CV Của Một Trade Marketing Executive Có Gì?

CV Của Một Trade Marketing Executive Có Gì?

Được biết, Trade Marketer chính là người marketer “gần nhất” với vị trí Sale trong doanh nghiệp, tuy nhiên, họ lại không trở thành nhân viên Sale mà lại làm việc trong phòng ban Marketing. Vậy, họ là ai, công việc ra sao,...? Cùng AIM tìm hiểu chiếc CV của một Trade Marketing Executive có gì nhé!

Nội dung bài viết:

  • Tổng quan về Trade Marketing.

  • Trade Marketing Executive làm gì?

  • Lộ trình sự nghiệp của Trade Marketer.

  • Tuyển dụng lĩnh vực Trade Marketing.

  • Trade Marketing Executive có job description ra sao?

  • Kinh nghiệm của Trade Marketer.

  • Kỹ năng của Trade Marketer.

  • Self-marketing như thế nào trong CV giành được điểm nổi bật hơn ứng viên khác?

  • Tạm kết.

I. Tổng quan về Trade Marketing.

1. Trade Marketing là gì?

dinh-nghia-cv-trade-marketing-executive

Trade Marketing - hay Tiếp thị thương mại - là một chiến lược tập trung vào các nhà buôn, bán lẻ và nhà phân phối, với mục tiêu tăng nhu cầu với các đối tác trong chuỗi cung ứng và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Loại hình marketing này bao gồm: 

  • Đảm bảo cung cấp và đáp ứng sản phẩm một cách liên tục.

  • Cung cấp chiết khấu, giảm giá.

  • Tổ chức trao quà tặng, ưu đãi.

Mặt khác, Trade Marketing còn được gọi là tiếp thị B2B (B2B Marketing) hoặc marketing giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động quảng cáo đều nhằm mục đích tăng nhu cầu về sản phẩm giữa các đối tác thuộc các chuỗi cung ứng khác nhau; và đảm bảo rằng các sản phẩm có sẵn trong các cửa hàng nơi người mua tiềm năng có thể mua chúng.

2. Phân biệt Trade Marketing & Brand Marketing

Phân biệt

Trade Marketing

Brand Marketing

Đối tượng mục tiêu

Người mua hàng (shopper); nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, hay khách hàng (customer)

Người tiêu dùng (consumer)

Hoạt động triển khai

Tập trung vào các hoạt động tại điểm bán hàng như các chương trình khuyến mãi, giảm giá, trưng bày sản phẩm, hoạt náo, hay các hoạt động phát triển ngành hàng

Tập trung vào các hoạt động như quảng cáo, TVC, tổ chức sự kiện, PR, digital,… để tác động đến tâm trí người tiêu dùng

Tác dụng

Tác động đến hành vi của người mua hàng tại điểm bán

Xây dựng niềm tin, sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu

Mục tiêu

Tăng số lượng hàng hóa được bán ra

Gia tăng số lượng khách hàng

Điểm chạm 

(touch points)

Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại điểm bán

Tiếp xúc gián tiếp với khách hàng qua các phương tiện truyền thông

Tính chất

Tức thời

Dài hạn

Bảng phân biệt Trade marketing & Brand marketing

3. Vai trò của Trade Marketing trong doanh nghiệp 

cv trademarketing executive - vai trò

Một chiến lược trade marketing hiệu quả giúp các doanh nghiệp trở nên nổi bật và giành được thị phần. Khi trình bày sản phẩm tại các triển lãm thương mại, các nhà sản xuất (manufactures) sẽ tăng cường sự xuất hiện của mình, từ đó xây dựng và củng cố nhận thức về thương hiệu.

II. Trade Marketing Executive làm gì?

Vậy, Trade Marketer là ai? Họ sẽ làm những công việc gì trong công ty?

Trade Marketer là người trung gian giữa Sales và Marketing. Vậy nên, công việc của một Trade Marketing Executive sẽ bao gồm nhiều đầu việc khác nhau cùng lúc, cụ thể là:

  • Thu thập thông tin thị trường và điểm bán lẻ để phân tích và báo cáo về biến động của sản lượng bán, xu hướng mua và sử dụng cũng như các động thái trade marketing từ các đối thủ cạnh tranh.

  • Xây dựng và triển khai các chương trình trưng bày điểm bán, treo vật phẩm quảng cáo,… và các chương trình kích hoạt thương hiệu.

