Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Tầm quan trọng của chợ bán đồ tươi sống đối với hoạt động mua sắm của người Việt

Tầm quan trọng của chợ bán đồ tươi sống đối với hoạt động mua sắm của người Việt

Chợ bán đồ tươi sống được biết đến là nơi mua thực phẩm hàng ngày của người tiêu dùng Việt. Trên toàn quốc hiện nay đã có hơn 1 triệu chợ bán đồ tươi sống. Từ đây, Q&Me – công ty chuyên về lĩnh vực nghiên cứu thị trường ở Việt Nam, đã tiến hành khảo sát với đối tượng là người nội trợ Việt Nam tại Hồ Chí Minh và Hà Nội, những người thường nấu ăn hàng ngày, nhằm hiểu rõ hơn về mức độ sử dụng mô hình mua sắm này của họ.

Chợ bán đồ tươi sống chiếm hơn một nửa thị trường mua hàng hóa thực phẩm

Khi nói đến thực phẩm, phụ nữ Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào chợ bán đồ tươi sống. Họ thường đi chợ để mua thực phẩm, mặc dù trong thập kỷ qua, các cửa hàng thương mại hiện đại (Modern Trade hay MT) đã xuất hiện nhiều tại các khu đô thị ở Việt Nam.

Người tiêu dùng sử dụng 53% ngân sách của mình tại chợ. Ngoài ra, trong tổng số lần mua sắm thực phẩm, 54% số lần người tiêu dùng chọn mua tại đây. Hiện nay, TP.HCM có số lượng cửa hàng thương mại hiện đại lớn hơn dẫn đến sự phụ thuộc vào chợ bán đồ tươi sống cũng thấp hơn so với Hà Nội. 

Nhu cầu mạnh mẽ đối với chợ bán đồ tươi sống của người Hà Nội và người lớn tuổi

Khi phân tích việc sử dụng các kênh mua sắm của khách hàng, chúng tôi nhận thấy xu hướng khác nhau giữa các khu vực và giữa các nhóm tuổi. Như đã phân tích, người dân TP.HCM có xu hướng mua sắm ở các cửa hàng hiện đại nhiều hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng ở độ tuổi 20 cũng có xu hướng sử dụng các trang thương mại điện tử hiện đại thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, trung bình, họ vẫn phụ thuộc vào kênh GT (General Trade – kênh phân phối truyền thống) cho 66% chi tiêu của họ khi mua sắm thực phẩm (chợ bán đồ tươi sống chiếm 54%, cửa hàng địa phương – tạp hóa chiếm 12%).

3 phân khúc người tiêu dùng khi mua hàng hóa thực phẩm

Người dùng Việt Nam có thể được xếp thành 3 nhóm dựa trên các kênh mua sắm thực phẩm mà họ sử dụng.

Thứ nhất là những người tiêu dùng dựa chủ yếu vào các kênh truyền thống để mua thực phẩm. Họ thường là người cao tuổi, chủ yếu ở Hà Nội, yêu thích sự tươi ngon và giá cả hợp lý của kênh truyền thống.

Thứ hai là nhóm sử dụng cả kênh GT (General Trade – kênh phân phối truyền thống) và kênh MT (Modern Trade – kênh phân phối hiện đại). Người tiêu dùng trong nhóm này thích sự tiện lợi của kênh MT vì đa dạng lựa chọn, tuy nhiên vẫn phụ thuộc một phần vào kênh GT để tìm kiếm độ tươi ngon và giá cả hợp lý.

Nhóm cuối cùng là nhóm mới, những người tiêu dùng phụ thuộc một phần vào mua sắm trực tuyến để mua thực phẩm. Nhóm này bao gồm khách hàng trẻ tuổi, họ dựa vào việc mua sắm trên thương mại điện tử ở một mức độ nào đó và một phần vì khu vực họ sống không có chợ truyền thống.

Thị trường truyền thống cho thực phẩm tươi sống và giá cả tốt hơn

Về cách đánh giá sự khác biệt giữa kênh truyền thống (chợ đồ tươi sống, cửa hàng địa phương) và kênh hiện đại (siêu thị, siêu thị cỡ nhỏ) trong việc mua thực phẩm, kênh MT được cho là ưu thế về mặt đa dạng sản phẩm, cách bày trí sản phẩm độc đáo và diện tích cửa hàng, trong khi kênh GT cung cấp các lựa chọn tốt hơn về giá cả và độ tươi ngon của sản phẩm.

Nói cách khác, chúng ta sẽ nhận thấy sự khác biệt trong nhận thức giữa khách hàng của chợ bán đồ tươi sống (những người đi chợ để mua thực phẩm) và khách hàng của kênh thương mại hiện đại (những người đi cả chợ và kênh MT để mua thực phẩm) ở 3 khía cạnh: giá cả, độ tươi ngon và đa dạng thực phẩm.

Khách hàng của kênh MT cảm thấy tích cực hơn về độ tươi ngon của sản phẩm và giá cả tại kênh bán hàng này, trong khi người đi chợ lại cảm thấy ngược lại. Về mặt quy mô, người tiêu dùng tìm đến các chợ bán đồ tươi sống thường có chợ lớn gần nhà nên họ cảm thấy không cần thiết phải đến siêu thị hay siêu thị mini.

Ngoài ra, điều thú vị còn nằm ở điểm tiếp xúc với khách hàng (customer touchpoint). Mặc dù hầu hết người tham gia khảo sát đều công nhận rằng họ có thể nhận được sự hỗ trợ và phục vụ tốt hơn tại kênh MT nhưng kênh GT (hay chợ truyền thống) lại có tính liên kết mật thiết và gần gũi với họ hơn.

Mặc dù gần đây các kênh MT đã xuất hiện với số lượng lớn tại các khu đô thị, chợ bán đồ tươi sống hay chợ truyền thống vẫn là một kênh mua sắm thực phẩm không thể thiếu đối với người tiêu dùng Việt. Điều này cũng là một trong những lý do vì sao một số kênh MT dù đã mở rộng quy mô cửa hàng trong vài năm qua cũng phải thực hiện tái cấu trúc chiến lược kênh để có thể cạnh tranh trực tiếp với chợ bán đồ tươi sống.

Để có được nội dung đầy đủ của cuộc khảo sát, vui lòng xem toàn bộ báo cáo tại đâyMọi thắc mắc về yêu cầu nghiên cứu thị trường, vui lòng liên hệ [email protected].