Bất quy tắc !
Chào bạn! một ngày mới lại bắt đầu, chúng ta lại bắt đầu hành trình đi tìm hạnh phúc.
Chọn gia đình hay công việc? chọn đi hay không đi? làm hay không làm? Một trò chơi xổ số diễn ra hàng ngày mỗi khi chúng ta bước chân tới công ty. Sở dĩ đây là một trò chơi xổ số bởi bạn sẽ “không có bất cứ một cơ sở kiến thức đúng tuyệt đối”, ngay cả khi bạn nhận được lời khuyên từ những người có kinh nghiệm nhất, phần này đã được Einstein nói đến trong thuyết tương đối của ông.
Tuy nhiên, trò chơi nào cũng sẽ có quy tắc, và bài viết này bạn và tôi sẽ cùng nhau đi tìm hiểu quy tắc mua vé số của công ty “cuộc sống”.
Quy tắc 1: Được – Mất
Chọn gia đình hay chọn công việc, chọn sức khỏe hay chọn tiền bạc, chọn A hay chọn B bạn sẽ chỉ được chọn 1 cái. Mọi thứ diễn ra với chúng ta đều là sự đánh đổi, phần này chúng ta đã được học trong lý thuyết chi phí cơ hội của kinh tế học.
Điều này cũng tương tự như những quyết định trong cuộc sống của chúng ta, trong mỗi một khoảnh khắc, chúng ta chỉ có thể làm được 1 hành động, chọn lựa được 1 việc, chỉ thở ra, chỉ hít vào hoặc là không thở (mất kết nối với cuộc sống). Bạn được cái này thì sẽ mất cái kia.
Điều này cũng xảy ra trong tất cả những mối quan hệ của bản thân chúng tay, hay giữa người bán hàng và người mua. Một hành động được thực hiện (mua hàng, đi chơi, ...) chỉ được xảy ra khi chúng ta cảm thấy Được > Mất, ngay cả giữa các công ty cạnh tranh nhau trên một thị trường, nếu công ty bạn khiến khách hàng cảm thấy họ đang nhận nhiều giá trị (được) hơn những công ty khác, công ty bạn chiến thắng.
Phần Được ở đây chính là việc bạn làm tăng thêm giá trị tại ba phần: cảm xúc, trí tuệ, thân thể cho khách hàng.
Bánh mì, cơm, lẩu...giúp bạn tăng thêm giá trị ở phần thân thể. Một bài nhạc vui, một bộ phim hài, một chiếc ghế êm, địa vị... giúp bạn tăng thêm giá trị ở phần cảm xúc, hay các trường học, khóa học, thầy cô giúp bạn tăng thêm giá trị ở trí tuệ.
Một chiếc xe ô tô giúp bạn thỏa mãn giá trị tại 2 phần thân thể - phương tiện di chuyển, không cần phải đi bộ, và giá trị tại phần cảm xúc – người có xe ô tô là giàu, sang trọng, ha oai..
Một khái niệm trong Marketing mà chúng ta thường nghe thấy đó chính là “Định vị”, khái niệm này khiến tôi cảm thấy đau đầu xuất quãng thời gian đi học của bản thân mình và rồi... boom! nó cũng nằm trong quy tắc Được – Mất.
Định vị chính là việc chúng ta làm TĂNG THÊM GIÁ TRỊ của khách hàng tại ba phần cảm xúc, thân thể, trí tuệ... Nếu thương hiệu (thương hiệu cũng chính là giá trị cảm xúc) của bạn định vị giống thương hiệu của một công ty khác đã có trên thị trường, thì việc làm này không làm tăng thêm giá trị cho khách hàng, bởi họ đã nhận được phần giá trị này ở công ty khác và đây cũng là lý do mà thị trường luôn đòi hỏi sự khác biệt, tiên phong...
Một khái niệm tiếp theo nữa là insight – một khái niệm tốn rất nhiều giấy mực để nhắc tới. Tuy nhiên, insight đơn giản là việc bạn đi tìm ra một vấn đề của khách hàng (vấn đề ở thân thể, cảm xúc và trí tuệ), vấn đề này chưa có ai khai thác và bạn giúp khách hàng giải quyết vấn đề đó (tăng thêm giá trị).
