Học hỏi Case study từ 12 chiến dịch "Loyalty Programs" thành công nhất trong ngành F&B tại Mỹ

Lòng trung thành của khách hàng - hay Loyalty, là thứ mà tất cả những doanh nghiệp FnB khao khát. Bởi giữa thị trường gần 540.000 nhà hàng và địa điểm kinh doanh đồ ăn tại Việt Nam hiện nay thì ngon chưa bao giờ là một lợi thế đủ lớn. Đây chính là lúc một Loyalty Programs hay một chương trình khách hàng thân thiết cần được tạo ra.

loyaty

Hôm nay, hãy cùng Ori Marketing Agency tham khảo 12 chương trình khách hàng thân thiết thành công nhất tại Mỹ vào năm 2022 vừa qua và cùng nhau rút ra những bài học đắt giá từ những chiến dịch triệu đô này qua vài phút đọc dưới đây nhé.

1. Hut Rewards from Pizza Hut (Phần thưởng HUT từ Pizza Hut)

Pizza Hut, chuỗi nhà hàng pizza hình túp lều nổi tiếng thành lập vào năm 1958 tại Kansas, đã nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng nhất tại Mỹ. Tính từ năm 2014, họ đã có doanh thu ổn định rơi vào khoảng 12 tỷ USD mỗi năm.

Vào năm 2017, nhận thấy thị trường giống như một chiếc pizza cỡ nhỏ cho một gia đình, nơi ai cũng muốn dành được một miếng bánh dù nhỏ nhất, công ty đã ra mắt chương trình “Phần thưởng Hut - Hut Reward” với phần thưởng là những chiếc bánh miễn phí nhằm tăng tần suất ghé thăm và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu Pizza Hut.

“Chương trình Hut Rewards cho phép khách hàng kiếm được số điểm không giới hạn, giúp họ có thể giành được những phần quà như một chiếc bánh pizza miễn phí chỉ với một đơn hàng, đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng đây là chương trình khách hàng thân thiết tốt nhất trên thị trường lúc này" Jeff Fox, Giám đốc Thương hiệu và Ý tưởng tại Pizza Hut cho biết.

loyalty

Chương trình này được thiết kế vô cùng đơn giản nhằm tạo ra động lực chơi cho người dùng. Khách hàng mới có thể tham gia bằng cách truy cập Pizza Hut.com, nhấp vào chương trình khách hàng thân thiết của Hut Rewards để tạo tài khoản và đăng ký tham gia chương trình. Khách hàng hiện tại có thể chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của họ và chọn tham gia chương trình Phần thưởng Hut.

Sau khi đăng ký, người dùng có thể bắt đầu kiếm điểm và tận hưởng các lợi ích của chương trình ngay lập tức. Mỗi đô la khách hàng sử dụng để đặt hàng trực tuyến đều được tích điểm để đổi lấy một chiếc pizza miễn phí. Bên cạnh đó, họ còn được hưởng thêm các quyền lợi khác bao gồm ưu đãi độc quyền, phần thưởng sinh nhật, v.v. Chương trình tích điểm chỉ áp dụng cho những khách hàng đặt hàng trực tuyến.

loyaltyVới mỗi đô la chi tiêu, khách hàng sẽ nhận được 2 điểm. Trong khi đó, số điểm trung bình để đổi lấy một chiếc pizza cỡ vừa là khoảng 200, tương đương với mỗi 100 đô-la , khách hàng sẽ nhận được một chiếc bánh miễn phí.
loyaltyVới công thức tính đơn giản, phần thưởng trực quan và dễ dàng tự tính toán, HUT Reward tạo nên một cú hit lớn ở thời điểm ra mắt và ngay lập tức thu hút được một lượng lớn khách hàng tham gia.

