Ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nếu không học về lĩnh vực truyền thông, kinh doanh ắt hẳn các chủ quán chưa thể hiểu rõ về một mô hình phân tích thương hiệu vô cùng quan trọng trong một kế hoạch kinh doanh đó là mô hình SWOT. Dưới góc nhìn hiện tại doanh nghiệp, góc nhìn và những ảnh hưởng của thị trường, các yếu tố bên ngoài tạo ra một sự kế hợp hoàn hảo trong mô hình SWOT. Qua đó, ta sẽ nắm bắt được một cách tổng quan nhất về những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh, đưa ra những kế hoạch kinh doanh, truyền thông thương hiệu phù hợp tránh những rủi ro phát sinh trong quá trình phát triển thương hiệu. Hãy cùng Lighthouse tìm hiểu chi tiết nhất một ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng!

Ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng

Ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng

Tổng quan về mô hình SWOT của nhà hàng

SWOT là một mô hình phân tích tình hình thị trường, doanh nghiệp nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong quá trình lập một kế hoạch của người làm kinh doanh. Mô hình này bao gồm 4 yếu tố tạo nên bởi 4 chữ viết tắt là S – Strength (Điểm mạnh), W – Weaknesses (Điểm yếu), O – Opportunities (Cơ hội) và T – Threats (Thách thức). SWOT được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhằm để phân tích tình hình cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

Trong 4 thành phần của mô hình SWOT thì Strength và Weaknesses thuộc nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp. Hai yếu tố còn lại là Opportunities và Threats thuộc nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Vậy hoạt động phân tích SWOT là tìm hiểu, đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thông qua 2 cặp yếu tố trên. Nó là cơ sở để nhà quản lý xác định mục tiêu và hướng đi cho các kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp.

Mô hình SWOT được phát triển bởi Albert Humphrey vào những năm 1960 – 1970. Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do Đại học Stanford của Mỹ thực hiện. Ban đầu mô hình phân tích này có tên gọi SOFT: Satisfactory – Thỏa mãn, Opportunity – Cơ hội, Fault – Lỗi hay điều xấu trong hiện tại, Threat – Nguy cơ hay điều xấu trong tương lai. Tuy nhiên, đến năm 1964, sau khi mô hình này được giới thiệu cho Urick và Orr tại Zurich – Thuỵ Sĩ, Albert đã cùng các cộng sự của mình đổi F thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó.

Ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng - yếu tố

4 yếu tố chính cấu tạo nên mô hình SWOT

Ví dụ về mô hình swot của nhà hàng

Điểm mạnh

Như đã phân tích phía trên S – Strength – điểm mạnh là tập hợp của những yếu tố bên trong doanh nghiệp hay còn được gọi là môi trường trong doanh nghiệp theo thuật ngữ kinh tế, bao gồm những ưu điểm, thế mạnh của thương hiệu giúp cạnh tranh trên thị trường. Một doanh nghiệp càng tối ưu nhiều điểm mạnh là nền tảng phát triển vững chắc trong quá trình kinh doanh. Điểm mạnh bao gồm các phạm trù: nguồn lực nhân viên, tài chính thương hiệu, cơ sở vật chất nhà hàng, mặt bằng kinh doanh, độ phủ nhận diện thương hiệu, khách hàng trung thành, hệ thống truyền thông thương hiệu, kinh nghiệm quản lý kinh doanh,…

Ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng - điểm mạnh

Điểm mạnh của thương hiệu

Lấy một ví dụ điển hình một thương hiệu nhà hàng nổi tiếng trong cộng đồng F&B: Điểm mạnh chuỗi nhà hàng Sen Tây Hồ

  • Thương hiệu lâu đời, có tiếng tăm độ phủ rộng thương hiệu lớn trong cộng đồng thực khách
  • Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp từ nhà bếp tới nhân viên phục vụ bàn, đầy đủ các vị trí, hệ thống nhân sự quản lý có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực F&B, phối hợp chặt chẽ, năng động
  • Cơ sở vật chất nhà hàng chất lượng, được đầu tư kĩ lưỡng, phong cách kiến trúc truyền thống phù hợp lĩnh vực kinh doanh
  • Đa dạng hình thức mô hình nhà hàng từ buffet, phục vụ món theo yêu cầu, nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng tổ chức party,… mang lại nhiều trải nghiệm cho khách hàng
  • Mặt bằng kinh doanh đắc địa, lý tưởng, tạo lợi thế lớn trong việc thu hút khách hàng
  • Đa dạng phong cách thiết kế kiến trúc từ truyền thống tới sang trọng phục vụ nhiều tệp khách hàng
  • Nguồn tài chính vững mạnh đảm bảo quá trình vận hành trơn tru

Điểm yếu

Cũng tương tự như điểm mạnh, W – weakness – điểm yếu là những yếu tố bên trong doanh nghiệp, bao gồm những hạn chế của thương hiệu đang tồn tại. Một thương hiệu nào cũng vậy, có điểm mạnh thì mặt trái vẫn còn tồn tại nhiều những khuyết điểm chưa thể khắc phục gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh. Những điểm yếu có thể bao gồm: đội ngũ nhân viên, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, hệ thống truyền thông, kinh nghiệm quản lý, sản phẩm dịch vụ,…Biết nhìn nhận những điểm yếu của thương hiệu và kết hợp với các yếu tố bên ngoài sẽ giúp chủ quán tìm ra kế hoạch phát triển bền vững, lâu dài phù hợp thời thế cho nhà hàng.

Ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng - điểm yếu

Điểm yếu của thương hiệu

Lấy một ví dụ điển hình một thương hiệu nhà hàng nổi tiếng trong cộng đồng F&B: Điểm yếu chuỗi nhà hàng Sen Tây Hồ

  • Các món ăn rất đa dạng nên chưa có sự đầu tư tỉ mỉ cho từng món ăn, hương vị chưa đủ hấp dẫn
  • Công tác phân công từng nhiệm vụ nhất định cho mỗi nhân viên còn nhiều bất cập
  • Hệ thống thanh toán cồng kềnh, chưa tích hợp thanh toán tại chỗ
  • Hệ thống nhận diện có phần lỗi thời, cũ kĩ
  • Hệ thống truyền thông online còn nhiều hạn chế để tiếp cận, lan toả thương hiệu

Cơ hội

O – Opportunity – Cơ hội là những yếu tố từ bên ngoài doanh nghiệp, theo thuật ngữ còn được gọi là môi trường ngoài doanh nghiệp. Có thể bao gồm cả môi trường vi mô và môi trường vĩ mô đem lại những cơ hội nào cho thương hiệu khi hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp tới từng quyết định, chiến lược kinh doanh của thương hiệu. Các yếu tố có thể bao gồm: sự thay đổi xu hướng kinh tế, sự thay đổi nhu cầu sở thích của khách hàng, các thời kì đại dịch, suy thoái kinh tế, dòng vốn điều động thay đổi, thời kì bão giá, nguồn nguyên liệu, sự phát triển của lĩnh vực logistics, thay đổi của thời tiết,… Tất cả những yếu tố bên ngoài thay đổi theo từng ngày nên việc cập nhật xu hướng thị trường thay đổi mô hình SWOT sao cho phù hợp là việc hàng ngày cần quan tâm nếu bạn muốn việc kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng - cơ hội

Cơ hội của thương hiệu

Lấy một ví dụ điển hình một thương hiệu nhà hàng nổi tiếng trong cộng đồng F&B: Cơ hội chuỗi nhà hàng Sen Tây Hồ

  • Sau đại dịch nhu cầu ăn uống của mọi người ngày càng được tăng cao
  • Nguồn nguyên liệu dồi dào, tươi sạch được nhập trự tiếp từ vườn khu ngoại thành Hà Nội
  • Thời kì bão giá đã qua, đem lại một thị trường F&B phát triển ổn định
  • Mô hình buffet ngày càng trở thành xu hướng và được rất nhiều thực khách lựa chọn
  • Xu hướng yêu ẩm thực truyền thống phát triển rộng rãi trong cộng đồng giới trẻ không chỉ người trung niên
  • Ngành du lịch, dịch vụ tại Việt Nam nói chung, thủ đô Hà Nội nói riêng được quan tâm, trú trọng ưu tiên phát triển

Thách thức

Là những khó khăn môi trường ngoài đem tới cho quá trình kinh doanh của nhà hàng, bao gồm tất cả những tác động xấu từ nền kinh tế, từ việc thay đổi xu hướng dịch chuyển mô hình kinh doanh hay sự thiếu hụt nguồn cung thực phẩm phục vụ nấu ăn,… Thông thường những tác động này mang tính đột ngột, không thể lường trước, bất cứ chủ nhà hàng nào không có sự thay đổi linh hoạt sẽ dẫn tới các hoạt động phát triển thương hiệu bị dán đoạn, trường hợp xấu sẽ dẫn tới phải dừng công việc kinh doanh. Tương tự như cơ hội thì thách thức cũng cần được cập nhật thường xuyên.

Ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng - thách thức

Thách thức đến từ môi trường ngoài

Lấy một ví dụ điển hình một thương hiệu nhà hàng nổi tiếng trong cộng đồng F&B: Thách thức chuỗi nhà hàng Sen Tây Hồ

  • Một nền kinh tế đang trong thời kì suy thoái
  • Ảnh hưởng qua đại dịch Covid 19 và thời kì bão giá cả thị trường đang trong quá trình phục hồi
  • Số lượng nhà hàng, quán ăn mở ra ồ ạt, tăng sự cạnh tranh giữa các thương hiệu
  • Khách hàng ngày càng khó tính hơn trong từng món ăn và trải nghiệm khách hàng
  • Nguyên liệu bẩn tràn lan không rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Một ngành F&B cần đẩy mạnh nhiều hơn về mạng marketing số lan toả thương hiệu

Một mô hình SWOT hoàn chỉnh sẽ soi chiếu lẫn nhau để người lên kế hoạch nhìn ra lối đi đúng đắn cho từng thời điểm. Chính vì vậy, từ mô hình này có thể sinh ra nhiều chiến lược kết hợp bao gồm:

  • Chiến lược S – O (điểm mạnh – cơ hội) – sử dụng điểm mạnh khai thác cơ hội
  • Chiến lược S – T (điểm mạnh – thách thức) – sử dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ
  • Chiến lược W – O (điểm yếu – cơ hội) – sử dụng điểm yếu khai thác cơ hội
  • Chiến lược W – T (điểm yếu – thách thức) – khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ

Trên đây là một ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng điển hình Lighthouse muốn phân tích chia sẻ cho mọi người. SWOT là một trong những mô hình rất quan trọng trước khi lên một kế hoạch phát triển toàn diện cho nhà hàng. Rất mong những thông tin trên đây sẽ có ý nghĩa dành cho mọi người trong việc lên mô hình cho thương hiệu nhà hàng của mình. Chúc các chủ quán kinh doanh thành công!