  • Theo dõi và đánh giá các hoạt động hiển thị và quảng cáo POSM để chúng được thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ.

  • Tương tác với các đơn vị kinh doanh và đơn vị nội bộ để thúc đẩy kết quả kinh doanh. Thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất liên quan đến trade marketing.

Tương ứng với những công việc trên, Trade Marketer sẽ đảm nhận những nhiệm vụ chính sau:

1. Nghiên cứu và lập kế hoạch phân phối (distribution planning)

Distribution planning là lên kế hoạch phát triển và thực hiện quản lý hệ thống phân phối - là các điểm bán offline tại các siêu thị, đại siêu thị, siêu thị tiện lợi hoặc các cửa hàng tạp hoá nhỏ hoặc cũng có thể là các sàn thương mại điện tử,... - với nhiều hoạt động khác nhau như:

  • Mở rộng mạng lưới phân phối của công ty trên nhiều khu vực địa lý khác nhau (trong và ngoài nước); mở rộng các hình thức bán hàng: truyền thống, trực tuyến …

  • Giảm giá niêm yết cho nhà phân phối mua nhiều và phân phối lại sản phẩm. Hình thức này được gọi là chiết khấu thương mại - người hưởng lợi cuối cùng là người mua.

  • Xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng tiềm năng, “biến chuyển” khách hàng thành khách hàng thân thiết, trung thành.

  • Tạo sự kiện để thể hiện sự đánh giá cao, nuôi dưỡng quan hệ đối tác…

cv trademarketing executive - làm về gì

2. Kích thích nhu cầu mua sắm tại điểm bán hàng - Below The Line Marketing

Below The Line (BTL) là hình thức marketing nhắm đến một đối tượng khách hàng cụ thể, với mục đích chính là thúc đẩy họ tìm hiểu và sử dụng sản phẩm.

Mục tiêu cuối cùng của BTL là chuyển đổi khách hàng ngay tại điểm bán - “khiến” họ mua hàng tại chỗ, nên loại hình marketing này thường được các Trade Marketer đảm nhận (nếu các doanh nghiệp làm marketing online, thì BTL sẽ được team Digital Marketing thực hiện).

Các hoạt động nhận biết về BTL thường là:

  • Khuyến mãi, ưu đãi quà tặng

  • Trưng bày các sản phẩm mới để thu hút khách hàng

  • Treo các biển quảng cáo sản phẩm

  • Các hoạt động khác nhằm thu hút sự chú ý: phát loa thông báo, phát tờ rơi,...

Ngoài ra, một hoạt động nổi bật khác của trade marketing trong BTL hoạt động tổ chức event & activation.

Ví dụ, Khi vào các siêu thị, bạn sẽ thấy các kệ hàng nhỏ phát mẫu sampling của sữa gạo Vinamilk mới ra đời hoặc trò chơi quay ô trúng thưởng của Kotex; hoặc to hơn, đó là các lễ hội âm nhạc từ Heineken, Tiger Remix,... Tất cả các sự kiện đó đều là một tay “trade marketing" làm nên. 

Thông thường, để có thể thực các sự kiện quy mô lớn, doanh nghiệp không thể “tự thân” tổ chức, người Trade Marketer thường phải làm việc với agency về event & activation, do đó Trade Marketing Executive sẽ có thêm một “đầu việc” khá đặc trưng, gọi là “BTL agency briefing”. 

3. Kiểm kê ngân sách và thúc đẩy doanh số - Financial audit

  • Xác định mục tiêu bán hàng cho từng sản phẩm và danh mục cụ thể để đội ngũ bán hàng có thể lập kế hoạch và chiến lược phù hợp.

  • Tổ chức các hoạt động kích thích tinh thần và động lực làm việc của đội ngũ bán hàng.

  • Kiểm kê lại ngân sách.

III. Lộ trình sự nghiệp của Trade Marketer.

1. Lộ trình sự nghiệp

 Lộ trình nghề nghiệp của một Trade Marketer thường bao gồm các cấp bậc sau::

  • Trade Marketing Intern: ở vị trí này, bạn sẽ tìm hiểu về nhãn hàng phụ trách và phụ việc cho các cấp bậc Executive, Senior, Manager….

  • Trade Marketing Officer (hay Coordinator): công việc chính ở vị trí này là làm việc với các điểm bán lẻ, triển khai một số hoạt động của chương trình khuyến mãi, theo dõi và tối ưu hóa trưng bày tại điểm bán.

