Báo cáo dữ liệu Performance Marketing trên Mobile App của ngành Ngân Hàng tại Việt Nam 2022-2023
Đầu năm 2023, những biến động cho thấy nền kinh tế thế giới đang trở nên khó khăn hơn, sự suy thoái toàn cầu ngày càng hiện hữu rõ ràng. Ngoài ra, chúng ta cũng đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 5.0. Thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp là cần phải đánh giá thật kỹ lưỡng và nắm bắt những thay đổi để tạo ra đột phá tăng trưởng trong nền kinh tế số.
Báo cáo tổng quan - Ngân hàng Việt nam trong thời kỳ đột phá kinh tế số
Dưới sự cạnh tranh và xu hướng của Fintech hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam buộc phải tham gia thực hiện quá trình chuyển đổi số. Xuất phát từ việc xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng số, một số ngân hàng đã lựa chọn giải pháp mới - Core Banking và đưa ra thị trường những sản phẩm công nghệ số, giúp hỗ trợ đưa định hướng phát triển ngân hàng số. Để chuyển đổi thành công, các ngân hàng đã đầu tư mạnh vào công nghệ nhằm cải thiện hiệu quả hệ thống các financial innovations. Quá trình chuyển đổi của các ngân hàng tại Việt Nam có một số điểm nổi bật như sau:
Đầu tiên, nhằm đa dạng hoá nền tảng khách hàng, các ngân hàng có xu hướng đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Mục tiêu của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, SMEs nên các dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn mua xe hơi, nhà, mở thẻ tín dụng. Đặc biệt, xu thế này sẽ được củng cố khi có hàng triệu các khách hàng mới từ nông thôn tới đô thị đang tiếp cận các sản phẩm tài chính mới.
Thứ hai, ngân hàng điều chỉnh chính sách giá, phí cạnh tranh hơn trước đây. Các tác động của Fintech với chính sách giá phí của ngân hàng thể hiện rõ nhất trong mảng thanh toán. Để cạnh tranh với các công ty Fintech và với các ngân hàng khác, rất nhiều ngân hàng đã áp dụng hình thức miễn, giảm các loại phí dịch vụ như phí chuyển tiền, phí quản lý.
Thứ ba, chất lượng dịch vụ thanh toán được cải thiện rõ rệt. Một số giải pháp thanh toán ứng dụng công nghệ ngày càng được ưa chuộng như thanh toán phi tiếp xúc - ứng dụng của công nghệ NFC (Near-Field Communications), thanh toán bằng QR code, ví điện tử, v.v. Các ứng dụng công nghệ mới mang lại các trải nghiệm thanh toán đồng nhất và tiện dụng cho khách hàng. Đồng thời, các ngân hàng cố gắng nâng cao trải nghiệm của khách hàng thông qua ứng dụng hình thức eKYC. Ngoài ra, việc số hóa các sản phẩm dịch vụ truyền thống tại quầy giao dịch cũng đang được tập trung, các giao dịch offline tại các điểm thanh toán đưa vào hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ phục vụ từ nhu cầu đời sống hằng ngày.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chiến dịch Performance Marketing
Để có thể đạt được mục tiêu đề ra, một chiến dịch Performance Marketing bắt buộc phải bao gồm các yếu tố chính dưới đây:
1. A/B TESTING
Trước khi dựng nên một chiến dịch Performance Marketing, các ngân hàng cần phân biệt và định hướng rõ các ý tưởng sao cho phù hợp với môi trường Online. Thay đổi title, giọng điệu, trích dẫn dữ liệu, sử dụng con số là cách tối ưu cơ bản. Quá trình này để xác định lại đúng hướng đi, ý tưởng thực thi như thế nào. Đây là bước cơ bản quan trọng nhất giúp hình thành nên chiến dịch sau này.
2. TỐI ƯU CONTENT
Yếu tố chính:
-
Tạo sự thu hút: Trong 2 dòng đầu tiên nếu không có sự thu hút thì bạn sẽ dễ mất cơ hội tiếp cận khách hàng.
-
Cung cấp thông tin: Sau khi tạo nội dung thu hút thì thông tin đưa vào phải thực tế, đúng với sự kỳ vọng của khách hàng.
-
CTA (Call To Action): Kêu gọi hành động để tạo ra chuyển đổi
Yếu tố phụ:
-
Trend: Áp dụng các xu hướng mới, bắt trend thị trường.
-
Hình ảnh: Ấn tượng với ngay từ lần đầu tiên
-
Lợi ích: Dựa vào lợi ích để content có cơ sở CAT với brand hoặc sản phẩm.
3. TỐI ƯU DESIGN
Thiên hướng màu nổi bật được các trang thương mại điện tử tin dùng. Những màu nóng thường đem lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn. Hình ảnh ngắn gọn, súc tích theo tiêu chí Check text 20% khi chạy Ads. Thông tin phải chính xác với Landing Page nhất là về Giá. Tạo sự chú ý với các màu đối lập với các banner có CTA (kêu gọi hành động). Những lưu ý nhỏ này sẽ giúp việc đánh giá hiệu quả chiến dịch Performance Marketing của doanh nghiệp tốt hơn.
4. OPTIMIZATION
Xác định lại chiến dịch truyền thông hiệu quả content, target. Khẳng định lại đúng hướng đi khách hàng đang quan tâm.
Có những Campaign không thể đạt được hiệu quả dù đã test nhiều hướng. Nếu đã thử nhiều phương pháp tối ưu hãy thử test lần 2, BACK-UP PLAN. Tái tạo campaign mới để tìm kiếm cơ hội reach mới. Tránh phụ thuộc vào campaign nhất định. Chuẩn bị trước campaign mới để khi campaign đang chạy giảm reach, đáp ứng cho nhu cầu Scale-Up.
5. SCALE-UP
Nhiều vấn đề về Media sẽ xảy ra ở giai đoạn này. Phần lớn gặp phải vấn đề không xác định được chiến dịch truyền thông nào thực sự hiệu quả hoặc làm sao mở rộng, tìm tệp khách hàng xung quanh mình?
Mở rộng đối tượng phát triển content để thực hiện mục đích sale-up. Tìm hàng vị lân cận xung quanh để mở rộng đối tượng. Hãy mở rộng TA (Target Audience) tùy theo mức độ phân tích và sự tương quan giữa các kênh đang hướng tới.
6. ANALYTICS
Đảm bảo luôn giám sát real-time. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả chiến dịch Performance Marketing. Tối ưu thời gian theo dõi và báo cáo, chia sẻ thông tin, đọc dữ liệu,… có thể quản lý tốt nhiều dự án đang chạy cùng lúc.
Với đội ngũ chuyên gia cùng kinh nghiệm triển khai gần 200 chiến dịch cho các Mobile Apps đa ngành mỗi năm,“Báo cáo về Performance Marketing cho Mobile App của ngành Ngân hàng tại Việt Nam 2022” được Omega Group thực hiện nhằm cung cấp cái nhìn toàn cảnh về thị trường và những dự báo mang tính chiến lược cho doanh nghiệp bằng việc đi sâu vào phân tích:
+ Số liệu tổng quan Mobile App ngành Ngân hàng tại Việt Nam 2022
+ Các tiêu chí đánh giá chất lượng Performance Marketing cho Mobile App
+ Mức chi phí hiệu quả trong chiến dịch Performance Marketing
+ Những xu hướng Performance Marketing quan trọng trên Mobile App 2023
Link tải báo cáo: https://bit.ly/3ZHyHNH
Tổng hợp và biên soạn: Omega Group