Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Vì sao son môi lại chiếm thị phần lớn trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam?

Vì sao son môi lại chiếm thị phần lớn trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam?

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trên đà phát triển với một tốc độ ổn định, khi nữ giới ngày càng chú ý nhiều đến ngoại hình và đầu tư nhiều hơn vào những sản phẩm làm đẹp.

Q&Me – công ty chuyên về lĩnh vực nghiên cứu thị trường ở Việt Nam, đã tiến hành một cuộc khảo sát với đối tượng là nữ giới trong độ tuổi 16-40 tuổi ở 2 thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội để tìm hiểu mức độ phổ biến của các loại sản phẩm làm đẹp theo đặc điểm cá nhân của các đối tượng.

Khi nhìn vào tần suất trang điểm theo độ tuổi, phụ nữ trong độ tuổi 20 và 30 có tần suất trang điểm cao nhất. Nữ giới bắt đầu quan tâm đến việc trang điểm khi bước vào độ tuổi 16, tăng dần mức chi tiêu cho hoạt động này ở độ tuổi 20 và 30 khi họ bắt đầu quan tâm đến ngoại hình của mình cũng như có mức thu nhập ngày càng tăng cao. Sau đó tần suất này giảm dần khi bước vào độ tuổi 40 bởi nữ giới ở độ tuổi này có nhiều thứ phải quan tâm hơn.

Vì sao son môi lại chiếm thị phần lớn trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam?

Đối với mức độ phổ biến của các loại sản phẩm, có 3 loại sản phẩm được phụ nữ Việt Nam sử dụng ở bất kỳ độ tuổi hay thu nhập nào, đó chính là: Son môi, sữa rửa mặt và kem chống nắng (kem chống tia UV). Kem chống nắng chỉ có mức độ phổ biến cao ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác – những nơi có ánh nắng mặt trời mạnh quanh năm và phụ nữ có ấn tượng tiêu cực về việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Vì sao son môi lại chiếm thị phần lớn trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam?

Khi phân tích việc sở hữu sản phẩm theo độ tuổi, có thể phân loại mỹ phẩm thành 3 nhóm.

Một là “sản phẩm phổ biến cho mọi độ tuổi”. Sản phẩm “phải có” trong lối sống của nữ giới và được sử dụng từ giới trẻ cho đến người lớn tuổi. Son môi hay sữa rửa mặt đều thuộc nhóm sản phẩm này.

Loại thứ 2 là loại “có mức độ sử dụng tăng dần theo độ tuổi”. Các sản phẩm được sử dụng với mục đích “tút lại” làn da của phụ nữ bao gồm kem dưỡng mắt, kem nền, kem che khuyết điểm… đều thuộc nhóm sản phẩm này. Nữ giới càng lớn tuổi càng có xu hướng phụ thuộc vào những sản phẩm này để che chắn những khuyết điểm trên làn da của mình.

Loại thứ ba là các sản phẩm có “mức sử dụng cao nhất trong độ tuổi 20 và 30”. Các sản phẩm này bao gồm mặt nạ, kem dưỡng da/ serum hoặc kem chống nắng. Đây là những sản phẩm người Việt Nam mua khi mối quan tâm về việc chăm sóc da cũng như kiến thức của họ ngày càng cao.

Vì sao son môi lại chiếm thị phần lớn trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam?

Thêm vào đó, việc phân tích sự sở hữu sản phẩm theo số lượng món sản phẩm cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đối tượng sử dụng sản phẩm. Khi phân loại những đối tượng này thành 3 nhóm (ít/ tương đối/ nhiều) dựa theo số lượng món sản phẩm họ sở hữu, chúng ta có thể nhận thấy rằng nhóm sở hữu ít sản phẩm mỹ phẩm chủ yếu ở độ tuổi dưới 20 hoặc trên 40, những người này có thu nhập trung bình hoặc tương đối thấp. Trong khi đó, nhóm sở hữu nhiều sản phẩm mỹ phẩm có độ tuổi rơi vào khoảng 20-40 và có nền tảng kinh tế tốt hơn.

Vì sao son môi lại chiếm thị phần lớn trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam?

Sau đó, khi ta so sánh giữa những nhóm đối tượng này, sản phẩm mà họ sở hữu có sự khác biệt rõ ràng. Nhóm sở hữu ít sản phẩm mỹ phẩm tập trung sử dụng 3 loại là son môi, sữa rửa mặt và kem chống nắng.

Mặc dù nhóm người sở hữu tương đối các món mỹ phẩm sử dụng nhiều loại sản phẩm hơn như các sản phẩm làm trắng da hay mặt nạ, tần suất sử dụng các loại sản phẩm này không cao và ngoài ra, họ cũng phụ thuộc vào 3 sản phẩm tương tự như nhóm sở hữu ít. Chỉ những người sở hữu nhiều sản phẩm mỹ phẩm mới quan tâm đến đa dạng các loại sản phẩm.

Son môi được coi là món đồ mỹ phẩm cơ bản nhất đối với tất cả các nhóm người dùng.

Vì sao son môi lại chiếm thị phần lớn trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam?

Thực trạng này là một cơ hội và cũng là một vấn đề ở thị trường Việt Nam. Ngoại trừ một số đối tượng quan tâm rất nhiều đến mỹ phẩm, phần lớn chỉ tập trung sử dụng các sản phẩm cơ bản. Do đó, các sản phẩm cơ bản này chiếm thị phần lớn trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam. Đồng thời, chúng ta có thể kỳ vọng rằng tỷ lệ người sở hữu nhiều sản phẩm mỹ phẩm sẽ tăng lên khi nền kinh tế phát triển cũng như khi họ quan tâm hơn và hiểu biết hơn về mỹ phẩm.

Hiện nay, độ tuổi trung bình của phụ nữ Việt Nam là 31 và họ là những người hiểu biết cũng như quan tâm sâu sắc nhất đến cái đẹp, điều này sẽ giúp củng cố cho sự tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm.

Để đọc nội dung đầy đủ, vui lòng xem toàn bộ báo cáo tại đây.