênh truyền thông báo chí, nhưng báo chí chỉ là một trong những phương tiện mà PR truyền tải. Mặc dù, báo chí đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nghề PR, thế nhưng hiện nay trước sự phát triển của nền tảng mạng xã hội, cách làm PR cũng thay đổi đa dạng theo.

Lúc này, những phương tiện media cùng nhau cộng hưởng mới chính là yếu tố khiến nghề PR thăng hoa.

Kết hợp nhiều nền tảng khác nhau trong các hoạt động quan hệ công chúng, nhiều doanh nghiệp sử dụng phương thức PR hiện đại tích hợp quảng cáo và marketing để tạo nên một chiến dịch Truyền thông Tích hợp thường gọi là “Integrated Marketing Communication”.

Trong đó, tiêu biểu là chiến dịch #TheSelfieTalk – chiến dịch PR nổi bật của Dove trên mạng xã hội. Chiến dịch này là một phần nhỏ của phong trào #NoDigitalDistortion khuyến khích phụ nữ, trẻ em yêu lấy nét đẹp riêng biệt của bản thân.

3. Công việc của một người làm PR 

Có lẽ, từ những ví dụ trên, bạn có thể hình dung được công việc chính của một chuyên viên PR đó là hoạch định chiến lược và thực thi chiến lược hiệu quả. Trong đó, cụ thể nhân viên quan hệ công chúng sẽ chịu trách nhiệm:

  • Nhận brief (yêu cầu khách hàng) và lên chiến lược PR marketing.
  • Quản lý và thực thi dự án.
  • Giao tiếp với báo chí và các stakeholders liên quan.
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông.
  • Tổ chức media event: Họp báo, sự kiện ra mắt sản phẩm...
  • Xây dựng nội dung thông cáo báo chí.
  • Làm việc với booking agency, publisher, đơn vị sản xuất ấn phẩm truyền thông. 
  • Xây dựng và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp.
  • Làm việc với đối tác triển khai các chiến dịch CSR, CSP truyền tải tác động tích cực đến cộng đồng.

Có thể nói, nghề PR là công việc của một nhân viên ngoại giao đảm bảo các hoạt động giao tiếp của thương hiệu với khách hàng và đối tác truyền thông diễn ra hiệu quả.

4. Tố chất bên trong bạn để phù hợp làm nghề PR

Theo anh Huỳnh Lê Khánh (Đồng sáng lập, Giám đốc Điều hành – Golden PR & Golden Stella), các bạn trẻ muốn trở thành chuyên viên PR cần có những tố chất sau:

  • Là con người liêm chính: Nghề PR chính là làm việc với những mối quan hệ con người. Tất cả thông tin phải chính xác thống nhất với con người thương hiệu.
  • Sự trung thành: Tất cả chiến dịch quan hệ công chúng đều hướng tới mục tiêu chung. Để quy trình diễn ra hiệu quả, mỗi chuyên viên PR cần đảm bảo sự trung thành với mục tiêu, tổ chức và cả đối tác làm việc.
  • Sự trung thực: Không cố nói sai sự thật.
  • Sự tự do về thông tin: Cùng với sự phát triển của PR marketing, các phương tiện truyền thông ngày nay tồn tại rất nhiều thông tin sai lệch, giật tít, câu view, lâu dần làm mất đi bản chất vốn có của nghề PR. Theo anh Lê Khánh, điều quan trọng nhất trong PR đó là đừng cố tạo ra thông tin. Sự tự do thông tin ở đây nằm ở việc bạn phải tìm ra vẻ đẹp và sự chân thực của thông tin mình muốn truyền tải, từ đó tạo tác động tích cực mang tính lan tỏa đến chính khách hàng của mình.
  • Sự cam kết: Làm PR chính là xây dựng hình ảnh, bộ mặt thương hiệu. Chính vì thế, mọi thông điệp, lời hứa thương hiệu phải song hành cùng nhau.