Bên cạnh đó, nếu bạn hiện tại đang làm việc tại vị trí content trong một công ty, thì khi tạo ra nội dung trên cộng đồng hãy nhớ đến việc làm tăng giá trị ở phần cảm xúc (vui, thoải mái, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ thao tác, ux/ui...) và trí tuệ (giúp người đọc có thêm kiến thức để giải quyết vấn đề).
Một nội dung chỉ thỏa mãn về phần cảm xúc tương tự như việc cho người Việt nghe nhạc của người Lào, ngược lại một nội dung chỉ thỏa mãn phần trí tuệ giống như bạn ngồi 5 tiết buổi sáng để học môn triết học. Hãy cho khán giả nghe nhạc của Đen Vâu!
Quy tắc 2: Thời gian
“Thời gian sẽ trả lời tất cả” đây là một câu nói đúng trong mọi trường hợp. Bạn muốn có tiền cũng phải bỏ thời gian để đi làm, bạn muốn về quê cần phải mất thời gian để chạy xe về, bạn muốn có một món ăn ngon cũng phải mất thời gian để nấu... Mọi việc bàn làm đều cần phải có thời gian, và cả mục tiêu của bạn cũng vậy, để đạt được bạn cũng cần phải bỏ ra thời gian.
Biển diễn bằng một hàm thức mà ai cũng đã từng biết tới thời đi học, [Mục tiêu] là một kết quả trong đó có biến [thời gian] và tập hợp các biến khác.
[Thời gian] + X (sức khỏe) + Y (tiền bạc) +Z (mối quan hệ) +...+N = [Mục tiêu]
Điều kiện: 0 < Thời gian < 100 (tuổi)
Từ hàm trên chúng ta có thể suy ra được:
1. Nếu thời gian vô hạn, thì mục tiêu là vô hạn.
=> Tôi muốn có một chiếc điện thoại mới, tôi muốn lên chức quản lý, tôi muốn có nhà lầu, xe hơi, tôi muốn con học trường quốc tế... tôi muốn x 3,14. Một danh sách ước muốn dài đến vô hạn, để làm được điều đó thời gian bạn có cũng phải là vô hạn. Đây là một nghịch lý trong cuộc sống hiện nay, chúng ta đang có quá nhiều mong muốn và mục tiêu đề ra trước mặt mà không nghĩ đến việc “cuộc đời này có được mấy lần 10 năm”.
Mỗi chúng ta đều có những mơ ước riêng cho bản thân, chúng ta chấp nhận đánh đổi tất cả để có được nó, vậy mơ ước của cha mẹ bạn là gì?
2. Nếu thời gian bằng 0 thì mọi mục tiêu đều vô nghĩa (không thỏa mãn điều kiện).
=> Nếu thời gian bằng 0 (bạn đăng xuất khỏi thế giới) tất cả những mục tiêu dài hạn hay mục tiêu ngắn hạn bạn đã vẽ ra từ trước đều vô nghĩa. Nhưng nghịch lý thay, chúng ta ngày nay dường như chưa quan tâm đến điều này.
Những buổi tối chạy deadline, sử dụng mạng xã hội đến 2,3 giờ sáng kéo dài liên tục, nạp vào cơ thể những chất độc hại ngày qua ngày... Đây có lẽ là một trò chơi với sức khỏe, một trò chơi khiến người tham gia cảm thấy hứng thú nhưng giải thưởng thì chẳng ai muốn nhận.
3. Mục tiêu là một hàm gồm nhiều biến, chứ không phải 1 biến.
Chúng ta sống cả đời để đi tìm kiếm hạnh phúc! Hạnh phúc là một mục tiêu của chúng ta, nó cũng là một hàm gồm nhiều biến.
Nhưng nghịch lý thay, chúng ta thường chỉ thường chạy theo một điều duy nhất. Cố gắng nổ lực hàng ngày kiếm thật nhiều tiền hay muốn trở thành một người có địa vị trong xã hội, trong công ty để bản thân cảm thấy hạnh phúc, chúng ta chấp nhận đánh đổi tất cả chỉ vì một điều duy nhất (một biến duy nhất) khi đó thì chính bản thân chúng ta cũng đã đánh mất hạnh phúc.
Hãy cố gắng để có được một chiếc bánh, nhưng phải chắc chắn rằng bạn sẽ được ăn nó cùng với mọi người.
4. Nếu mục tiêu không tồn tại, thời gian sẽ bằng không, bạn sẽ thức giấc!
....
Mình sẽ chia sẻ tiếp trong bài tiếp theo...
Nguồn: VGO EVENT