Những giải thưởng quảng cáo kỳ lạ
- Giải “Tranh đấu thành công để không làm logo to hơn”
- Giải “Vượt qua 800 vòng feedback của client”
- Giải “Ý tưởng sống sót thành công sau khi đi qua phòng Pháp lý”
- Giải “Chiến dịch tập trung vào hiệu quả hơn là giải thưởng ngay cả khi cắt ngân sách”
- ★ -
Tôi thích câu phát biểu của David Droga khi ông lên nhận Giải thành tựu trọn đời tại Liên hoan sáng tạo Cannes Lions. Ông đã nói:
“Tôi đã từng cố gắng bán những ý tưởng chỉ dựa trên sự sáng tạo, và tôi sẽ rất tức giận nếu client không nhìn thấy sự sáng tạo đó. Nhưng giờ đây, nếu tôi ở vai trò của client, tôi sẽ không muốn mua ý tưởng chỉ vì tính sáng tạo... Client chỉ chọn những ý tưởng họ cho là đúng định hướng, đúng mục tiêu kinh doanh và trả lời được những vấn đặt ra trong brief.”
Ông nói câu này khi đang nhận một giải thưởng của ngành quảng cáo, và tôi thích cách ông nhắc nhở mọi người nên tiếp tục tập trung vào các chiến dịch mang tính thực tiễn hơn là những chiến dịch được ca tụng ở các giải thưởng quảng cáo.
Có rất nhiều giải thưởng trong thế giới quảng cáo như: Cannes Lions, Clio, Effie, D&AD, One Show, ADDY,… Có cả một công ty được thành lập chỉ để theo dõi deadlines của 700 giải thưởng được tổ chức thường niên trên khắp thế giới, gần 2 giải thưởng mỗi ngày. Nói chung, đó là một con số buồn cười về cơ hội cho những người làm quảng cáo “tự sướng” mỗi năm.
Giải thưởng lớn nhất của ngành là Cannes Lions đã khép lại vào cuối tháng 6 vừa qua cũng đã thông báo rằng sẽ cấu trúc lại các giải thưởng. Ngay trong thời gian Liên hoan Cannes Lions diễn ra, tập đoàn Publicis đã ra thông báo sẽ không tham gia bất kỳ giải thưởng nào của ngành trong năm tới. Những tập đoàn khác như WPP cũng lên tiếng phê bình về giải thưởng này. Ngay lập tức, giá trị cổ phiếu của Ascential, đơn vị sở hữu Cannes Lions, đã giảm đi 3% thời điểm đó.
Các giải thưởng quảng cáo có thể làm cho cuộc đua sưu tập giải thưởng tăng nhiệt khi làm nổi bật các chiến dịch truyền cảm hứng nhất. Và tất nhiên đó cũng trở thành những phương tiện marketing của những người tham gia. Tập trung quá mức vào các giải thưởng sẽ làm cho các agency xao lãng trách nhiệm của mình đối với client. Vì thế ở một số trường hợp ngoại lệ, các giải thưởng quảng cáo lại không thực sự thể hiện được hiệu quả của chiến dịch marketing đạt giải.
Sự kỳ diệu của ngành quảng cáo không thực sự xuất hiện với hào quang trên sân khấu, nó tồn tại trong mạch sống hằng ngày, trong những ý tưởng chiến dịch được hiện thực hóa và áp dụng vào cuộc sống.