Cách tạo CV Brand Manager chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng

Cách tạo CV Brand Manager chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng

Đối với những ai yêu thích nhưng chưa có cơ hội đến gần và tìm hiểu kỹ về vị trí này thì việc biết những yếu tố cần có trong CV của Brand Manager cũng là một cách thú vị để bắt đầu.

Nội dung chính của bài viết: 

  • Những trách nhiệm của một Brand Manager
  • Tôi đã làm những gì để trở thành một Brand Manager?  
  • Brand Manager cần có những kỹ năng gì?
  • Brand Manager làm gì mỗi ngày? 
  • Mức lương trung bình của một Brand Manager
  • Self-marketing như thế nào trong CV để giành được lợi thế so với các ứng viên khác? 
  • Lợi ích đặc biệt của việc đầu tư vào khóa đào tạo Brand Management Excellence 
  • Tạm kết

Nguồn: Envatos

1. Những trách nhiệm của một Brand Manager

Nói một cách tổng quát, Brand Manager là người chịu trách nhiệm đảm bảo thương hiệu luôn được biết đến, theo kịp xu hướng và không bao giờ trở nên nhàm chán đối với khách hàng.

Brand Manager luôn phải lên kế hoạch để thúc đẩy và thay đổi nhận thức của cộng đồng về thương hiệu. Thông thường, các tổ chức sẽ “thuê” Brand Manager về để làm việc tại team “in-house” cho riêng họ, và các Brand Manager sẽ chỉ làm việc cho một thương hiệu duy nhất.

Bên cạnh đó, Brand Manager cũng có thể làm việc tại các agency marketing. Lúc này thì họ có thể làm việc cho nhiều thương hiệu và cho nhiều client cùng một lúc. 

Cuối cùng, Brand Manager là người đảm bảo rằng các công tác branding vẫn luôn diễn ra một cách nhất quán và xuyên suốt các chiến lược quảng cáo

Các chức danh công việc liên quan bao gồm: Brand Marketer (Nhà Tiếp thị Thương hiệu), Brand Marketing Assistant (Trợ lý Tiếp thị Thương hiệu), Assistant Brand Manager (Trợ lý Giám đốc Thương hiệu), Brand Ambassador (Đại sứ Thương hiệu) và Product Manager (Giám đốc Sản phẩm). 

Các trách nhiệm điển hình của một nhà quản lý thương hiệu bao gồm:

  • Thực hiện nghiên cứu thị trường để cập nhật xu hướng của khách hàng, cũng như dự đoán các xu hướng trong tương lai
  • Phát triển chiến lược và quản lý các chiến dịch tiếp thị thông qua in ấn, sóng truyền hình và các nền tảng trực tuyến để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng nhằm xây dựng và nâng cao uy tín của thương hiệu
  • Phân tích hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và lập báo cáo
  • Giám sát thiết kế của các quảng cáo và sản phẩm cũng như các hình thức tiếp thị khác để duy trì tính nhất quán trong việc xây dựng thương hiệu
  • Gặp gỡ khách hàng và làm việc với các đồng nghiệp ở nhiều bộ phận, chẳng hạn như Trợ lý Tiếp thị (Marketing Assistants), Quản lý Tiếp thị (Marketing manager) và Giám đốc Tiếp thị (Chief Marketing Officer)
  • Quản lý ngân sách và cấp dưới thuộc phòng ban
  • Tổ chức các sự kiện như ra mắt sản phẩm, triển lãm và các buổi chụp ảnh

Brand Manager là người chịu trách nhiệm đảm bảo thương hiệu luôn được biết đến, theo kịp xu hướng và không bao giờ trở nên nhàm chán đối với khách hàng.