2. Subway MyWay™ Rewards - Subway và chương trình "My Way - lối đi riêng"

Subway, nhà hàng phục vụ bánh sandwich nổi tiếng được thành lập năm 1965 với doanh thu hàng năm hơn 16,1 tỷ USD sẽ là gương mặt tiếp theo trong danh sách này với chương trình khách hàng thân thiết đặc biệt của họ.
loyalty

Chương trình Subway MyWay™ được ra mắt vào năm 2018 để thay thế chương trình khách hàng thân thiết SubCard cũ và được thiết kế để cung cấp hệ thống giảm giá được cá nhân hóa cho khách hàng của thương hiệu này. Với 28.000 nhà hàng tham gia, MyWay™ là một trong những chương trình khách hàng thân thiết có quy mô lớn nhất trên thế giới.

"Yếu tố làm nên sự thành công của chiến dịch chính là tính cá nhân hóa (Personalization) khi SubWay thực hiện một cuộc khảo sát trên tất cả các khách hàng của mình để lắng nghe món quà mà họ mong muốn và sử dụng phản hồi của họ để thiết kế chương trình" - theo ông Carissa Ganelli, Giám đốc Kỹ thuật số của Subway.

loyaltyCụ thể, với mỗi đô la chi tiêu, khách hàng kiếm được bốn điểm tokens, và mỗi 200 điểm tokens sẽ được đổi thành một voucher trị giá 2 đô la. Bên cạnh đó, họ cũng có cơ hội trúng các phần thưởng ngẫu nhiên như bánh sandwich, bánh quy và đồ uống cũng như nhận được một phần quà đặc biệt vào mỗi dịp sinh nhật. Mọi điểm số đều được tích hợp tại ứng dụng Subway trên điện thoại.

3. Chick-fil-A One®

Chick-fil-A là một trong những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất Hoa Kỳ chuyên về bánh mì kẹp thịt gà, được thành lập vào năm 1946 tại Hapeville, GA. Vào năm 2021, giá trị tài sản ròng của CEO Dan Cathy của họ ước tính là 7,1 tỷ USD.

Để tri ân những khách hàng của mình, nhà hàng đã triển khai chương trình khách hàng thân thiết vào năm 2016 có tên là Chick-fil-A One®. Đây là chương trình được phát triển trên Web và thiết lập một hệ thống cấp bậc (Tier) cho khách hàng.

Cấp bậc càng cao, khách hàng càng nhận được nhiều điểm hơn trên mỗi đô la mà họ chi tiêu. Các thứ hạng bao gồm:

- Chick-fil-A  One Member: hạng khởi đầu
- Chick-fil-A One Silver Status: đạt được khi kiếm được 1000 điểm trong một năm
- Chick-fil-A One Red Status: đạt được khi kiếm được 4000 điểm trong một năm
- Chick-fil-A One Signature Status: đạt được khi kiếm được 10000 điểm trong một năm

loyalty

Khách hàng sẽ được tích điểm khi mua hàng trực tuyến hoặc thông qua đặt hàng trên điện thoại, sau đó quét mã QR của chương trình. Số điểm được tích theo thứ hạng như sau:
- One member: 1 điểm
- One Silver: 11 điểm
- One Red: 12 điểm
- One Signature: 13 điểm

Ngoài việc sử dụng điểm để đổi thưởng, các thành viên của chương trình One còn nhận được một món quà đặc biệt trong dịp sinh nhật. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể tặng điểm cho người thân, bạn bè.

4. Starbucks Rewards

Nổi tiếng với những bức hình check-in sang chảnh, Starbucks là một trong những thương hiệu cafe được yêu thích nhất trên thế giới với hơn 30.000 cửa hàng ở 80 quốc gia, một nửa trong số đó nằm ở Mỹ. Năm 2021, doanh thu của họ đạt mức ấn tượng 29 tỷ USD.

loyalty

Và, theo một lẽ dĩ nhiên, StarBucks cũng cần phát triển các chương trình khách hàng thân thiết để tăng tính trung thành của khách hàng. Với 24,2 triệu thành viên chỉ tính riêng tại Mỹ,  đây là một trong những chương trình Loyalty Programs thành công bậc nhất trong lịch sử. Để đạt được điều này, gã khổng lồ ngành cà phê đã mạnh tay chi tới 40% lợi nhuận của họ vào phần thưởng cho chương trình và chứng kiến mức tăng trưởng 7% trong năm đầu ra mắt.