  • Trade Marketing Executive: Để được thăng chức lên vị trí này, marketer sẽ cần ít nhất  1-2 năm kinh nghiệm tại vị trí Officer. Là một Trade Marketing Executive, bạn sẽ bắt đầu đi sâu hơn vào công việc lên kế hoạch và phát triển hoạt động Trade Marketing tại các điểm bán trong hệ thống phân phối. Về tổng quan, bạn sẽ phụ trách lên kế hoạch và phát triển hoạt động Trade Marketing tại những điểm bán được giao phó.

  • Trade Marketing Assistant: Khi đã đạt yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng, bạn có thể được thăng chức thành Trợ lý Trade Marketing. Nhiệm vụ chính của bạn tại vị trí này là lên các ý tưởng về Trade Marketing tại điểm bán, triển khai các kế hoạch và giám sát, tối ưu các hoạt động Trade Marketing.

  • Trade Marketing Manager: là Manager ở lĩnh vực này, bạn sẽ chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch Trade Marketing, gặp gỡ khách hàng để mở rộng kênh phân phối, phối hợp với bộ phận Sales để xây dựng hệ thống phân phối. Ngoài ra, còn quản lý và phát triển các thành viên trong team Trade Marketing.

  • Senior Trade Marketing Manager: Trong vị trí này, bạn thường có trách nhiệm nhiều hơn và giám sát các chiến dịch marketing lớn hơn hoặc nhiều thị trường hơn; đồng thời bạn cũng có thể được tham gia lập kế hoạch chiến lược và ngân sách cùng các lãnh đạo cấp cao khác trong công ty.

  • Director of Trade Marketing: Đây là vị trí cao nhất trong lĩnh vực Trade Marketing. Trong vai trò này, bạn có trách nhiệm giám sát toàn bộ phòng Trade Marketing, phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị, quản lý ngân sách và tài nguyên. Bạn cũng phải chịu trách nhiệm phát triển và duy trì mối quan hệ với các đối tác và các bên liên quan trong ngành.

Nhìn chung, lộ trình thăng tiến của một chuyên gia về Trade Marketing là một lộ trình rõ ràng với đầy đủ các cấp bậc tùy thuộc vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm ở người marketer. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần có kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo và phân tích mạnh mẽ, cùng với sự hiểu biết sâu sắc về ngành và thị trường mục tiêu.

cv trademarketing executive - lộ trình

2. Tố chất cần có của một Trade Marketer

Ngoài sự bền bỉ, khả năng chuyên môn “đặc thù”, người làm Trade Marketing nổi bật với 2 tố chất sau: 

Giữ được sự cân bằng giữa tính nghệ thuật (art) và tính khoa học (science). Đơn cử như một kệ hàng sampling trong siêu thị, mặc dù chú trọng về con số như bao nhiêu mẫu được phát ra, bao nhiêu người dùng sẽ mua lại sau khi dùng thử thì gian hàng cũng phải được thiết kế đẹp mắt mới thu hút được khách hàng. 

Có “độ nhạy cảm” nhất định về số liệu: như phần bên trên, trade marketing cũng sẽ chịu trách nhiệm về financial audit và return on investment (lợi nhuận thu về).  

IV. Tuyển dụng lĩnh vực Trade Marketing.

Theo các chuyên gia trong ngành, tuyển dụng lĩnh vực Trade Marketing đang trở nên ngày càng khó khăn trong những năm gần đây do độ phức tạp ngày càng tăng của ngành bán lẻ và nhu cầu về kỹ năng chuyên môn trong phân tích dữ liệu, digital marketing và quản lý mối quan hệ khách hàng.

Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đã gây ra những sự gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng và hoạt động bán lẻ, làm cho việc tuyển dụng và đào tạo trở nên khó khăn hơn.

Để vượt qua những thách thức này, các tổ chức đang đầu tư vào các công nghệ và công cụ mới để tối ưu hóa quá trình tuyển dụng và xác định các ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp nhất.

Ví dụ, một số công ty đang sử dụng các nền tảng tuyển dụng được trang bị trí tuệ nhân tạo để tự động hóa việc lọc và chọn ứng viên, trong khi các công ty khác đang tận dụng mạng xã hội và cộng đồng trực tuyến để kết nối với các ứng viên tiềm năng.

Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội việc làm trên các nền tảng tuyển dụng (TopCV,...); hoặc ở những cộng đồng trên facebook,... Hiện tại, trong hệ sinh thái AIM đã có AIM Job - nền tảng kết nối tuyển dụng của AIM Academy - mang đến các bạn học viên vô số cơ hội nghề nghiệp trong ngành Marketing & Communication.

Về xu hướng, hiện tại đang có nhu cầu ngày càng tăng cho các chuyên gia trade marketing có thể thúc đẩy doanh số và tăng trưởng trong các kênh thương mại điện tử và kỹ thuật số.

Điều này đòi hỏi sự hiểu biết vững chắc về các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số, phân tích dữ liệu và phân đoạn khách hàng.

Ngoài ra, có nhu cầu về các chuyên gia trade marketing có thể thích nghi với hành vi và sở thích người tiêu dùng thay đổi, và có thể làm việc hiệu quả với đối tác bán lẻ để tạo ra những trải nghiệm tại cửa hàng sáng tạo và hấp dẫn.

V. Trade Marketing Executive có job description ra sao?

Đây là một chiếc JD (job description - bản mô tả công việc) ví dụ về Trade Marketer mà bạn có thể tham khảo:

MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

- Báo cáo tổng kết sau mỗi hoạt động về chi phí và kết quả đạt được.

- Phối hợp với bộ phận Kinh doanh, Kế hoạch hàng hóa xây dựng các chương trình khuyến mại riêng của chi nhánh Hà Nội, đề xuất chương trình riêng cho các nhãn hàng.

- Báo cáo hiệu quả từng chương trình khuyến mại, đánh giá chương trình khuyến mãi quà tặng và giảm giá.

- Duy trì và nâng cao hình ảnh công ty đối với khách hàng, nhân viên và công chúng thông qua quảng cáo, thông cáo báo chí.

- Đảm bảo việc cập nhật nhật thông tin của KHTT lưu database phục vụ các hoạt động marketing như : SMS, email…

 

YÊU CẦU CÔNG VIỆC:

- Có khả năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing, quản trị kinh doanh và các chuyên ngành khác có liên quan.

- Nhanh nhẹn, tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

- Kỹ năng phân tích & giải quyết tình huống tốt.

- Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.

Đối với vị trí Trade Marketing Manager - vị trí đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, bản mô tả công việc cũng có những yêu cầu nhất định khác:

MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

- Phát triển và thực hiện các kế hoạch Trade Marketing hiệu quả để hỗ trợ cho các mục tiêu kinh doanh của công ty.

- Liên kết với đội ngũ kinh doanh để hiểu nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm các cơ hội phát triển.

- Hợp tác với các đối tác bên ngoài (nhà phân phối, nhà bán lẻ, v.v.) để phát triển các chương trình tiếp thị kết hợp nhằm thúc đẩy doanh số và tăng hiệu quả quảng bá thương hiệu.

- Tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường để cập nhật các xu hướng và hoạt động cạnh tranh.

- Làm việc với các nhóm chức năng khác (Marketing, Sản phẩm, Tài chính, v.v.) để đảm bảo các chương trình tiếp thị thương mại phù hợp với chiến lược kinh doanh chung của công ty.

- Phát triển và quản lý ngân sách Trade Marketing, đảm bảo các chương trình được triển khai đúng thời hạn và trong ngân sách.

- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chương trình Trade Marketing, và đưa ra các đề xuất để cải thiện trong tương lai.

- Thường xuyên truyền đạt thông tin về các chương trình và kết quả cho các bên liên quan trong công ty.

 

YÊU CẦU CÔNG VIỆC:

- Bằng cử nhân chuyên ngành Marketing, Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan

- 5+ năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiếp thị thương mại, ưu tiên trong ngành hàng tiêu dùng

- Kỹ năng quản lý dự án tốt, có khả năng quản lý nhiều dự án cùng lúc

- Kỹ năng giao tiếp và giao thiệp tốt, có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan nội bộ và bên ngoài

- Kỹ năng phân tích mạnh mẽ, có khả năng giải thích dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu

- Sử dụng thành thạo các chương trình phần mềm Microsoft Office và các chương trình phần mềm liên quan khác

- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong môi trường làm việc nhanh nhẹn

- Sẵn sàng đi công tác khi cần thiết

Ngoài ra, ở cương vị là một người “sếp lớn”, một Trade Marketing Manager còn có thể đảm nhận một số công việc khác liên quan đến quản trị nhân sự trong phòng ban, cụ thể là:

  • Thực hiện phối hợp cùng bộ phận nhân sự để lên các kế hoạch tuyển dụng, biến động nhân lực trong tương lai.

  • Tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân lực cho bộ phận Trade Marketing.

  • Tham gia vào quá trình giới thiệu, hướng dẫn nhân viên mới.

  • Tạo các khóa học, chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân sự phòng Trade Marketing.

  • Giám sát, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân sự. Đưa ra các quyết định liên quan đến lương, thưởng, phạt của nhân sự do mình quản lý.

Lưu ý: Đây chỉ là một số jd ví dụ. Các bản mô tả công việc và yêu cầu cụ thể trên thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào công ty và ngành nghề.

VI. Kinh nghiệm của Trade Marketer.

cv trademarketing executive - kinh nghiệm

Kinh nghiệm cụ thể yêu cầu cho một Trade Marketing Executive có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề, công ty và yêu cầu công việc cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung, một Trade Marketing Executive thường được yêu cầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và bán hàng (đặc biệt ưu tiên những người có kinh nghiệm trong mảng B2B).

Một số kỹ năng và kinh nghiệm phổ biến mà có thể được yêu cầu cho một Chuyên viên Marketing Thương mại bao gồm:

  • Kinh nghiệm về marketing: Có thể bao gồm kinh nghiệm trong các lĩnh vực như quản lý thương hiệu (Brand management, Brand marketing,...), quảng cáo, khuyến mãi và nghiên cứu thị trường (market research), phân tích dữ liệu (data analytics)

  • Kinh nghiệm về bán hàng: Một Trade Marketing Executive thường phải đảm nhận vai trò phát triển và thực hiện các chiến lược và chương trình bán hàng, vì vậy kinh nghiệm về bán hàng hoặc phát triển kinh doanh có thể hữu ích. Chính vì đặc trưng này, nên đôi khi chúng ta có thể dễ nhầm lẫn Trade Marketer là một “Salesman”

  • Kiến thức về ngành / lĩnh vực hoạt động của công ty: Đây là yếu tố cơ bản nhất, nhưng có thể tiêu tốn thời gian lâu nhất của người trade marketer. Một Trade Marketing Executive nên có hiểu biết sâu về ngành mà công ty của họ hoạt động, cũng như kiến thức về các sản phẩm và dịch vụ mà họ đang tiếp thị.

Tổng thể, kinh nghiệm cụ thể yêu cầu cho một Chuyên viên Marketing Thương mại có thể khác nhau rộng rãi tùy thuộc vào yêu cầu công việc cụ thể và ngành nghề. Tuy nhiên, trở thành yếu tố “trung gian” giữa Marketing và Sale chính là yêu cầu kinh nghiệm quan trọng bậc nhất nếu bạn muốn trở thành một Trade Marketer.

VI. Kỹ năng của Trade Marketer.

Nhìn chung, lĩnh vực Trade Marketing đòi hỏi những kỹ năng khá “đặc thù” . Dưới đây là chi tiết các yếu tố cần thiết của nghề để bạn tham khảo.

Có khả năng phân tích số liệu

Một trong những kỹ năng cần có của Trade marketing là gì đó chính là kỹ năng phân tích số liệu. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các trade marketer cần biết cách nghiên cứu và phân tích thị trường. Công việc này dựa trên dữ liệu có sẵn hoặc trên các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn.

Các nhà tiếp thị thương mại sẽ nhận được phản hồi từ khách hàng mục tiêu bằng cách hoàn thành các cuộc khảo sát hoặc sự kiện, triển lãm, tiếp thị trực tiếp,… Làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn và giành được thu hút tại điểm bán hàng.

Khả năng đàm phán

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng của người làm marketing thương mại. Đầu tiên, kỹ năng này thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng. Thứ hai, kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt sẽ tạo được sự quảng cáo và tăng thiện cảm của khách hàng đối với sản phẩm. Từ đó, khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn.

Có kiến thức về kinh doanh

Sự nhạy bén trong kinh doanh là hiểu và nắm bắt tâm lý của người mua. Họ thích gì, để ý gì… Ví dụ, sắp xếp hàng hóa trong siêu thị cũng là một nghệ thuật. Hiển thị sản phẩm của bạn theo cách thu hút khách hàng và thúc đẩy họ mua nhiều hơn. Đây là điều cần phải có cái nhìn sâu sắc và nghiên cứu mới có thể làm được.