2. Brand Manager làm gì mỗi ngày? 

Như đã nhắc đến, một Brand Manager sẽ có trách nhiệm đối với việc xây dựng nhận thức của công chúng về thương hiệu và sản phẩm. Họ sẽ chịu trách nhiệm về phần quảng cáo, các chiến dịch marketing, các nghiên cứu và khảo sát thị trường... Nói một cách ngắn gọn, họ sẽ đảm bảo rằng công ty có đủ các yếu tố để trở nên nổi bật so với các đối thủ còn lại trong thị trường.

Dưới đây là nhiệm vụ của một Brand Manager: 

  • Tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích các thương hiệu thành công có liên quan
  • Xác định vị trí hiện tại của thương hiệu trên thị trường
  • Nghiên cứu về vị trí thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh
  • Luôn cập nhật xu hướng của các chiến dịch mới nhất 
  • Lên lịch cho các buổi brainstorm cùng team để tìm ý tưởng
  • Truyền đạt các chiến lược marketing phù hợp cho các thành viên trong team
  • Xác định và phục vụ đúng đối tượng 
  • Xây dựng chiến lược tiếp thị “phygital” (được hiểu là sự kết hợp giữa “physical’ and “digital”) khi cần thiết 
  • Điều chỉnh các chiến dịch marketing cho phù hợp và thống nhất với tầm nhìn của công ty

Nguồn: Envato

Ngoài những trách nhiệm cốt lõi này, Brand Manager cũng bao gồm nhiều nhiệm vụ khác phải thực hiện mỗi ngày. Ví dụ, bên cạnh hoạt động tiếp thị, người quản lý thương hiệu còn phải làm việc với team thiết kế, writer, bộ phận phát triển, bộ phận sản phẩm và các outsourcing agency.

Ở cấp độ vi mô thì các nhiệm vụ còn phụ thuộc vào kỳ vọng của tổ chức đối với vị trí này, nhưng thông thường thì sẽ xoay quanh mọi thứ liên quan đến thương hiệu của công ty. 

Có vô số nhiệm vụ dành cho Brand Manager nhưng có ba khía cạnh quan trọng không bao giờ thay đổi:

1. Tăng trưởng thương hiệu

Đừng quên mọi nỗ lực của bạn sẽ đều xoay quanh việc phát triển thương hiệu. Do đó, Brand Manager phải sắp xếp các nhiệm vụ sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh, vạch ra các chiến lược tiếp thị và phân công hoặc giám sát hiệu suất hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày của team.

2. Chiến lược và thực thi

Lập kế hoạch là bước đầu tiên, nhưng đảm bảo được hiệu suất hoàn thành sẽ là mục tiêu cuối cùng của một Brand Manager. Việc thực hiện các ý tưởng đã được đề xuất và chọn lọc trong các cuộc họp nội bộ là một trong các nhiệm vụ quan trọng chiếm phần lớn thời gian hàng ngày của các nhà quản lý thương hiệu. 

3. Tiếp thị

Bao gồm cả chiến lược online và offline, người quản lý thương hiệu cần giám sát các chiến dịch và quản lý nguồn khách hàng tiềm năng đến từ các phân khúc đa dạng. Từ đó họ có thể đưa ra các thay đổi và tùy chỉnh cho phù hợp với mục tiêu.

3. Brand Manager cần có những kỹ năng gì?

Brand Manager cần có những kỹ năng gì?
Nguồn: Unsplash

Brand Manager chính là người tạo ra chiến lược để xây dựng nên cái nhìn của khách hàng về thương hiệu, và chắc chắn đây không phải là một câu chuyện dễ dàng nếu không có sự hỗ trợ chuyên sâu của các khóa học trau dồi kỹ năng quản lý. 

Là một Brand Manager, bạn cần phải biết tất cả mọi thứ, mỗi thứ một ít. 

Hãy hiểu rằng bạn sẽ cần phải biết một chút về thiết kế UI/UX, về social media marketing, SEO, copywriting, advertising, tạo lead, và biết luôn cả sales nữa! 

