5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

Tiếp thị lại là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng doanh thu từ những người đã truy cập trang web của doanh nghiệp nhưng không mua hàng trong lần truy cập đầu tiên. Việc liên tục hiển thị quảng cáo cho họ trong một khoảng thời gian trên các trang web đã truy cập sẽ giúp họ nhớ đến thương hiệu và cuối cùng đưa ra quyết định mua hàng. Cùng UpBase Blog tìm hiểu 5 lý do doanh nghiệp nên nhắm mục tiêu lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo.

Tiếp thị lại là gì?

Khi khách hàng muốn mua một sản phẩm trên các trang trực tuyến, họ bắt đầu bằng việc tìm kiếm sản phẩm đó trên sàn thương mại điện tử, click vào xem sản phẩm nhưng không hoàn thành việc mua hàng vì bất cứ lý do gì (họ bận việc đột xuất, sản phẩm có giá quá cao, sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu). Có rất nhiều lý do khiến khách hàng trì hoãn hành động mua hàng, lúc này các thương hiệu cần phải thực hiện một quy trình tiếp theo đó là tiếp thị lại.

Tiếp thị lại hay quảng cáo bám đuổi (Behavioral retargeting) là cách bạn nhắc nhở khách hàng liên tục về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn với mong muốn khách hàng có nhu cầu họ sẽ quay lại sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai.

Đây là một quy trình hết sức cần thiết trong mỗi chiến dịch tiếp thị trực tuyến mà doanh nghiệp cần phải triển khai, ít nhất là trong một giai đoạn nhất định đến khi hoàn thành KPI cho chiến dịch đó.

Có nhiều “chuyên gia online” cho rằng tiếp thị lại khác với nhắm lại mục tiêu quảng cáo, tuy nhiên, quy trình vẫn luôn là “đưa những thông điệp liên tục tới nhóm khách hàng tiềm năng đã tương tác với quảng cáo trước đó của doanh nghiệp“.

Tiếp thị lại thường nhắm đến các đối tượng:

  • Khách vào gian hàng nhưng không có hành động chuyển đổi

  • Khách đã truy cập gian hàng nhiều hơn 1 lần

  • Khách vào website không phải bằng Google Adwords

  • Khách đã hoàn thành mục tiêu cụ thể: đặt hàng, mua hàng,…

Nhắm mục tiêu lại hoạt động như thế nào?

Nhắm mục tiêu lại có vẻ là một khái niệm khó để hiểu và thiết lập, nhưng nó thực sự rất đơn giản. Doanh nghiệp có thể thiết lập nhắm mục tiêu lại trên trang web của mình ngay sau bài viết này.

Khi bạn target đối tượng cho chiến dịch và nhóm quảng cáo thành công, quảng cáo sẽ bắt đầu được phân phối tới những khách hàng mà bạn nhắm tới.

Các doanh nghiệp sẽ theo dõi khách hàng thông qua việc cài đặt Cookie trên trình duyệt mà người dùng sử dụng như Chorme, Cốc Cốc, Firefox…và nắm bắt được khách hàng thường xuyên đọc nội dung trên báo nào, lướt web vào thời điểm nào, tương tác với quảng cáo nào… Có thể coi đây là một thủ thuật theo dõi hành vi người dùng.

Đối với Facebook, khi người dùng thấy một mẫu quảng cáo và nhấn vào đó để đọc toàn bộ nội dung giới thiệu nhưng chưa diễn ra các hành động khác như nhắn tin, chuyển hướng đến trang đích (Ladipage). Tất cả các hành động đó đều được lưu lại dưới dạng một ID Cookie.

Để bám đuổi người dùng đã có hành vi quan tâm và tương tác với quảng cáo nhưng chưa diễn ra hành động tiếp theo, các nhà tiếp thị sẽ sử dụng các ID cookie đã được lưu lại, sau đó thêm vào danh sách đối tượng tiếp thị lại cho phép quảng cáo hiển thị lại với người dùng khi họ duyệt web.