Starbucks Rewards không chỉ khả dụng qua điện thoại thông minh mà còn cung cấp cho khách hàng một chiếc thẻ trả trước có thể được sử dụng để thanh toán cho các mặt hàng từ menu Starbucks. Khách hàng sử dụng Thẻ Starbucks® Rewards Visa® sẽ kiếm được điểm khách hàng thân thiết nhanh hơn so với khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng truyền thống.

Bên cạnh việc sử dụng để mua một cốc cafe tại StarBucks, khách hàng còn có thể thanh toán với chiếc thẻ này ở mọi nơi - tại cửa hàng tạp hóa, mua sắm quần áo mới hoặc trong kỳ nghỉ. Với mỗi đô la chi tiêu bằng Thẻ Starbucks® Rewards Visa®, khách hàng sẽ nhận được 1 Sao, và họ đã có thể đổi thưởng chỉ với 25 Sao.

 

loyalty

 

Chương trình khách hàng thân thiết của Starbucks được chia thành hai hạng: Xanh và Vàng. Mức Xanh được dành riêng cho những người có số sao/điểm từ 1 đến 199; trong khi Vàng dành cho bất kỳ ai có hơn 200 sao.

Một số tính năng và lợi ích mà KH đạt được thông qua chương trình dành cho 2 hạng Xanh và Vàng:
- Đồ uống và đồ ăn miễn phí
- Đặt hàng trước mà không phải xếp hàng và trả qua ứng dụng trên điện thoại
- Refill trà và cà phê pha trước miễn phí
- Phần thưởng đặc biệt vào ngày sinh nhật hàng năm
- Được tặng thêm sao vào ngày đặc biệt (Reward Day)

Một số cách giúp khách hàng “kiếm sao” để đổi lấy các vật phẩm miễn phí:

- Kiếm 2 sao cho mỗi đô la chi tiêu khi mua hàng tại một địa điểm của Starbucks bằng thẻ quà tặng Starbucks đã đăng ký hoặc ứng dụng di động Starbucks.
- Kiếm sao khi mua các sản phẩm của thương hiệu Starbucks như cà phê đóng gói, cốc, đồ uống pha sẵn và bánh mì.
- Mua cà phê mang nhãn hiệu Starbucks trực tuyến và kết nối giao dịch mua với tài khoản phần thưởng Starbucks.
- Tham gia các trò chơi và ưu đãi đặc biệt được gửi tới trong ứng dụng và email cá nhân

5. MyMcDonald’s Rewards

Bạn thử đoán xem ai là ông vua của fastfood nào!? Với 69 triệu lượt khách mỗi ngày, người ta còn hài hước cho rằng bất cứ nơi nào có con người xuất hiện thì tại đó có McDonald's. Và, theo một lẽ dĩ nhiên, chương trình khách hàng thân thiết của nhà Mc cũng tạo nên một cú hit lớn trong thị trường đồ ăn nhanh.
loyalty

Vào năm 2021, MyMcDonald's Rewards đã vượt mốc 20 triệu người dùng. Bánh sandwich McChicken nổi tiếng là giải thưởng được đổi nhiều nhất. Bên cạnh đó, khách hàng của hãng đã được thưởng tới 360 tấn khoai tây chiên và 17 triệu món tráng miệng. Những con số thật đáng kinh ngạc. Vậy điều gì khiến chương trình được yêu thích nhiều đến vậy!?

Với mỗi 1 đô la chi tiêu cho các sản phẩm của McDonald, khách hàng sẽ kiếm được 100 điểm trong chương trình khách hàng thân thiết và sử dụng để đổi lấy các bữa ăn miễn phí. Càng có nhiều điểm, cấp độ thân thiết của người dùng càng cao, từ đó có thể đổi được nhiều giải thưởng có giá trị hơn.

