Phygital Marketing: 5 ý tưởng Virtual Tour theo “trường phái” thực tế-ảo song hành
Kết hợp trải nghiệm số vào trải nghiệm thế giới đời thực (phygital, thực tế-ảo song hành) nhằm tạo ra các trải nghiệm tương tác ấn tượng với khách hàng đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ trên toàn cầu bên cạnh các từ khóa gây sốt như Metaverse, thực tế mở rộng (XR) hay trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong bối cảnh đó, các format về Phygital Tour cũng ra đời, thay thế cho Virtual Tour “truyền thống”, nhằm tạo ra các hành trình trải nghiệm khách hàng có sự phối hợp hài hòa với thế giới vật lý ngoài đời thực thay vì với trải nghiệm số thuần túy (digital only).
Và trong phạm vi bài này, chuyên gia của VTT Creative gợi ý 5 ý tưởng Phygital Tour tạo ra các trải nghiệm khách hàng (CX) thực tế-ảo song hành khả thi để triển khai tại Việt Nam.
Phygital Tour = trải nghiệm số (digital) của Virtual Tour + cách thức tương tác ở thế giới thực (physical world).
1. AR Portal – trải nghiệm bước vào “cánh cửa thần kỳ của Doraemon”
Thử tưởng tượng nếu một ngày bạn có thể “teleport” sang một không gian khác để tham quan, ngắm cảnh mà không cần phải di chuyển bằng phương tiện như máy bay hoặc ô tô? Nghe có vẻ như điều này chỉ có thể xảy ra ở trong tương lai viễn tưởng hoặc ở trong truyện Doraemon nhưng trải nghiệm “dịch chuyển thần kỳ” này đang dần được hiện thực hóa thông qua một hình thức của Phygital Tour – AR Portal (cổng AR).
Một cách đơn giản, AR Portal (cổng AR) có thể được hiểu là việc người dùng sẽ đi vào một “cánh cửa thần kì” ảo được đặt ở không gian thực tế và nội dung ảo trong cánh của ấy sẽ được thể hiện tương ứng với các di chuyển ở không gian ngoài đời thực (Immersive AR).
Với ứng dụng dịch chuyển sang một chiều không gian khác, AR Portal phù hợp ứng dụng trong lĩnh vực bất động sản (trải nghiệm thăm quan nhà mẫu, thăm quan tương lai của vị trí khu vực đất nền đang đứng một cách thực là “immersive experience”) và lĩnh vực thiết kế nội thất.
Video trên là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng AR Portal kết hợp với model 3D trong lĩnh vực bất động sản. Với việc sử dụng AR Portal, Stambol đã mang đến cho người dùng trải nghiệm lý thú, khơi gợi tính tò mò khi được bước vào một căn phòng được trang trí, sắp xếp nội thất như thật để tham quan dù đang đứng ở một nơi khác như sân ngoài trời, quảng trường, vỉa hè…
AR Portal sử dụng 360 Image hoặc 360 Video để giúp người dùng chiêm ngưỡng toàn cảnh (360 View) của địa điểm và “đi” được nhiều địa điểm chỉ với một cú chạm. Đây là một ví dụ đáng tham khảo cho các thương hiệu phát triển sản phẩm du lịch khi muốn “teasing immersive experience”, gieo nhu cầu đến khách hàng tiềm năng mà không cần đến sự hỗ trợ của kính VR.
Nhờ mang đặc tính là cần chiếc cổng ảo được decor tùy ý, giải pháp AR Portal này cũng có thể ứng dụng để trang trí thêm cho chiếc cổng vật lý hoặc bất cứ chất liệu nào sẵn có ở sự kiện, đặc biệt là các gian hàng xúc tiến du lịch.
Với Phygital Tour, người dùng sẽ có nhiều hình thức tương tác, trải nghiệm hơn với không gian thực tế như di chuyển trong không gian thực, thực hiện các tương tác không chạm... thay vì chỉ đơn thuần sử dụng chuột, bàn phím hoặc tương tác chạm trên các thiết bị số phổ biến (digital devices) như PC, điện thoại, tablet ở Virtual Tour thông thường…
2. Video review phiên bản 360
Theo Google, gần 50% người dùng Internet tìm kiếm video liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ hứng thú trước khi họ quyết định đến cửa hàng trực tiếp. Do đó, sẽ là một lợi thế cho nhãn hàng khi có thể tạo nên một video review lý thú, giúp người dùng có một cái nhìn trực quan về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Và video review phiên bản 360 hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu này.
Vẫn là góc nhìn thứ nhất, nhưng với video review phiên bản 360, người dùng không chỉ có một người hướng dẫn “ảo” để “dẫn lối” cho mình mà còn có thể soi xét chân thực tất cả các góc độ của không gian thực, thay vì phải phụ thuộc góc nhìn/ kiểu quay của video thông thường.
Không nhất thiết phải có thiết bị kính đeo VR, các nền tảng xuất bản video quen thuộc như YouTube, Vimeo... cũng cho phép xuất bản 360 Video và tương tác xoay 360 khi người dùng xoay mobile trong môi trường thật. Điều này khiến các nhãn hàng có thể mang đến trải nghiệm độc đáo với người dùng mà vẫn bảo toàn được nguyên vẹn cơ hội tiếp cận người dùng phổ thông vãng lai hoặc inbound user đến từ các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Cốc Cốc.
Năm 2021, Laurel Tree Productions đã cung cấp cho người dùng một trải nghiệm trực quan, chiêm ngưỡng ngôi nhà một cách chân thực nhất từ phong cảnh, cách bố trí nội thất trong căn nhà… để đăng lên các trang mạng xã hội. Kèm theo 360 Video, còn có một tour guide đưa ra những lời tư vấn, giới thiệu, mang lại cảm giác một tour “ảo” xem nhà tại gia cho người dùng.
