Chính phủ nhiều nước trên thế giới đồng loạt tẩy chay Tik Tok
Tik Tok đang vấp phải sự chỉ trích và phản ứng dữ dội từ chính phủ ở nhiều quốc gia và đứng trước nguy cơ bị tẩy chay đồng loạt.
Các chính phủ bày tỏ mối lo ngại khi dữ liệu người dùng có thể bị Tik Tok sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có động thái cứng rắn để ngăn chặn.
Đối với các nhân viên chính phủ Canada, sắp tới đây, sẽ khó có cơ hội xem các video nhảy múa hay các trend đình đám trên Tik Tok - ít nhất là khi đang ở cơ quan. Chính phủ nước này chính thức cấm nhân viên dùng ứng dụng này trên các thiết bị di động tại nơi làm việc.
(Ảnh) Thủ tướng Canada: "Tốt nhất là nhân viên chính phủ không dùng Tik Tok, vì có nhiều lo ngại liên quan đến bảo mật an ninh dữ liệu".
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ tuần trước đã bỏ phiếu thông qua luật trao cho Tổng thống Joe Biden quyền cấm Tik Tok, ứng dụng video lan truyền thuộc sở hữu của công ty ByteDance của Trung Quốc.
Hiện tại, quân đội Mỹ, Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh nội địa Mỹ cũng đã cấm nhân viên sử dụng Tik Tok. Lệnh cấm này không chỉ rộ lên ở Mỹ, nhiều quốc gia cũng đã xem xét việc cấm ứng dụng hoạt động.
Ấn Độ đã cấm vĩnh viễn Tik Tok, trong khi Indonesia và Bangladesh cấm Tik Tok trên cơ sở lo ngại liên quan đến các nội dung khiêu dâm.
Armenia và Azerbaijan đã thực hiện các hạn chế để giảm thiểu sự lan truyền thông tin có thể dẫn đến xung đột. Syria cấm Tik Tok với cáo buộc liên quan đến nạn buôn người vào châu Âu và các nước khác thông qua biên giới chung với Thổ Nhĩ Kỳ.
Mới nhất, Úc cũng đang xem xét phải làm gì với các ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại dữ liệu cá nhân mà họ thu thập có thể bị Bắc Kinh truy cập.
Bộ trưởng An ninh Anh cũng đã nêu lên mối lo ngại về việc ngày càng nhiều thanh niên đọc tin tức trên các trang mạng xã hội như Tik Tok do Trung Quốc sở hữu.
Tuy nhiên, việc chính phủ nhiều nước đồng loạt tẩy chay là một thách thức không nhỏ đối với Tik Tok. Công ty mẹ của ứng dụng, ByteDance, đã phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng về mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc, với những lo ngại rằng công ty có thể bị yêu cầu chia sẻ dữ liệu người dùng với chính quyền Trung Quốc. Khi các chính phủ trên khắp thế giới ngày càng quan tâm hơn đến quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, vẫn còn phải xem liệu Tik Tok có thể vượt qua những thách thức này và duy trì mức độ phổ biến của nó hay không.