Có khả năng làm việc nhóm

Có nhiều bước mà một trade marketer cần thực hiện. Ngoài ra, họ thường phải làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Đôi khi ở văn phòng, tại điểm bán hàng, tại các sự kiện,… Để làm việc tốt nhất với nhiều người và bộ phận ở các địa điểm khác nhau, bạn cần một nhà tiếp thị thương mại có kỹ năng làm việc nhóm tốt để kết nối mọi người lại với nhau.

cv trademarketing executive - kỹ năng

Với những kỹ năng trên, có thể nhận xét rằng: Trade Marketer là một sự tổng hòa giữa một Data Analyst với một Salesman bên trong một Marketer

VIII. Self-marketing như thế nào trong CV giành được điểm nổi bật hơn ứng viên khác.

cv trademarketing executive - mẫu CV

Là một Trade Marketer, bạn có thể cải thiện một số điều sau để quảng bá bản thân một cách hiệu quả trong CV và nổi bật hơn so với các ứng viên khác:

Nhấn mạnh thành tích

Tập trung vào những thành tích của bạn trong các vai trò trước đó, chẳng hạn như các chiến dịch thành công, % doanh số được tăng hoặc cải thiện nhận thức thương hiệu với các chỉ số liên quan. Lưu ý, bạn cần sử dụng dữ liệu và số liệu để chứng minh tác động của bạn.

Trình bày kỹ năng của bạn

Nhấn mạnh các kỹ năng liên quan đến tiếp thị thương mại, chẳng hạn như quản lý thương hiệu, phân tích thị trường và phát triển sản phẩm. Đưa ra các ví dụ cụ thể về cách bạn đã sử dụng những kỹ năng này để đạt được kết quả tích cực.

Cá nhân hóa CV

Tùy chỉnh CV của bạn cho công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển và đảm bảo nó đáp ứng yêu cầu của mô tả công việc. Sử dụng các từ khóa và cụm từ phù hợp với mô tả công việc và cho thấy bạn có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho vai trò đó.

Sử dụng phong cách chuyên nghiệp

Đảm bảo rằng CV của bạn được viết bằng phong cách chuyên nghiệp, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và súc tích. Tránh sử dụng thuật ngữ và từ viết tắt có thể không quen thuộc với người đọc.

Cung cấp tài liệu tham khảo

Cân nhắc bao gồm tài liệu tham khảo từ nhà tuyển dụng hoặc khách hàng trước đó có thể chứng thực cho kỹ năng và chuyên môn của bạn. Điều này có thể giúp xây dựng niềm tin và uy tín với nhà tuyển dụng tiềm năng.

Bằng những yếu tố cải thiện tưởng chừng rất nhỏ và cơ bản trên, bạn có thể quảng bá bản thân một cách hiệu quả trong CV của mình với tư cách là một Trade Marketer tiềm năng và tăng cơ hội nổi bật hơn so với các ứng viên khác.

IX. Tạm kết.

Tổng kết, để có thể trở thành một Trade Marketing Executive trực thuộc một doanh nghiệp, bạn cần nhiều hơn một Marketer thông thường. Cụ thể, bạn cần lĩnh hội, trau dồi kinh nghiệm và “hành nghề” song song ở cả lĩnh vực Marketing và Sales. 

Nếu bạn chưa biết phát triển kinh nghiệm, kỹ năng từ đâu, AIM có những khóa học phù hợp với những yêu cầu trong lĩnh vực Growth Marketing như:

Về marketing tổng quan: khóa học Hands-on Marketing sẽ cung cấp kiến thức nền tảng về marketing chuẩn quốc tế, từ đó trang bị cho bạn nền tảng tốt nhất.

Về kỹ năng nghiên cứu thị trường: Khóa học Market Insights cung cấp các kiến thức và phương pháp thu thập insights được chắt lọc, hệ thống hoá để đảm bảo có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp từ quy mô vừa nhỏ và siêu nhỏ hay tại các tập đoàn lớn.

Vì suy cho cùng, mục tiêu xuyên suốt của bạn vẫn là trở thành một Marketer chuyên nghiệp, chứ không là một Data Analyst hay một Market Researcher; hãy kiên nhẫn và nỗ lực hết mình ở từng giai đoạn hành trình, bạn nhé!

Đăng ký ngay và bắt đầu hành trình xây dựng một chiếc CV “xịn sò” cho chính bạn ngay hôm nay!

cv trademarketing executive - banner ME