Chương trình được chia thành bốn bậc dựa trên thang điểm: 1500, 3000, 4500 và 6000 với  các phần thưởng khác nhau từ 16 menu.

loyalty

 

Ngoài ra còn có những cách khác mà khách hàng có thể kiếm được điểm. Ví dụ: nếu khách hàng liên kết thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của mình với ứng dụng di động của McDonald's, họ sẽ tự động nhận được 1500 điểm thưởng. Điều này có nghĩa là nếu quyết định thanh toán qua ứng dụng, khách hàng sẽ nhận được một chiếc bánh mì McChicken miễn phí hoặc một chiếc Cheeseburger.

Từ chương trình này của McDonald's, ta đã có thể dễ dàng nhìn ra sự thành công của một chương trình khách hàng thân thiết phụ thuộc khá nhiều vào tính đơn giản cùng sự đa dạng về phần thưởng.

6. Wendy's Rewards™

Để có một món chiếc hamburger hảo hạng, fan của đồ ăn nhanh thường tìm đến Wendy's. Một thương hiệu quốc tế hiện có trụ sở tại Dublin, Ohio, Mỹ, mặc dù có nguồn gốc từ Columbus, OH.

Người sáng lập của Wendy, Dave Thomas, cũng được biết đến là người có nhiều quảng cáo hơn bất kỳ người sáng lập công ty nào khác trong lịch sử. Vào thời điểm qua đời, tài sản ròng của Thomas là khoảng 4,2 tỷ USD.

loyalty

Gần 20 năm sau khi "người cha" của thương hiệu qua đời, Wendy's đã triển khai một chương trình khách hàng thân thiết có tên là Wendy's Rewards™. Nó có các nguyên tắc tương tự như các chương trình mà Ori đã đề cập trước đó - cứ mỗi đô la chi cho thực phẩm của công ty, người tiêu dùng sẽ nhận được 10 điểm và dùng nó để đổi lấy các món đồ khác nhau trong thực đơn. Điểm tiện dụng ở đây là số điểm đổi thưởng không quá lớn và có thể sử dụng được ngay, chẳng hạn như họ có thể yêu cầu thêm một món kem lạnh nhỏ miễn phí cùng với bữa ăn của mình chẳng hạn.

Để tích điểm, người dùng có thể thanh toán qua ứng dụng Wendy’s hoặc quét mã QR tại quầy. Nếu quên điện thoại, họ chỉ cần quét dòng mã đính kèm biên lai để đảm bảo mình nhận được điểm.

Sau đó, số điểm này có thể được đổi thành các bữa ăn miễn phí và các ưu đãi đặc biệt tại Wendy's. Danh sách các giải thưởng được liên tục thay đổi để giữ cho khách hàng luôn cảm thấy mới mẻ. Thỉnh thoảng, Wendy’s cũng gửi tới cho người dùng nhiều ưu đãi và phần thưởng bất ngờ trong ứng dụng, ví dụ như voucher giảm giá hay một phần ăn phụ.

7. Chipotle Rewards

Chipotle Mexican Grill, Inc. là một trong những chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh "trẻ" nhất trong danh sách này. Thương hiệu này chỉ mới được thành lập vào năm 1993 bởi Steve Elis và chỉ trong hơn 20 năm qua họ đã leo lên vị trí dẫn đầu ngành với doanh thu 7,5 tỷ USD (2021), gần 3000 địa điểm và gần 100 000 nhân viên.

loyalty

Vào năm 2019, họ đã triển khai chương trình khách hàng thân thiết mang tên Chipotle Awards, cung cấp 10 điểm cho mỗi đô la chi tiêu tại nhà hàng. Thời điểm mới triển khai, khách hàng phải tích lũy tới 1250 điểm để có được một bữa ăn miễn phí, tương đương 125 đô la cho đồ ăn tại Chipotle.

Sau khi tuyên bố mức tăng trưởng 2 tỷ USD nhờ vào cơ chế cũ của Chipotle Rewards, thương hiệu đã ra mắt những "thử thách đặc biệt" mới nhằm giúp khách hàng có được điểm nhanh hơn thông qua các mốc mới rẻ hơn.