3. “Gamification hóa” booth trải nghiệm Virtual Tour với nhận diện cử chỉ tay
Theo các chuyên gia của VTT Creative, hình thức Phygital Tour dưới dạng Gamification có thể cân nhắc ứng dụng thay thế cho các School-tour truyền thống của các nhà trường, hoặc trở thành một phần của hoạt động đào tạo hội nhập dành cho các nhân viên mới của các tổ chức.
Giải pháp này có khả năng ứng dụng cao bởi ưu điểm không chỉ truyền đạt được các yếu tố về cơ sở vật chất, phân bố không gian mà còn về yếu tố con người, bản sắc văn hóa của tổ chức/ nhà trường. Ở lĩnh vực quản trị nhân sự, theo thống kê của Financesonline, cũng có đến 85% nhân viên cảm thấy mình gắn bó với công ty hơn khi giải pháp Gamification được sử dụng ở nơi làm việc.
Đặt trong bối cảnh giúp cho nhân viên mới tham quan công ty, người dùng sẽ có các lựa chọn thao tác đại diện cho hành động “ôm”, “bắt tay”, “chào hỏi” với từng nhân vật đồng nghiệp và nhanh chóng hình thành các cảm nhận đầu tiên về các phòng ban quan trọng của tổ chức.
Vẫn theo chuyên gia của VTT Creative, ở một cấp độ giải pháp Phygital Tour phức tạp hơn, người người dùng có thể trải nghiệm cá nhân hóa, trải nghiệm cả những kịch bản rẽ nhánh (đã được chuẩn bị trước) dựa theo các lựa chọn hành động của mình trong hành trình khám phá.
4. Virtual tour trên Interactive Standee – POSM phù hợp triển khai mọi địa điểm
Với bản chất kỹ thuật là một thiết bị màn hình cảm ứng (touch-screen) và đòi hỏi khu vực trải nghiệm không quá lớn, Interactive Standee là giải pháp giúp các doanh nghiệp triển khai các Phygital Tour cho khách hàng với ưu điểm là có thể tái sử dụng ở đa dạng địa điểm: trong gian hàng tại trade show/ hội chợ triển lãm, phố đi bộ, khu vực công cộng đông người qua lại, đặt tại sảnh check-in trước khu vực diễn ra sự kiện hoặc thậm chí là các khu vực lễ tân hoặc phòng họp mỗi khi có sự kiện đón tiếp đối tác…
Thông qua việc trải nghiệm hình thức Phygital Tour này, người dùng có thể thấy được tất cả đặc điểm cảnh quan từ thay đổi khung cảnh tùy theo múi giờ tới khám phá chi tiết từng thành phần của địa điểm ấy với các tương tác chạm đơn giản như vuốt, phóng to… Chỉ với việc tận dụng tài nguyên sẵn có như model 3D, 360 Video, 360 Image cùng với một kịch bản tương tác hợp lý là tổ chức có thể tạo nên một Phygital Tour “all in one” phù hợp để triển khai tại mọi địa điểm.
Với hình thức Phygital tour trên Interactive Standee đặt trong trường hợp khám phá khu phức hợp bất động sản, ngoài việc nhìn toàn cảnh của địa điểm ấy, người dùng có thể chọn các điểm hotspots có trên màn hình. Mỗi khi click vào điểm ấy, các thông tin như bản thiết kế của ngôi nhà, giá của ngôi nhà, cảnh quan bên trong của ngôi nhà... sẽ được hiện ra và có thể phóng to thu nhỏ để khám phá tùy theo nhu cầu của họ.
5. Kết hợp với sa bàn vật lý được mapping content tạo ra hiệu ứng thuyết trình đặc sắc
Nếu như các sa bàn vật lý thông thường chỉ hiển thị tổng quan, kết cấu của một địa điểm thì với sa bàn vật lý được mapping content, các nội dung trên sa bàn sẽ được phủ thêm một lớp nội dung nữa nhờ hiệu ứng trình chiếu (projection mapping). Không những vậy, để đi sâu vào từng chi tiết, khu vực, người dùng còn có thể điều khiển tablet hoặc điện thoại để hiển thị 360 Image ở trên màn hình thuyết minh nhờ hệ thống máy chiếu.
Chính vì sự phong phú trong cách trình bày nội dung, giải pháp này phù hợp ứng dụng trong lĩnh vực bất động sản (đặc biệt là các sản phẩm bất động sản loại hình đại đô thị) và lĩnh vực giáo dục, du lịch.
Để đem tới thông tin đầy đủ từ tổng quan cho đến chi tiết của một bất động sản phức hợp, các marketer có thể sử dụng chiếc sa bàn vật lý như một mô hình trực quan về kết cấu, đường đi và máy chiếu được tận dụng để trình bày những hình ảnh thực tế như video giới thiệu, 360 Image hoặc thậm chí là 360 Video của từng phân khu, mang lại một hiệu ứng liên kết thú vị, đậm cảm hứng tương lai.
VTT Creative (hay Việt Tương Tác) là creative house chuyên tư vấn và triển khai giải pháp công nghệ tương tác mang đến những trải nghiệm thương hiệu (brand experience - BX) theo phong cách thực tế-ảo song hành (phygital).
- Hotline: 0392927842
- Email: [email protected]
- Website: vttcreative.vn
Khám phá thêm các bài viết về Phygital Marketing của VTT Creative trên Brands VietNam tại đây.