Ngoài những tố chất chính trên, nhân viên PR cũng cần phải sáng tạo, kỹ năng chịu áp lực, khả năng làm việc nhóm và am hiểu về các phương tiện truyền thông. 

5. Tổ chức PR tại doanh nghiệp và agency khác nhau như thế nào?

Cấu trúc của PR Agency:

  • Bộ phận đầu tiên của PR Agency là Strategic Planning: Bộ phận này chịu trách nhiệm nhận brief (yêu cầu), từ đó phân tích và xác định mục tiêu chiến dịch. Đồng thời, nhân viên Strategic Planning có nhiệm vụ phân tích dữ liệu, đào sâu Insight của người tiêu dùng để tìm ra được hướng tiếp cận truyền thông hiệu quả nhất cho team Creative.
  • Bộ phận thứ hai là Account: Đây là bộ phận phụ trách tất cả vấn đề liên quan đến Client service, họ là cầu nối giữa agency với khách hàng và chịu trách nhiệm quản lý khách hàng, kiểm soát hiệu quả chiến dịch. Các Account cần phải nhạy bén, hiểu được mong muốn của khách hàng, để từ đó truyền tải một cách chính xác đến đơn vị liên quan trong nội bộ.
  • Bộ phận chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động PR marketing là bộ phận PR Operation: Bộ phận này sẽ quản lý chặt chẽ và xây dựng các mối quan hệ với các stakeholders báo chí, thực hiện hoạt động media relation để đảm bảo chiến dịch thành công và sẵn sàng xử lý rủi ro phát sinh.
  • Tiếp theo chính là phòng Creative: Bộ phận này chịu trách nhiệm đưa ra các ý tưởng triển khai đa kênh. Mỗi con dân creative đều phải có cái đầu sáng tạo, nhạy bén trước những xu hướng, đặc biệt phải thấu hiểu về các platform, channel và chính khách hàng của mình.
  • Cuối cùng là bộ phận Admin: Đây được coi là bộ phận trợ lý của agency phụ trách tuyển dụng và các vấn đề nội bộ của agency như quản lý hợp đồng, giấy tờ, sổ sách.

Đó chính là những bộ phận cơ bản của một PR Agency, tuỳ thuộc vào quy mô và khối lượng khách hàng mà phòng ban ở PR Agency sẽ có những thay đổi bộ phận tương ứng.

Cấu trúc của phòng PR client side:

Không có mô hình cố định như agency, phòng ban PR tại doanh nghiệp lại thường phân các bộ phận theo channel của công ty. 

  • Vị trí đầu tiên trong phòng PR Client là bộ phận Corporate Communication (hay còn gọi là Corporate Marketing): Đây là vị trí chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động giao tiếp của công ty với đối tác bên ngoài. Tuỳ thuộc vào từng công ty mà bộ phận này sẽ kiêm luôn các hoạt động Internal Communication (truyền thông nội bộ) gắn kết nhân viên.
  • Tiếp đến là bộ phận PR marketing (hay Product marketing): Bộ phận này trực tiếp đảm nhiệm khâu quản lý quan hệ với báo chí, influencer, và quản lý cộng đồng của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội. Ở một số công ty, bộ phận này cũng sẽ góp mặt trong các buổi shooting viral clip.

6. Những thách thức và khó khăn của nghề PR và cách xây dựng mindset phù hợp. 

Có thể thấy, người dùng ngày một thông minh hơn. Họ dễ dàng nhận ra những mưu mẹo của doanh nghiệp, tổ chức trong việc cố gắng xây dựng lòng tin nơi công chúng. Những thông điệp, khái niệm bị đánh tráo sẽ không thể nào qua mắt được người tiêu dùng. Lúc này, chuyên viên PR cần phải hiểu những thách thức để xây dựng mindset phù hợp:

Thử thách về sự kiên nhẫn 

Dù làm việc ở PR agency hay ở phía client, bạn cũng sẽ làm nhiều dự án, tiếp xúc với nhiều khách hàng và các đối tác. Lúc này, chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi cuộc đụng độ giữa những cá tính riêng biệt. Chính vì thế, bạn cần phải kiên nhẫn, tinh thần cầu tiến thích nghi linh hoạt để tiến xa trên con đường sự nghiệp tương lai.

Đề cao sự tín nhiệm

Trước khối lượng thông tin ngày liên tục, mức độ tin cậy đang ngày một suy giảm đối với các phương tiện truyền thông. Khi mà sự tin tưởng đang rất mong manh, hiểu được những gì mà công chúng đang tìm kiếm khi thể hiện tiếng nói của mình là rất quan trọng cho những người hành nghề PR.

Sáng tạo không ngừng nghỉ

Mọi thứ xung quanh diễn ra liên tục mỗi ngày đòi hỏi người làm nghề PR phải không ngừng sáng tạo, sản sinh ra nhiều ý tưởng mới. Lúc này, nhân viên PR phải tự nuôi dưỡng nguồn năng lượng bền bỉ, không ngừng học liên tục để phát triển hơn mỗi ngày. 

7. Cơ hội nghề nghiệp của PR trong lĩnh vực truyền thông

Nếu không nhìn PR như một channel mà nhìn nó như một bộ phận giải quyết các mối quan hệ, thì cho đến khi con người còn tương tác, thế giới vẫn cần PR trong lĩnh vực truyền thông”, anh Huỳnh Lê Khánh nhấn mạnh.

Được xem như phương tiện giúp mở rộng phạm vi nhận diện của công chúng đối với thương hiệu, cơ hội của nghề PR vô cùng rộng mở. Do tính chất nghề PR phải học hỏi không ngừng để bắt kịp cái mới, tuỳ thuộc vào mong muốn bạn sẽ có cơ hội luân chuyển sang nhiều phòng ban khác nhau.

  • Ở agency, chuyên viên PR có thể dễ dàng gia nhập team Account, Creative, hay Strategic Planning.
  • Ở client, bạn cũng có thể dễ dàng chuyển sang brand team vì sự am hiểu kiến thức văn hoá xã hội, thương hiệu và chính khách hàng của mình.

Những cơ hội luân chuyển này sẽ giúp bạn mở rộng năng lực, từ đó xác định hướng đi bản thân. Cuối cùng, trải nghiệm tích lũy qua các phòng ban cũng sẽ giúp bạn dễ dàng khi lên cấp quản lý cao hơn. 

Như một chú tắc kè hoa, bạn có thể biến hoá đa dạng từ lĩnh vực PR marketing, đừng lo thiếu cơ hội việc làm, điều quan trọng chính là hãy giữ cho mình tinh thần học hỏi mỗi ngày. 

Tạm kết

Nếu chỉ có 1 USD cuối cùng, tôi cũng sẽ dùng nó để làm PR” – câu nói của tỷ phú Bill Gates đã chứng minh được sức mạnh của PR trong thế giới hiện đại.

Để trở thành một chuyên viên PR thực thụ, bạn cần phải nhìn nhận rõ vai trò của PR trong bức tranh toàn cảnh của marketing tổng hợp (Marketing mix), đồng thời phải kết nối trọn vẹn mảnh ghép PR qua chiến lược PR hiệu quả.

Đó là hành trình dài mà chúng ta cần phải thử – làm sai – và học hỏi mỗi ngày.

Nếu bạn là một người có đam mê với nghề PR, người làm trái ngành và có mong muốn hiểu thêm về PR cũng như xây dựng một nền tảng vững chắc cho bản thân, khóa học “Modern PR” sẽ giúp bạn bước trên con đường đó một cách ngắn nhất. 

Gặp gỡ những giảng viên lành nghề là cách nhanh nhất để bạn phát triển sâu trong ngành. Chúc bạn chọn được hướng đi phù hợp với mình và luôn giữ vững đam mê. 

Nghề PR - banner khoá học PR