Cụ thể, thay vì phải chờ tới 1250 điểm cho một bữa ăn miễn phí, khách hàng có thể nhận được một đơn hàng bánh tortilla chỉ với 250 điểm, một mặt guacamole với 400 điểm và một loại nước ngọt đóng chai với 600 điểm.

Bên cạnh sự đa dạng hơn về phần thưởng, chương trình khách hàng thân thiết mới cũng mang đến cho khách hàng cơ hội sử dụng điểm của họ cho các mục đích cao cả, chẳng hạn như hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận giúp đỡ nông dân, cộng đồng đang gặp khó khăn, doanh nghiệp địa phương, v.v.

Để quảng bá chương trình khách hàng thân thiết được cập nhật của họ, Chipotle đã ra mắt trò chơi điện tử trực tuyến “Race to Reward Exchange”, dành cho tất cả các thành viên Chipotle Rewards. Người chơi có thể nhận được điểm khi chơi và sau đó đổi chúng để lấy thức ăn và phần thưởng bổ sung.

loyalty

Những thay đổi này khiến lượng khách hàng tham gia chương trình khách hàng thân thiết của Chipotle tăng lên chóng mặt, lên tới 24 triệu thành viên trong năm 2021, biến nó trở thành một trong những chương trình phát triển nhanh bậc nhất tại Mỹ.

8. Chương trình DD Perks® từ Dunkin Donuts

Dunkin’ Donuts là một công ty cà phê và bánh vòng (donuts) có trụ sở tại Mỹ, hiện đã có mặt tại 36 quốc gia trên toàn thế giới. 

loyalty

 

Sớm nhận thấy việc triển khai các chương trình khách hàng thân thiết là yếu tố quan trọng hàng đầu để giữ chân những khách hàng trong tương lai, thương hiệu này quyết định cho ra đời ưu đãi mang tên DD Perks.

Vẫn là cách tính điểm tương tự các nhà hàng kể trên, với mỗi đô la chi tiêu tại Dunkin’ Donuts, người dùng sẽ nhận được 5 điểm để đổi lấy các loại đồ ăn và thức uống có trên menu.

Ngoài ra, nếu có ít nhất ba lần mua hàng trong một tuần, khách hàng sẽ đủ điều kiện nhận một loại đồ uống miễn phí. Để duy trì sự mới mẻ cho chương trình, Dunkin’ Donuts thường xuyên chạy các chiến dịch khác nhau, cung cấp các đặc quyền bổ sung như bánh rán miễn phí khi mua đồ uống bất kỳ, cà phê miễn phí khi mua đồ ăn hoặc tặng thêm điểm thưởng...

Thương hiệu này cũng cố gắng "tái tạo" lại thành công của Starbucks khi hợp tác với Masterpass để cung cấp cho khách hàng những chiếc thẻ trả sau có thể được sử dụng để thanh toán tại Dunkin' Donuts và các nhà hàng khác tham gia chương trình DD Perks®.

Nhờ vào những ưu đãi mới lạ và thay đổi thường xuyên, DD Perks® đã giúp ứng dụng di động Dunkin’ Donuts vượt mốc 12 triệu lượt tải xuống vào năm 2021.

9. Chương trình MyPanera Rewards

Thêm một ví dụ nữa về sự thành công mà một chương trình khách hàng thân thiết tốt có thể mang lại cho doanh nghiệp chính là trường hợp của MyPanera Rewards từ thương hiệu Panera Bread Company.

Panera Bread đã từng là điểm đến yêu thích của người Mỹ để có được Wi-Fi miễn phí. Ngày nay, họ đã nhân rộng tới hơn 2000 địa điểm ở Hoa Kỳ và Canada với ước tính doanh thu đạt 5,3 tỷ USD. 