Quy trình tiếp thị lại có thể mô tả ngắn qua các bước dưới đây:

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

  • Người dùng truy cập trang web của bạn hoặc đã tương tác với quảng cáo của bạn

  • Người dùng rời khỏi trang web của bạn và được theo dõi bởi cookie

  • Người dùng nhìn thấy quảng cáo tiếp thị lại của bạn trên các trang web khác

  • Người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn để quay lại trang web của bạn

  • Người dùng hoàn thành các hành động mong muốn trên trang web của bạn

Tại sao tiếp thị lại rất hiệu quả

Điều khiến Retargeting hấp dẫn đó chính là nó có thể thực hiện thông qua mạng lưới của các bên thứ ba như AdBrite và Google, cho bạn cơ hội nhắm tới người dùng cho dù họ ở bất cứ nơi đâu trên Internet.

Người dùng có thể nhìn thấy sản phẩm họ đã xem và có hứng thú trên Shopee, Lazada,…ở nhiều nơi khác, việc lập đi lặp lại tiếp cận này giúp tác động tới nhu cầu mua hàng của người được tiếp cận.

Retargeting tập trung phủ nhiều kênh ads, mục đích là để thu hút khách truy cập vào site của doanh nghiệp một lần nữa. Retargeting là việc giữ thương hiệu trong tâm trí của những người đã mua sản phẩm.

Lặp lại việc truyền tải thông điệp là khoản lợi nhuận đầu tư tích cực từ góc nhìn cú nhấp chuột. Khi ai đó truy cập và kiểm tra website, họ sẽ được nhắc nhở về doanh nghiệp một cách định kỳ.

Xem thêm: Dịch vụ vận hành sàn thương maị điện tử của UpBase

Ưu điểm và nhược điểm của tiếp thị lại

Theo thống kê, sẽ có khoảng 96% khách hàng tiềm năng sẽ rời bỏ quảng cáo khi tương tác lần đầu tiên, họ có thể có nhu cầu nhưng chưa mua hàng ngay khi tiếp cận chiến dịch, việc cần làm là thôi thúc họ khiến nhu cầu tăng lên và cuối cùng là hành động đặt hàng.

Việc nhắm mục tiêu lại tốt sẽ mang lại những lợi thế nhưng cũng có một số nhược điểm đối với việc sử dụng nó.

Ưu điểm

  • Tiếp cận đối tượng đã thể hiện sự quan tâm đến các sản phẩm của doanh nghiệp. Trên thực tế, theo kết quả, nhiều người đã mua sản phẩm mà họ đang tìm kiếm, không phải ngay lần đầu mà chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Bạn có thể xây dựng thương hiệu cụ thể bằng cách tập trung vào những người dùng đã thể hiện sự quan tâm đến công ty hoặc sản phẩm.

  • Sau khi phân đoạn, nhắm mục tiêu quảng cáo theo hành vi của người dùng. Doanh nghiệp sẽ chọn được một số lượng sản phẩm cụ thể của mình và đưa chúng đến gần hơn với người dùng dựa trên những gì họ đang tìm kiếm, theo cách đó để tỷ lệ chuyển đổi tăng lên đáng kể.

  • Dễ dàng tác động đến người dùng bằng các sản phẩm mà họ thực sự quan tâm.

Nhược điểm

  • Nếu quảng cáo quá đà có thể bị coi là xâm phạm và gây phiền nhiễu, khiến khách hàng không muốn biết bất cứ điều gì về doanh nghiệp.

  • Khi việc mua hàng đã được thực hiện mà quảng cáo cho sản phẩm đó vẫn tiếp tục xuất hiện có thể gây khó chịu cho người dùng.

  • Người xem có thể cho rằng hành vi của mình đang bị theo dõi và cảm thấy không an toàn, khiến các giao dịch mua bị kéo dài thời gian hơn hoặc không muốn thực hiện chúng.

5 Lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

Sau nhiều ngày nghiên cứu và đắn đo, khách hàng quyết định sẽ mua sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Nếu website của doanh nghiệp không xuất hiện trước mặt khách hàng trên công cụ tìm kiếm. Mà thay vào đó là đối thủ thì đây là lúc mà các quảng cáo tiếp thị lại phát huy tác dụng.

