Các bước xây dựng kế hoạch launching cho ngành F&B

F&B là một trong những ngành khó nắm bắt bởi thị trường biến động nhanh và thay đổi liên tục. Làm thế nào để launching thành công một sản phẩm hay thương hiệu mới luôn là bài toán khó đối với doanh nghiệp. 

Nếu đến với con đường kinh doanh chỉ để thử hay trải nghiệm thì ngành F&B không phải là lĩnh vực bạn nên lựa chọn. Kinh doanh nhà hàng hay quán cafe những tưởng sẽ mang đến “siêu lợi nhuận” nhưng chỉ người trong cuộc mới biết tiền của ra đi nhanh thế nào. F&B có độ cạnh tranh ngành rất khốc liệt, bên cạnh đó còn là bài toán về nhân sự và dòng tiền, vv.

Tuy nhiên nếu đã quyết tâm chinh phục F&B, các nhà đầu tư hãy lập ra một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và rõ ràng, đặc biệt là kế hoạch launching. 

Lần đầu ra mắt thương hiệu, bạn phải gây được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khách hàng thông qua nhiều điểm chạm như khuyến mãi, câu chuyện thương hiệu,... mà chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở bên dưới.

Bước đầu thành công sẽ giúp bạn tự tin và hứng khởi hơn bước tiếp chặng đường phía trước.

Tầm quan trọng của kế hoạch launching cho ngành F&B

Kế hoạch launching là bản tóm tắt về những ý tưởng, cách thức hoạt động và quy trình tổ chức của 1 bộ phận hay công ty để đưa một thương hiệu hay sản phẩm mới ra thị trường. Có 1 bản kế hoạch chỉn chu và đầy đủ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vận hành công việc thuận lợi, đạt tỉ lệ thành công cao hơn. Cụ thể, những lợi ích của kế hoạch launching mang đến cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Xây dựng tầm nhìn bao quát giúp dễ dàng vạch ra hướng đi rõ ràng cho sản phẩm/ thương hiệu mới.
  • Dự trù ngân sách, đưa ra giải pháp tối ưu hiệu quả và chi phí cho chiến dịch.
  • Xây dựng kế hoạch marketing phù hợp, chạm đúng insight khách hàng.
  • Hỗ trợ vận hành công việc trơn tru, hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng.
  • Đưa ra được các phương án dự trù để đối phó với rủi ro và sự cố ngoài ý muốn.

Các bước xây dựng kế hoạch launching cho ngành F&B

1. Nghiên cứu thị trường 

Bước đầu tiên của xây dựng kế hoạch launching chính là nghiên cứu sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh và xác định khách hàng mục tiêu. Bạn phải rà soát thật tỉ mỉ và chi tiết tất tần tật tính năng, chất lượng, giá cả,… của sản phẩm liệu có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không. Hãy liên tục đào bới và cho ra nhiều ý tưởng hay ho để điều chỉnh sản phẩm sao cho hợp với thị hiếu của khách hàng.

Bạn cũng phải đánh giá được độ lớn và xu hướng của thị trường. Liệu sản phẩm của mình có khả năng cạnh tranh trên thị trường hay không. Tiếp theo bạn sẽ phải xác định được các đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu kỹ lưỡng cách làm, điểm mạnh, yếu,... của họ. Từ đó có thể học hỏi hoặc nảy ra các ý tưởng sáng tạo để làm nổi bật sản phẩm/ thương hiệu của mình. 

Bước kế tiếp là xác định khách hàng mục tiêu. Biết rõ về đối tượng sẽ mua hàng của bạn nhiều nhất sẽ giúp bạn nắm chắc một khởi đầu thuận lợi. Hãy tập trung quan sát, khám phá nhu cầu, điều họ yêu/ ghét ở sản phẩm hay thương hiệu của bạn để thay đổi sản phẩm của mình hoặc cách thức đưa sản phẩm chạm đúng insight khách hàng. 

2. Tạo USP

USP (Unique Selling Point) là điểm bán hàng độc nhất - yếu tố cực kỳ quan trọng trong mọi chiến lược marketing. Đây là công cụ để giúp bạn xây dựng hình ảnh của sản phẩm/ thương hiệu của mình trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. Ví dụ: trà sữa giá rẻ nhất, sản phẩm tiên phong ứng dụng công nghệ chế biến hiện đại, vv.

Để tạo ra USP phù hợp, bạn hãy kết hợp các thành phần sau: nhu cầu của khách hàng, sản phẩm/ dịch vụ đối thủ, tính năng/ lợi ích riêng biệt chỉ có ở sản phẩm của bạn, lời hứa thương hiệu. 

3. Quảng bá ra mắt sản phẩm

Sự quan tâm của khách hàng phần nào đánh giá được mức độ thành công của việc quảng bá sản phẩm. Doanh nghiệp phải tận dụng tối đa các chiến dịch quảng cáo, tổ chức sự kiện để tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu. Dưới đây là các công cụ phổ biến và hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp launching sản phẩm mới cho ngành F&B:
Quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội thông qua: Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,...

  • Tổ chức sự kiện soft-opening, grand-opening, liveshow,...với sự góp mặt của người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đến cộng đồng và khách hàng mục tiêu.
  • Phát tờ rơi, treo banner, standee, ooh,.. tại địa phương
  • Truyền thông đại chúng thông qua tivi, báo đài,...

Một số chiến lược launching cho ngành F&B

Chúng tôi đã tổng hợp các chiến lược launching đã được vận hành và mang lại hiệu quả cho ngành F&B, bạn hãy tham khảo nhé:

  • Tặng quà trước ngày ra mắt: tạo mini game nhận quà trên Facebook/ Instagram/ Tiktok,...
  • Tăng khả năng hiển thị tự nhiên: tối ưu hóa từ khóa, trải nghiệm người dùng và xây dựng nội dung hữu ích
  • Tạo nội dung có thể chia sẻ: tạo các bài viết chất lượng cao, chủ đề nhiều người quan tâm để họ chủ động muốn chia sẻ các nội dung này
  • Tiếp thị lại: giữ liên lạc với khách hàng cũ, nhắc nhở họ về việc ra mắt sản phẩm mới
  • Tiếp thị truyền miệng: khuyến khích khách hàng nói về sản phẩm/ thương hiệu của bạn bằng việc tặng họ phiếu giảm giá hoặc giao hàng miễn phí, vv.
  • Thiết lập mối quan hệ với người có sức ảnh hưởng: gửi tặng sản phẩm cho các blogger, tiktoker hay influencer trải nghiệm rồi chia sẻ nó đến với cộng đồng.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng: xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng chu đáo, đào tạo nhân viên cẩn thận để cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.
  • Tiếp thị email: xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng bao gồm: tuổi tác, nơi ở, sản phẩm yêu thích,... để lập chiến lược email marketing mang tính cá nhân hóa.
  • Chuẩn bị các câu hỏi thường gặp trước khi ra mắt sản phẩm: bạn có thể đặt mục này vào website hoặc fanpage của mình để đón đầu người dùng và giúp họ hiểu hơn về sản phẩm của bạn.

Bài viết đã cung cấp hướng dẫn về cách xây dựng chiến lược launching cho ngành F&B cũng như gợi ý về một số ý tưởng độc đáo giúp bạn nâng cao hiệu quả thành công. Nếu muốn cập nhật các kiến thức về marketing, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo nhé.

Nguồn: Ori Marketing Agency