Kiến thức cần có là không hề ít. Nhưng tựu trung thì trước hết một Brand Manager sẽ phải thuần thục 06 kỹ năng sau: 

1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao là một yêu cầu bắt buộc để trở nên thành công với tư cách là người quản lý thương hiệu bởi Brand Manager phải giao tiếp với team của họ, các bên liên quan, với sếp, và cả các đối tác mỗi ngày. Vì thế, họ phải có kỹ năng viết và nói tốt để truyền tải thông điệp của mình một cách hiệu quả. Nên lưu ý rằng, kỹ năng này cần được mài dũa đến mức xuất sắc, chứ không chỉ là kỹ năng mà nhân viên ở cấp độ nào cũng làm được! 

2. Kỹ năng nghiên cứu

Nhà quản lý thương hiệu sẽ là người đưa ra các quyết định marketing và branding, mà điều này cần đến nghiên cứu định tính và định lượng. Do đó, họ phải biết cách thu thập dữ liệu liên quan và tận dụng nó. Không cần phải là chuyên gia xử lý dữ liệu nhưng Brand Manager sẽ cần có những hiểu biết cơ bản về phân tích data để dự đoán về khả năng thành công của chiến dịch hoặc đưa ra những chiến lược thương hiệu thông minh. 

3. Tư duy đa chiều và sáng tạo

Sáng tạo là một trong những yêu cầu chính của vị trí này. Bạn phải biết cách để tạo ra sức ảnh hưởng trong quá trình xây dựng nhận thức về thương hiệu. Sẽ rất hữu ích nếu bạn nắm chắc về:

  • Kiến thức toàn diện về ngành 
  • Kỹ năng phân tích cơ bản
  • Các kênh tạo doanh thu 
  • Big data và business intelligence  
  • Chỉ số cảm xúc (EQ) cao 
  • Kỹ năng lãnh đạo

4. Quản lý quan hệ khách hàng

Đảm bảo cung cấp cho mọi khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời với thương hiệu và sản phẩm cũng thuộc phạm trù trách nhiệm của một Brand Manager. Có nghĩa là họ sẽ phải có kỹ năng quản lý trải nghiệm sản phẩm, tương tác của khách hàng với các chiến dịch quảng cáo của thương hiệu cũng như giải quyết phản hồi của họ.

5. Khả năng thích ứng và linh hoạt  

Một trong số những câu trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để trở thành một Brand Manager?” chính là người đó phải có sự quyết đoán và khả năng thích ứng, linh hoạt cao. Bởi thị trường không phải lúc nào cũng như ý muốn của bạn. Hơn nữa, trong trường hợp chiến lược hiện tại không mang lại kết quả tốt như mong đợi, Brand Manager phải là người có thể đưa ra kế hoạch “chữa cháy” nhanh chóng dựa trên các cơ sở dữ liệu đã có. 

6. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Brand Manager bắt buộc phải có khả năng đưa ra những quyết định thực sự “khôn” và “khéo”, đặc biệt là trong khủng hoảng. Và để làm được điều đó, bạn có thể luyện tập dần các kỹ năng sau: 

  • Tiếp thị có chiến lược (Strategic Marketing)
  • Quản lý tiếp thị (Marketing Management)
  • Tiếp thị sản phẩm (Product Marketing)
  • Quản lý sản phẩm (Product Development)
  • Quản lý khủng hoảng (Crisis Management)
  • Điều hành thương hiệu (Brand Operations)
  • Tư duy phản biện (Critical Thinking)
  • Hỗ trợ khách hàng (Customer Support)
  • Quản lý bán hàng (Sales Management)
  • Quản lý thiết kế (Design Management)
  • Quản lý quan hệ công chúng (Public Relations Management)

4. “Tôi cần những gì để trở thành một Brand Manager?”  

Mặc dù bạn cần có trình độ học vấn chính quy nhất định để trở thành một nhà quản lý thương hiệu, nhưng đây cũng là một vai trò đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn là bằng cấp.