Tối ưu hoá chuyển đổi

Khách hàng đã truy cập vào website của bạn chứng tỏ họ đã hình thành nhu cầu, quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp hoặc đơn giản chỉ là lướt trên website của doanh nghiệp như một trang báo.

Tuy nhiên, dù có bất cứ mục đích gì, thì đây cũng là nhóm đối tượng tiềm năng. Và có khả năng chuyển đổi cao khi họ quay lại website hoặc gian hàng một lần nữa.

Giảm chi phí quảng cáo

Tuỳ vào lĩnh vực kinh doanh mà chi phí có một click chuột vào mẫu quảng cáo có thể tiêu tốn của doanh nghiệp vài chục nghìn đồng, thậm chí lên tới trăm nghìn đồng. Và cũng chỉ có được một cơ hội để tạo ra chuyển đổi đối với khách hàng đó. Nhưng với tiếp thị lại, doanh nghiệp có thể tiếp cận được những khách hàng tiềm năng này với mức chi phí hợp lý và có khả năng tạo chuyển đổi cao hơn.

Ví dụ trong chiến dịch quảng cáo google Adwords, đối với những từ khóa có mức độ cạnh tranh cao, doanh nghiệp sẽ phải chi ra rất nhiều tiền cho mỗi lần click vào quảng cáo của người dùng. Và cũng chỉ có được một cơ hội duy nhất để tạo ra chuyển đổi từ những người dùng đó.

Nhưng khi doanh nghiệp sử dụng công cụ tiếp thị lại, có thể tiếp cận được những người dùng tiềm năng đã quan tâm tới sản phẩm dịch vụ với một mức chi phí quảng cáo hợp lý hơn rất nhiều.

Tạo ra giá trị từ dữ liệu khách hàng

Khách hàng của bạn có thể truy cập vào website từ nhiều nguồn như quảng cáo, truy cập trực tiếp, kết quả SEO…Nếu website có được lượng truy cập lớn và họ chỉ truy cập duy nhất một lần thì doanh nghiệp nên tận dụng lượng người dùng này và đưa vào danh sách tiếp thị lại.

Việc thêm đoạn mã Remarketing vào chiến dịch quảng cáo, sẽ giúp doanh nghiệp có những dữ liệu quý giá về tập khách hàng. Đó là sự quan tâm, có nhu cầu đối với từng sản phẩm, dịch vụ riêng biệt của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiếp cận và tiếp thị đến nhóm đối tượng này trong thời gian dài. Ngay cả sau khi chiến dịch kết thúc.

Tạo niềm tin đối với khách hàng

Đặc điểm của tiếp thị lại là sẽ đeo bám khách hàng mọi lúc, mọi nới trên môi trường Internet. Khi thấy doanh nghiệp của bạn xuất hiện ở mọi nơi với tần suất cao, khách hàng sẽ hình thành nhận định doanh nghiệp của bạn rất lớn mạnh mới chi nhiều tiền cho quảng cáo như vậy. Đây là một chiến thuật thông minh để gây dựng niềm tin đối với khách hàng.

Không những thế, khi doanh nghiệp xuất hiện nhiều lần trước mặt khách hàng sẽ giúp hình ảnh thương hiệu in sâu vào trong tâm thức của họ.

Bạn có thể tận dụng và truyền thông chi tiết hơn, để họ hiểu hơn về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy vậy, đôi khi điều này không mang lại hiệu quả ngay mà sẽ mất một thời gian để khách hàng ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp.

Bán thêm và bán chéo

Khi đặt mã Remarketing vào trang web, doanh nghiệp đã có một danh sách các khách hàng đã thực hiện hành vi chuyển đổi. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp thị lại bằng những tin khuyến mãi hấp dẫn để khuyến khích khách hàng mua tiếp sản phẩm, dịch vụ.

Đối với những doanh nghiệp bán nhiều mặt hàng liên quan đến nhau thì việc dùng tiếp thị lại để bán chéo sản phẩm là một điều rất nên thực hiện.

