Học được gì từ 7 case-study thành công nhờ Gamification?

Học được gì từ 7 case-study thành công nhờ Gamification?

Cũng tương tự việc dạy dỗ trẻ nhỏ, biến một hoạt động bất kỳ thành một trò chơi là một cách hiệu quả để khiến chúng tham gia vào hoạt động đó. Chẳng hạn như nhiều cha mẹ vẫn hay giả vờ rằng cái nĩa là một chiếc máy bay đang chở thức ăn để “dụ” con trẻ ăn, hoặc bật các bài hát vui nhộn để khuyến khích trẻ dọn dẹp... Đối với gamification marketing, người tiêu dùng đóng vai trẻ em và các nhà quảng cáo đóng vai cha mẹ.

Các chiến dịch gamification là một chiến thuật marketing hiệu quả và đặc biệt phổ biến trong thời đại của điện thoại thông minh.

Theo Forbes, 80% người dùng smartphone chơi game trên thiết bị của họ và gần 50% chơi mỗi ngày. Ngoài ra, các ứng dụng trò chơi dành cho thiết bị di động đều được cả nam giới và nữ giới sử dụng như nhau. Mặc dù có nhiều thanh thiếu niên chơi trò chơi trên thiết bị di động hơn người lớn nhưng vẫn có 62% người lớn sử dụng các ứng dụng này. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các nhà quảng cáo đã nắm bắt được tiềm năng gamification marketing.

Dưới đây là một số ví dụ về gamification marketing và những yếu tố đã khiến chúng hoạt động hiệu quả.

1. M&M’s Eye- Spy Pretzel

Ứng dụng Eye-Spy Pretzel của M&M là một ví dụ điển hình về một trò chơi đơn giản nhưng có tác động lớn. Người dùng phải tìm một chiếc bánh quy ẩn trong một bức hình đầy kẹo M&M. Câu đố đơn giản này đã mang lại 25.000 lượt thích mới cho công ty trên Facebook và khoảng 6.000 lượt chia sẻ.

Các chuyên gia quảng cáo vẫn luôn khuyên rằng trò chơi nên được xây dựng đơn giản, không bao gồm quá nhiều yếu tố vì điều này có thể khiến người dùng cảm thấy choáng ngợp và dễ dàng bỏ qua.

Học được gì từ 7 case-study thành công nhờ Gamification?

Như với tất cả quảng cáo, điều quan trọng là phải xác nhận mục tiêu trước khi thiết kế trò chơi. Marketer nên quyết định xem quảng cáo sẽ nhắm đến ai – về mặt nhân khẩu học và vị trí địa lý – cũng như loại tương tác mà quảng cáo hướng đến.

Quảng cáo trò chơi (Advergames) là trò chơi được xây dựng tùy chỉnh để giới thiệu một sản phẩm/ dịch vụ hoặc thương hiệu cụ thể trong môi trường gaming tương tác. Quảng cáo trò chơi có thể tăng số lượng người xem nội dung của thương hiệu, khoảng thời gian họ dành để tương tác với nội dung đó hoặc tần suất tương tác của họ với thương hiệu.

Quảng cáo chỉ có hiệu quả nếu các trò chơi được thiết kế gắn liền với các ưu tiên và nhu cầu kinh doanh cụ thể. Trong trường hợp của trò chơi M&M, hoạt động này được nhắm mục tiêu đến khách hàng mới, những người có khả năng sẽ tương tác nhiều lần với thương hiệu.

2. Wheat Thins

Có một số cách để thực hiện quảng cáo trò chơi, bao gồm (1) quảng cáo theo kiểu truyền thống bằng cách chèn quảng cáo giữa các cấp độ hoặc hành động của trò chơi; và (2) quảng cáo được kích hoạt trong suốt quá trình chơi.

Trong quảng cáo trò chơi từ Wheat Thins, người dùng có 9 giây thu thập các mẫu bánh đang rơi xuống trước khi màn hình hiển thị trở về trang các sản phẩm của Wheat Thins. Bằng cách này, Wheat Thins đã giúp họ làm quen với các sản phẩm của công ty một cách tự nhiên.

Học được gì từ 7 case-study thành công nhờ Gamification?

Nguồn: Jeffrey Liu

3. Mazda Lightrider (Đèn chiếu sáng Mazda)

Mazda đã sử dụng trò chơi Lightrider để quảng cáo các mẫu xe Mazda2 2015. Trò chơi có dạng quảng cáo biểu ngữ cho phép người dùng lái ô tô và khám phá các tính năng của chúng. Xét riêng trong ngành ô tô, cách tiếp cận này mang lại tỷ lệ tương tác cao hơn nhiều so với bình thường, đạt 3% (tăng từ 0,5%).

Học được gì từ 7 case-study thành công nhờ Gamification?

Nguồn: Gamification

4. Under Armour Trivia App

Under Armour đã hợp tác với Golden State Warriors và đặc biệt là cầu thủ bóng rổ Stephen Curry để tổ chức trò chơi Trivia nhằm ra mắt tại vòng loại trực tiếp NBA. Khi Curry đánh ba điểm đầu tiên trong bất kỳ trận đấu nào trong mùa giải, Under Armour sẽ tung ra một trò chơi với Steph IQ.