Bạn có thể có trình độ học vấn cơ bản về bất kỳ chuyên ngành nào nhưng nếu bạn có các kỹ năng cần thiết và biết cách sử dụng các công cụ liên quan, việc trở thành người quản lý thương hiệu là điều hoàn toàn có thể.

Hiện nay, một số công ty có thể mong đợi một người có bằng MBA đảm nhận vai trò này. Tuy nhiên, quy tắc này không áp dụng cho tất cả!  

5. Mức lương trung bình của một Brand Manager

Mức lương có lẽ là một trong những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất khi nói đến vị trí manager. Và xứng với những nỗ lực không ngừng cũng như trách nhiệm nặng nề của vai trò Brand Manager, mức thù lao cho công việc này luôn được cân nhắc hậu hĩnh, một phần cũng là để giữ chân nhân tài. 

Theo một số khảo sát từ các trang doanh nghiệp, mức lương dành cho Brand Manager tại Việt Nam dao động ở mức trung bình là 31.6 triệu VNĐ/tháng. Mức lương vị trí Brand Manager từ 2-5 năm kinh nghiệm trung bình là 20.8 triệu VNĐ, và từ 5-10 năm kinh nghiệm trung bình là 30.7 triệu VNĐ. Ngoài ra, mức lương ghi nhận cao nhất của vị trí này có thể lên đến 115 triệu VNĐ/tháng.

6. Self-marketing như thế nào trong CV để giành được lợi thế so với các ứng viên khác? 

Trước khi cân nhắc tìm hiểu sâu hơn về một ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ thường có xu hướng lấy CV làm điểm tựa cho các quyết định sơ bộ ban đầu của mình. Vì thế, một CV ấn tượng đối với nhà tuyển dụng trong số vô vàn các ứng viên đầy tiềm năng đang cạnh tranh cho một vị trí “vạn người mê” như Brand Manager sẽ gồm có những gì? 

Trước hết, hãy tóm gọn nhiệm vụ của bạn với vai trò là Brand Manager một cách thật chuyên nghiệp thông qua phần tóm tắt ở đầu trang. Ở đây bạn cũng có thể đề cập sơ bộ đến phong cách làm việc của bản thân để nhà tuyển dụng có một cái nhìn bao quát. 

Sau đó là kinh nghiệm làm việc, đây được xem là phần chính của CV vì nó sẽ là nơi để nhà tuyển dụng nhìn thấy một cách rõ ràng, xác thực và ngắn gọn về những gì bạn có thể làm được, từ đó xác định tiềm năng của bạn liệu có phù hợp với vị trí và công việc này hay không.

Trong phần này, ngoài vị trí làm việc và tên công ty cũ, bạn cần khẳng định thật rõ ràng những nhiệm vụ mà bạn đã làm tốt cho từng vị trí, và cả những giá trị mà bạn mang lại cho tổ chức thông qua các nỗ lực đó. Một trong số các lỗi thường gặp là ứng viên đề cập quá chung chung, như thế sẽ không thể khiến CV của bạn trở nên nổi bật và để nhà tuyển dụng lưu tâm được! 

Về phần “Kỹ năng” và “Chứng chỉ”, bạn có thể đề cập nhiều một chút nhưng tốt hơn hết vẫn là cân nhắc các kỹ năng và chứng chỉ liên quan đến vị trí công việc, công ty, và lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Một lần nữa, đừng chỉ nói suông mà hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng tài năng của bạn đã được đo lường và công nhận! 

Nếu bạn muốn nghiêm túc bắt tay vào tìm hiểu công việc Brand Manager thì khóa học “Brand Management Excellence” tại AIM Academy sẽ là một bước khởi đầu thú vị. Một khóa học về Brand Management sẽ giúp định hình sự nghiệp của bạn với tư cách là một nhà quản lý thương hiệu, cho dù bạn là một chuyên gia “mới nổi” hay “lành nghề”! Tìm hiểu về khóa học tại đây.