Ví dụ, một khách hàng mua một chiếc điện thoại tại chuỗi cửa hàng. Và cửa hàng cũng cung cấp những phụ kiện cho chiếc điện thoại đó như ốp lưng, sạc, cáp… Cửa hàng đó có thể tiếp thị lại những phụ kiện này đối với khách hàng mua điện thoại. Khả năng mua hàng sẽ cao hơn rất nhiều.

Quảng cáo tiếp thị lại qua Google và Facebook

Hai nền tảng Google và Facebook được coi là hai công cụ mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp của bạn đạt được những mục tiêu kinh doanh. Tuy vậy, hai nền tảng này vốn hoàn toàn khác nhau. Và cả việc tiếp thị lại giữa Google và Facebook cũng khác nhau.

Tiếp thị lại qua Google

  • Tiếp thị lại hiển thị trên Google, mẫu quảng cáo của doanh nghiệp sẽ xuất hiện ở khắp nơi trên mạng hiển thị của Google. Bao gồm các sản phẩm của Google như Youtube, Gmail… và hệ thống các website là đối tác hiển thị của Google.

  • Ngoài tiếp thị lại hiển thị, Google còn cho phép doanh nghiệp tiếp thị lại dành cho quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm. Ví dụ như một khách hàng tìm kiếm trên Google cụm từ “máy lọc nước” và đi đến website (https://sawa.vn). Sau đó họ thoát ra, và tiếp tục tìm kiếm cụm từ như vậy. Quảng cáo tìm kiếm của sawa sẽ được ưu tiên hiển thị trước mặt khách hàng đó.

Quảng cáo tiếp thị lại qua Facebook

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

  • Ngoài dựa vào dữ liệu khách hàng đã truy cập website, Facebook còn có thể lấy dữ liệu người dùng đã truy cập vào Fanpage của doanh nghiệp để tiếp thị lại. Một điều mà Google không làm được.

  • Khi lựa chọn hình thức tiếp thị lại trên Facebook, chỉ có một lựa chọn duy nhất là lựa chọn hiển thị. Trong khi với Google, bạn có thể lựa chọn được nhiều hình thức hơn.

  • Khi tiếp thị lại với Facebook, quảng cáo của bạn sẽ không đi đâu ngoài môi trường trên Facebook. Đối với Google, môi trường để hiển thị quảng cáo là rộng hơn.

Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google ads

Tạo một tài khoản Google Ads, sau đó truy cập tài khoản theo link:
Google Ads

Bước 2: Lấy mã remarketing google ads

Sau khi truy cập vào tài khoản chạy quảng cáo Google Ads. Nhấp chọn vào Công cụ và Cài đặt –> Thư viện chia sẻ –> Trình quản lý đối tượng

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

Đây là giao diện mới của trình quản lý đối tượng. Tiếp tục, ấn chọn Nguồn đối tượng.

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

Tại Thẻ Google Ads, click chọn Chi tiết

Bước 3: Lấy mã remarketing google ads

Trong giao diện này kéo thả chuột xuống dưới cùng. Ngay Thiết lập thẻ, nhấp vào và chọn Tự cài đặt.

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

Bước 4: Chèn code remarketing vào wordpress

Cách để chèn code remarketing vào wordpress như sau. Đầu tiên, truy cập vào website của doanh nghiệp. Tại thanh công cụ ấn chọn Giao diện –> Trình sửa giao diện

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

Bên phải thanh File giao diện –> kéo thả chuột chọn thẻ Header –> dán mã remarketing google ads vào cuối thẻ header –> Cập nhật tập tin

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

Bước 5: Tạo tệp đối tượng remarketing

Sau khi đã chèn mã remarketing vào wordpress, trở lại giao diện Trình quản lý đối tượng –> Danh sách đối tượng –> tạo danh sách tiếp thị lại bằng cách ấn chọn dấu “ + “ màu xanh

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

Tại đây Google sẽ gợi ý để bạn cài đặt quảng cáo bám đuổi Google:

  • Khách truy cập trang web

  • Người dùng ứng dụng

  • Người dùng Youtube

  • Danh sách khách hàng

Tùy thuộc vào doanh nghiệp muốn remarketing trên web, ứng dụng hay youtube mà lựa chọn nhắm mục tiêu phù hợp. Riêng muốn nhắm mục tiêu Danh sách khách hàng buộc tài khoản chạy ads của phải đáp ứng một số yêu cầu của google bao gồm:

  • Có quá trình tuân thủ tốt chính sách của Google

  • Lịch sử thanh toán tốt

  • Tài khoản hoạt động trong thời gian ít nhất 90 ngày

  • Tổng số tiền bạn chi, trong suốt quá trình tài khoản chạy quảng cáo phải đạt trên mức 50.000 đô la Mỹ.

Ví dụ muốn tạo đối tượng remarketing nhắm mục tiêu khách truy cập website, cần điền đầy đủ các thông tin:

Tên đối tượng: (ngày set up) – (kiểu truy cập vào web bạn)

Sau khi chọn các thông tin cần thiết, bạn dán URL của trang web sau phần Chứa

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

Ở phần, Kích thước danh sách ban đầu, nên để mặc định “Bao gồm những người từ 30 ngày qua” để không bỏ sót thông tin của khách hàng.

Thời hạn thành viên: Đây là thời gian quyết định khách hàng được “giải độc”. Thời hạn tối đa mà google cho phép bạn remarketing google ads cho một chiến dịch là 540 ngày.

Sau khi điền các thông tin bạn click chọn Tạo đối tượng.

5 lý do doanh nghiệp nên tiếp thị lại cho chiến dịch quảng cáo tiếp theo

Sau khi kích thước tệp đối tượng được điền hoàn tất, thì bạn có thể sử dụng tệp này để tạo chiến dịch chạy remarketing google ads.

Tiếp thị lại trên Facebook

Trước khi bắt đầu cài đặt quảng cáo re-targeting, hãy đảm bảo rằng bạn đã cài đặt Facebook pixel; mã này cho phép thiết lập các sự kiện để đo lường các hành động mà doanh nghiệp quan tâm, như mua hàng hoặc tạo khách hàng tiềm năng. Việc cài đặt pixel Facebook cũng rất quan trọng cho mục đích re-marketing hoặc phân khúc đối tượng khách hàng trong tương lai.

Bước 1: Đăng nhập vào trang Facebook của bạn và đi tới “Manage Ads”

Bước 2: Đi đến “Settings” và nhấp chọn “Audience” bên dưới mục Assets

Bước 3: Sau đó tạo “Custom Audience

Bước 4: Chọn “Website Traffic”

Bước 5: Nên “đeo bám” lại Tất cả khách hàng truy cập trang web của bạn

Nếu doanh nghiệp đeo bám lại vào những khách hàng đã truy cập trước đây với số ngày dài hơn, doanh nghiệp sẽ có được một lượng lớn đối tượng để thực hiện việc đeo bám lại.

Sau khi nhập tên cho đối tượng tùy chỉnh và nhấp vào tạo đối tượng, bạn đã tạo thành công đối tượng tuỳ chỉnh.

Sau khi tạo đối tượng tùy chỉnh (custom audience) mới, có thể bắt đầu ngay chiến dịch mới. Trong phần đối tượng, chọn đối tượng vừa thiết lập, quảng cáo tiếp thị lại mới (Remarketing) sẽ được thiết lập và bắt đầu chạy. Để quảng cáo tiếp thị lại trở nên mới mẻ và luôn luôn thú vị đối với người xem, doanh nghiệp nên tạo thật nhiều quảng cáo khác nhau.

Kết luận

Bất cứ doanh nghiệp từ mọi ngành nghề đều có thể sử dụng tiếp thị lại để phục vụ cho việc kinh doanh của mình. Với những lợi ích thiết thực, tiếp thị lại đang trở thành một điều tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên nhớ một điều khi kinh doanh “Đừng quảng cáo khi sản phẩm, dịch vụ của bạn chưa tốt”.

(Nguồn: UpBase Blog)