Trò chơi đố vui của Under Armour trao giải thưởng cho những người có thể trả lời đúng tất cả 8 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian quy định 10 giây cho mỗi câu hỏi. Những người chiến thắng có cơ hội chia nhỏ giải thưởng và một số người chiến thắng may mắn đã tham gia vào một cuộc “xổ số” đặc biệt. Các giải thưởng trong cuộc “xổ số” bao gồm chiếc giày có chữ ký của “Curry 5”, vé xem trận play-off, trang phục Under Armour...

Chiến dịch này là một ví dụ điển hình về lợi ích đôi bên cùng có lợi cho tất cả các bên tham gia: Lượng người xem các trận đấu NBA tăng lên, doanh số bán hàng của Under Armour được cải thiện và những người hâm mộ cuồng nhiệt có cơ hội nhận quà nhờ vào kiến thức thể thao của họ.

Nguồn: Under Armour Basketball

5. NikeFuel

Nike đã sử dụng định dạng trò chơi để marketing làm tăng khả năng người dùng tương tác với sản phẩm. Trò chơi khuyến khích khách hàng của họ chú ý và tương tác với thương hiệu.

Tadhg Kelly, một nhà phát triển trò chơi với 20 năm kinh nghiệm, nói rằng hoạt động gamification marketing tốt sẽ tạo ra sự quan tâm cho người dùng theo ba cách chính: xác thực, hoàn thành và phần thưởng.

Ứng dụng tập thể dục của Nike, NikeFuel, được thúc đẩy bởi xu hướng chia sẻ thành tích tập thể dục của người dùng để xác thực trên mạng xã hội. Người dùng cạnh tranh với nhau và chia sẻ kết quả của họ hàng ngày. Điều này tạo ra một cộng đồng xoay quanh thương hiệu, trong đó người dùng tích hợp ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày của họ, củng cố lòng trung thành với thương hiệu đã được xây dựng trước đó.

Kỹ thuật xác thực thường được các trang mạng xã hội sử dụng dưới dạng lượt thích, lượt tweet, thu hút người theo dõi... Đây là tất cả các phương tiện cho phép người dùng phản hồi tích cực với nội dung của nhau. 

Học được gì từ 7 case-study thành công nhờ Gamification?

Nguồn: Keith Byrne

6. Chương trình thành viên của Starbucks (My Starbucks Rewards)

Một cách khác để thu hút sự quan tâm của người dùng là cho người dùng thấy mức độ “thân thiết” của họ và thương hiệu. Ý tưởng về thẻ khách hàng thân thiết cho các cơ sở kinh doanh như quán cà phê không phải là mới, nhưng Starbucks đã đưa khái niệm này tiến thêm một bước với ứng dụng My Starbucks Rewards.

Ứng dụng cho phép khách hàng tích lũy điểm bất cứ khi nào họ mua hàng để nhận các giải thưởng có giá trị tăng dần. Trong khi các kiểu thẻ khách hàng thân thiết truyền thống bị uốn cong và lãng quên trong ví của khách hàng, phiên bản ứng dụng gọn gàng này có nhiều khả năng khuyến khích lòng trung thành của người dùng. Vào cuối năm 2016, một báo cáo được đưa ra cho thấy có tới 25% tổng số giao dịch mua hàng của Starbucks ở Mỹ được thực hiện thông qua ứng dụng di động của họ.

Tuy nhiên, các nhà quảng cáo cũng nên lưu ý các giới hạn về những gì mà người dùng sẽ sẵn sàng làm để đạt được các mốc trong chương trình khách hàng thân thiết. Chẳng hạn như yêu cầu chia sẻ các bài đăng có đề cập đến thương hiệu trên tài khoản Facebook hoặc Twitter cá nhân để đạt được cấp độ hoàn thành tiếp theo có thể sẽ khiến người dùng bình thường khó chịu.

Học được gì từ 7 case-study thành công nhờ Gamification?

Nguồn: The Motley Fool

7. Trò chơi chuyện tình Chipotle (Chipotle Love Story Game)

Chipotle đã tung ra một trò chơi dựa trên bộ phim ngắn “A Love Story” do chính thương hiệu sản xuất. Người chơi được thưởng một phiếu giảm giá “mua một tặng một” cho bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào. Bên cạnh đó, khách hàng có thể chơi trò chơi và nhận phần thưởng trên tất cả các thiết bị di động của họ.

Phần thưởng khuyến khích người tiêu dùng tương tác, gắn bó với thương hiệu và mua sản phẩm nhiều hơn. Ngoài ra, trò chơi còn củng cố thông điệp thương hiệu về việc sử dụng các thành phần tự nhiên, tốt cho sức khỏe thay cho màu sắc và hương vị nhân tạo.

Học được gì từ 7 case-study thành công nhờ Gamification?

Nguồn: Media Shower

Quảng cáo trò chơi là một công cụ marketing giàu tiềm năng. Quảng cáo được thực hiện tốt với các yếu tố gamification có thể khuyến khích sự tương tác nhiều hơn giữa người dùng với thương hiệu và giữa những người dùng với nhau. Nhờ đó, Playable ads đã lên ngôi, dần thay thế định dạng quảng cáo video, và giúp thương hiệu mở rộng nhóm khách hàng trung thành.

Về AppROI.co

AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.

* Nguồn: Gamify