Này thì chiêu trò

Này thì chiêu trò

Nguồn: https://marketoonist.com/2013/09/marketing-stunts.html

Năm ngoái, chúng ta đã chứng kiến một chiến dịch tuyệt đỉnh của Redbull, khi nhãn hàng này quyết định cùng với Felix Baumgartner thực hiện “Cú nhảy thần thánh” từ khinh khí cầu bơm đầy helium ở độ cao khoảng 50km trên tầng bình lưu mà không hề dùng đến công cụ bảo hộ chuyên dụng. Rõ ràng, chiến dịch không chỉ là một chiêu trò!

Sự kiện chấn động này giúp Redbull tạo nên địa chấn, chiếm trọn sự chú ý của người tiêu dùng nhờ ý tưởng độc đáo và quá “điên rồ” theo đúng định vị “Red Bull gives you wings.”

Thành quả mà Red Bull đạt được khiến nhiều thương hiệu thèm khát. Nhưng để gấy ấn tượng mạnh với khách hàng, làm một chiến dịch ra “trò” khiến mọi người ngạc nhiên và nhớ mãi thì không phải chuyện dễ. Khi những “chiêu trò không mắc tiền” trong marketing trở nên phổ biến, muốn “mê hoặc” người tiêu dùng, chúng ta cần nhiều hơn.

Nhiều thương hiệu cũng vì nóng vội mà chơi trội, không ít trường hợp đã mắc phải sai lầm. Hồi đầu năm nay, khi công chiếu bộ phim Iron Man 3, rạp Capital 8 của Missouri ở Mỹ đã bày trò thuê diễn viên để họ ăn mặc như một tay súng thực thụ và tấn công rạp phim bằng vũ khí giả. Tất nhiên, ý tưởng “chết người” này đã khiến ai nấy đều bị một phen hú hồn bởi thời điểm đó chỉ sau vụ xả súng Aurora một năm.

Không phải trò nào cũng gây chú ý hiệu quả như nhau và không phải cứ làm mọi cách để người khác bàn tán, “hoảng loạn” là cần thiết cho thương hiệu.

Hồi tháng 2 năm 2013, Nivea cũng đã “oanh tạc” thị trường Đức một phen để mọi người biết thế nào là “Stress Protect”. Nhãn hàng này dàn dựng trò chơi khăm ngay tại sân bay, khiến cho hành khách nghĩ rằng họ là những tên tội phạm nguy hiểm bằng cách đưa ra những tờ báo giả đăng thông tin truy nã và các cảnh báo từ tivi y như thật. Kết quả là cảnh sát đến cầm vali trên tay và giới thiệu sản phẩm mới của Nivea, rõ ràng không hề có sự liên quan nào ở đây.

Vui thì vui, nhưng cuối cùng, đó cũng chỉ là một trò chơi khăm người khác mà không phải ai cũng thích. Tôi ấn tượng vì trò này gây “stress” thật nhưng tôi chẳng thấy một chút “Nivea” nào.

Đường từ “cuộc vui” đến “dấu ấn thương hiệu” còn xa. Liệu nhãn hàng nào sẽ đủ kiên nhẫn và khéo léo để chiến thắng cuộc đua này? Chỉ biết rằng, khi bày trò hay kể chuyện, vẫn còn nhiều lắm những thương hiệu đã quên cho người tiêu dùng biết họ là ai…

Source: Tom Fishburne | Marketoonist.com