Chương trình Thương Hiệu Quốc Gia: Bảo chứng cho tầm cỡ của thương hiệu Việt

Chương trình Thương Hiệu Quốc Gia: Bảo chứng cho tầm cỡ của thương hiệu Việt

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ Việt Nam nhằm tôn vinh những thương hiệu Việt có chất lượng sản phẩm vượt trội, có danh tiếng cũng như sự ảnh hưởng lớn trong nước, từ đó quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia, gia tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam.

Giải thưởng cũng góp phần hỗ trợ các thương hiệu Việt lan tỏa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, sự hấp dẫn của con người Việt Nam ra thị trường thế giới… Vậy hành trình ra đời của Thương Hiệu Quốc Gia diễn ra như thế nào và các thương hiệu cần những gì để tham dự giải thưởng? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết để trả lời cho câu hỏi này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ Công bố Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia 2022.

1. Các cột mốc của giải thưởng Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam

Trước những năm 2000, thương hiệu gần như chỉ được coi là một khái niệm, chưa có nhiều sự ảnh hưởng đến với các đối tượng cũng như các cộng đồng và doanh nghiệp. Nhận thức được sự thiếu thốn này, các doanh nghiệp dần dần bắt đầu có những sự đầu tư kĩ lưỡng hơn nhằm tạo dựng một điểm nhấn cho riêng mình.

Hiểu được tầm ảnh hưởng quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với doanh nghiệp cũng như quốc gia Việt Nam, chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (THQG) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 25/11/2003, với Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp các bộ, ngành thực hiện. Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.

Sau gần 20 năm triển khai, số doanh nghiệp đoạt giải thưởng Thương hiệu Quốc gia đã liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 172 doanh nghiệp năm 2022. 

Nguồn: VietnamPlus

Kỳ xét chọn giải thưởng cho chương trình THQG gần nhất diễn ra vào năm 2022. Sau 9 tháng rà soát, lựa chọn, thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ của hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia đã công nhận 172 doanh nghiệp với 325 sản phẩm đủ điều kiện là những đại diện tiêu biểu cho Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022, tăng 48 doanh nghiệp so với kỳ xét chọn trước.

Chương trình THQG Việt Nam đã đóng góp rất nhiều vào việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, quảng bá hình ảnh, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu… từ đó khẳng định vị thế trên đường hội nhập.

Một trong những thành công nổi bật nhất có thể kể đến là giá trị THQG của Việt Nam được định giá lên tới 431 tỷ USD, vươn lên vị trí thứ 32 – tăng 1 bậc so với năm 2021 trong Top 100 THQG có giá trị nhất trên thế giới dựa theo báo cáo đánh giá từ Brand Finance (tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên về đánh giá thương hiệu các quốc gia) và được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới với mức tăng 74% trong vòng 4 năm qua. 

2. Quy trình đánh giá và xét chọn giải thưởng Thương hiệu Quốc gia

Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu 1uốc gia Việt Nam được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần vào các năm chẵn: 

  • Các doanh nghiệp muốn nộp hồ sơ đăng ký xét chọn sản phẩm của THQG phải nộp trước ngày 31/3 của năm xét chọn đến Bộ Công Thương.
  • Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì cơ quan quản lý chương trình có trách nhiệm thông báo lại hạn nộp bổ sung đầy đủ trước ngày mùng 1/5 của năm xét chọn.
  • Trước ngày 30/9 của năm xét chọn, Bộ Công Thương có trách nghiệm xét chọn sản phẩm đạt THQG tới các doanh nghiệp 
  • Cuối cùng, kết quả chọn sản phẩm đạt THQG sẽ có hiệu lực trong 2 năm kể từ ngày ban hành quyết định công nhận danh sách sản phẩm đạt THQG Việt Nam.

Là chương trình xúc tiến thương mại dài hạn và duy nhất của Chính phủ, chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có những tiêu chí xét chọn rõ ràng theo quy định gắn với ba tiêu chí “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong”. Mỗi tiêu chí sẽ có những quy định chấm điểm riêng biệt đi kèm với những đánh giá chi tiết để có thể đưa ra những điểm số xét duyệt thương hiệu. 

3. Làm thế nào để doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia 2024?

Để tham gia vào chương trình THQG, các thương hiệu có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách thức: 

  • Trực tiếp tại trụ sở của Cục Xúc tiến thương mại (người nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc ủy quyền của doanh nghiệp)
  • Thông qua hệ thống bưu điện 
  • Cổng dịch vụ trực tuyến của Bộ Công Thương 

Ngoài ra các thương hiệu cần phải chuẩn bị đủ 3 bộ hồ sơ bao gồm giấy tờ hồ sơ đăng ký và các tài liệu chứng thực để xét duyệt giải thưởng.

Thông tin những bộ hồ sơ cần thiết phải nộp để tham gia giải thưởng.

Việc tổng hợp các loại giấy tờ, chứng nhận để làm hồ sơ đăng ký xét giải thưởng Thương hiệu Quốc gia do nội bộ doanh nghiệp tự thực hiện. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường gặp phải các vấn đề sau trong việc lập hồ sơ:

  • Thứ nhất, nhân sự phải thu thập nhiều loại giấy tờ ở nhiều phòng ban khác nhau của doanh nghiệp (Tài chính – kế toán, Nghiên cứu – phát triển sản phẩm, Nhân sự, Pháp lý...).
  • Thứ hai, các loại giấy tờ phức tạp và mang tính đặc thù. Các loại giấy tờ chứng nhận về chất lượng sản phẩm, chất lượng hệ thống, chứng nhận về tiêu chuẩn xả thải, chứng nhận về giải thưởng – uy tín thương hiệu mang tính đặc thù cao. Việc chuẩn bị giấy tờ sẽ khiến nhân sự tốn rất nhiều thời gian để tìm hiểu cũng như làm “đúng chuẩn”. Kỳ xét chọn sẽ diễn ra vào các năm chẵn, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị kế hoạch và hồ sơ trong những năm lẻ theo quy định của THQG.
  • Thứ ba, tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Năm 2022, có tới 1.000 thương hiệu đăng ký tham gia xét duyệt nhưng chỉ có 172 thương hiệu đoạt giải (tỷ lệ hơn 17%). Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp mới tham dự chưa biết cách hoàn thiện hồ sơ tham dự theo đúng tiêu chuẩn đánh giá của THQG. Hồ sơ thường chưa nêu rõ được các điểm mạnh, chiến lược phát triển của công ty...

Mibrand Việt Nam là chuyên gia về tư vấn chiến lược thương hiệu dựa trên nền tảng dữ liệu nghiên cứu thị trường. Với các chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Branding, Mibrand hiểu rõ những vấn đề gặp phải trong quá trình tìm hiểu cũng như những khó khăn trong việc nắm bắt những điểm mạnh của mình để tham gia giải thưởng. Thấu hiểu được khó khăn này của doanh nghiệp, Mibrand mang đến cho bạn 1 giải pháp: Tư vấn chiến lược thương hiệu phù hợp với tiêu chí của chương trình Thương hiệu Quốc gia.

Mibrand sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Tư vấn/ đánh giá tiền khả thi của doanh nghiệp trong việc tham gia xét duyệt chương Trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
  • Tư vấn chiến lược thương hiệu hoàn thiện phù hợp 03 tiêu chí tham gia xét duyệt giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cho doanh nghiệp
  • Đồng hành tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu để giúp doanh nghiệp đạt chuẩn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong phát triển dài hạn

Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam