Digital Marketing có thật sự quan trọng ?
Digital marketing là một trong những lĩnh vực quan trọng và phát triển nhanh nhất hiện nay, đặc biệt đây là “cánh tay” vô cùng đắc lực đối với những thương hiệu cần tiếp cận đến đúng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thông qua các kênh trực tuyến. Với sự phổ biến của Internet và công nghệ số, việc tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các kênh trực tuyến đã trở thành cách tiếp cận hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Digital Marketing (Nguồn: Pinterest.com)
Tầm quan trọng của Digital Marketing:
1. Tiếp cận khách hàng mục tiêu
Digital marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu, hay từng chiến dịch thông qua các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến và nhiều hơn nữa. Doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược nhắm đến khách hàng mục tiêu tiềm năng, thu hút sự quan tâm, tạo và thúc đẩy động lực mua hàng của khách hàng hơn.
Digital Marketing (Nguồn: Pinterest.com)
2. Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Digital marketing có chi phí thấp hơn so với Marketing truyền thống như quảng cáo truyền thông và quảng cáo trực tiếp. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì chi những khoảng tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ để quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các OOH (Out Of Home) tại vị trí đắt địa để thu hút tối đa sự quan sát của khách hàng. Thì nay doanh nghiệp có thể tiết kiệm hơn bằng cách Marketing đến khách hàng thông qua các công cụ của Digital Marketing, vừa có thể tối ưu chi phí, vừa có thể thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Digital Marketing (Nguồn: Pinterest.com)
3. Đo lường hiệu quả chiến dịch
Một trong những ưu điểm của Digital Marketing là khả năng đo lường chiến dịch. Thông qua các kênh trực tuyến, doanh nghiệp có thể theo dõi các chỉ số đo lường sự hiệu quả chiến dịch như:
-
Chỉ số liên quan đến lưu lượng truy cập
-
Lượt truy cập trang web
-
Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
-
Thời gian trung bình trên trang
-
Số lần xem trang
-
Chỉ số liên quan đến tương tác người dùng
-
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
-
Tỷ lệ click-through (CTR)
-
Tỷ lệ chia sẻ (Share Rate)
-
Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate)
-
Chỉ số liên quan đến hiệu quả kinh doanh
-
Doanh thu
-
Lợi nhuận
-
Chi phí quảng cáo
-
Lợi nhuận trên mỗi chi phí (ROI)
Các chỉ số trên giúp doanh nghiệp nắm bắt được các chỉ số một cách chính xác, từ đó xem xét và nghiên cứu về điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục để đưa ra các phương pháp cải thiện chiến lược tiếp thị và tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch khi tiếp cận với khách hàng.
4. Nâng cao sự tương tác khách hàng
Digital Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra các nội dung hấp dẫn và lôi cuốn để thu hút tối đa sự quan tâm của khách hàng từ đa nền tảng. Các doanh nghiệp có thể tạo được các nội dung từ hình ảnh, bài viết, video,... để đa dạng được thông tin tiếp cận với khách hàng và cũng không làm cho họ cảm thấy nhàm chán. Như vậy, doanh nghiệp có thể tăng lượng tương tác và đáp ứng nhanh chóng phản hồi của khách hàng, giúp nâng cao sự hài lòng và tạo đà tăng trưởng doanh số.
Digital Marketing (Nguồn: Pinterest.com)
5. Tăng tính cạnh tranh
Digital Marketing cho phép doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng và thích nghi với các sự biến đổi linh hoạt của thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với sự dịch chuyển của thị trường. Ngoài ra có thể giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng, có những chiến lược Marketing phù hợp sẽ luôn có lợi thế cạnh tranh trong ngành.
Như vậy, trong thời đại hầu hết mọi người sử đều sử dung mạng xã hội và Internet thi các doanh nghiệp nên tận dụng để tạo các chiến dịch Marketing trên các nền tảng kỹ thuật số vừa giúp tối ưu chi phí, vừa tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu của thương hiệu.