MyPanera Rewards  là một trong những chương trình khách hàng thân thiết lâu đời nhất trong danh sách này khi nó đã bắt đầu từ năm 2010., từ trước khi họ có ứng dụng dành cho thiết bị di động. Trong đại dịch COVID-19, chương trình khách hàng thân thiết này đã tăng lên tới 40 triệu thành viên. Hiện nay hơn 50% giao dịch mua hàng thường ngày đến từ các thành viên của chương trình này.

Tính cá nhân hóa là điểm đặc biệt nhất là MyPanera Rewards mang tới. Sau một khoảng thời gian dài lựa chọn, khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi hời hơn dành cho những sản phẩm mà họ yêu thích, từ bánh mì tròn miễn phí hoặc tiết kiệm khi mua salad và bánh mì. Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ nhận được một phần quà bất ngờ trong ngày sinh nhật phù hợp với sở thích của họ, bên cạnh quyền tham gia vào gói sử dụng cà phê không giới hạn của Panera Bread.

loyalty

Không hoạt động dựa trên việc tích điểm như nhiều đối thủ cạnh tranh, với MyPanera Rewards, khách hàng được thưởng theo số lần tới cửa hàng hoặc nhận phần thưởng và ưu đãi miễn phí trong ứng dụng. Bên cạnh đó, việc có thể chia sẻ số điểm của mình cho người thân và bạn bè cũng khiến chương trình được yêu thích hơn cả. 

10. Chương trình Costa Club từ Costa Coffee

Costa Coffee là thương hiệu cà phê tới từ nước Anh. Được thành lập vào năm 1971, tới nay thương hiệu đã có gần 4000 địa điểm và hơn 6000 cơ sở bán hàng tự động mang tên Costa Express trên toàn thế giới. Vào năm 2019, nó đã được bán cho Công ty Coca-Cola với giá gần 4 tỷ bảng anh.

Tương tự như các đối thủ cạnh tranh như Starbucks, Dunkin’ Donuts và các nhà hàng cung cấp cà phê khác, Costa cũng sở hữu một chương trình khách hàng thân thiết vô cùng hiệu quả. Chương trình được vận hành thông qua một ứng dụng trên điện thoại, kết hợp cùng một tấm thẻ cảm ơn được đục lỗ để khách hàng có thể sử dụng để tích điểm.

loyalty

Cơ cấu phần thưởng rất đơn giản. Các thành viên kiếm được một món đồ uống miễn phí cho mỗi 8 đồ uống đã mua. Ngoài ra, Câu lạc bộ Costa còn cung cấp bánh sinh nhật miễn phí và một số phần thưởng độc quyền có sẵn thông qua ứng dụng di động. Thêm vào đó, các thành viên của chương trình Costa Club cũng được hưởng lợi từ các ưu đãi được cá nhân hóa dựa trên lịch sử mua hàng của họ, cũng như nhiều cách khác để kiếm thêm điểm thưởng xuyên suốt trong năm.

11. Drink Monday 

Khai thác giải pháp thay thế cho rượu, Monday là nhãn hiệu rượu whisky không cồn, rượu gin và rượu mezcal dành cho bất kỳ ai muốn thưởng thức cocktail không cồn. Với cái tên khiến rất nhiều người yêu rượu "e ngại" là Thứ hai, Thương hiệu này ra đời nhằm mục đích thay đổi câu chuyện xung quanh việc uống rượu để trở thành thứ thức uống mà mọi người có thể uống mà không có áp lực. 

Người đồng sáng lập Chris Boyd cho biết: “Nếu bạn yêu thích cocktail và ghét cảm giác nôn nao, thì chúng tôi là tấm vé hạng nhất cho bạn đến thị trấn hương vị. Monday là một trong những thương hiệu tiên phong của danh mục đồ uống không cồn dành cho giới trẻ ngày nay và đang cố gắng hàng ngày để hỗ trợ những người đang tìm kiếm các lựa chọn đồ uống lành mạnh hơn”.

Monday đã tận dụng chương trình khách hàng thân thiết của mình bằng cách tạo ra một cộng đồng thương hiệu tham gia chương trình của mình. Drink Monday thưởng cho khách hàng bằng cách tặng điểm mỗi khi họ tương tác trên mạng xã hội bên cạnh số tiền chi tiêu. Phần thưởng này tạo cho khách hàng động lực để tiếp tục mua hàng với Monday.
loyalty

Thành viên của chương trình có thể kiếm được 2 điểm trên mỗi 1 đô la chi tiêu với phần thưởng có thể quy đổi là các món đồ lưu niệm hoặc các loại đồ uống không cồn thuộc thương hiệu Monday.

Một điểm vô cùng đặc biệt của chương trình khách hàng thân thiết từ Monday là các ưu đãi dành cho người giới thiệu của nó. Những khách hàng được giới thiệu sẽ được tặng một voucher giảm giá 10 đô la trong khi những người giới thiệu cũng được tặng phần quà tương tự. 

Mỗi lượt giới thiệu sẽ tạo ra một khách hàng mới tiềm năng, đồng thời cho thấy rằng những khách hàng hiện tại đang tin tưởng và yêu thích sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp nhỏ về thực phẩm và đồ uống đang phát triển như Monday thì điều này là cực kỳ quan trọng. Với chu kỳ tương tác và chia sẻ liên tục gắn liền với trải nghiệm thương hiệu, chương trình khách hàng thân thiết của Monday đã và đang giúp Monday ngày một bay cao về cả doanh số, độ phủ thương hiệu lẫn số lượng khách hàng.

12. Partake Foods
loyalty

Partake Foods là một thương hiệu thực phẩm thuần chay và không chứa gluten, sản xuất bánh quy, đồ ăn nhẹ và hỗn hợp nướng không chứa chín chất gây dị ứng hàng đầu. Partake Foods là một ví dụ tuyệt vời về cách một thương hiệu thuộc lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (F&B) nên triển khai chương trình khách hàng thân thiết.

Không chỉ cung cấp phần thưởng khi mua hàng, người dùng còn nhận được điểm khi đăng ký nhận bản tin (newsletter), quà sinh nhật và để lại review về sản phẩm. Những ưu đãi này cung cấp nhiều cách để khách hàng lần đầu có thể xây dựng số điểm đủ để khiến họ muốn quay lại mua lần tiếp theo. 

loyaltyLĩnh vực thứ hai mà Partake Foods vượt trội là phần thưởng họ cung cấp cho khách hàng của mình. Mỗi đô la chi tiêu tương đương với một điểm và các thành viên thưởng có thể đổi 5 đô la, 20 đô la và 35 đô la cho lần mua hàng tiếp theo của họ, tùy thuộc vào số điểm họ có được. Partake Foods cũng khuyến khích việc giới thiệu bằng cách giảm giá $2 cho cả người được giới thiệu và người đề nghị giới thiệu. Việc khuyến khích người mua sắm chia sẻ thương hiệu với những mối quan hệ cá nhân của họ sẽ tạo ra nhiều cuộc trò chuyện xung quanh sản phẩm hơn, đồng thời cung cấp cho khách hàng tiềm năng những ưu điểm cũng như giá trị mà thương hiệu đang mang tới cho người dùng.
loyalty

Thông qua cách này, Partake Foods tạo ra một cộng đồng, nơi "thiết lập" niềm tin cho những khách hàng mới bằng cách đưa ra bằng chứng dưới dạng đánh giá rằng những khách hàng trước đó yêu thích sản phẩm thế nào. Với những phần thưởng có giá trị thực tế, Partake Foods luôn đảm bảo rằng chu kỳ này sẽ tiếp tục mang tới thành viên mới tham gia vào chương trình của họ.

Vậy sau 12 chương trình khách hàng thân thiết đặc biệt trên, bạn cho rằng đâu là ý tưởng tuyệt vời nhất, và đâu là chương trình sẽ tiếp tục thành công trong tương lai? Hãy cùng chia sẻ cảm nghĩ của mình ngay bên dưới và theo dõi Ori Marketing Agency để không bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé!

Nguồn biên tập: Ori Marketing Agency