TikTok #hashtagchallenge: 5 điểm mấu chốt để có một chiến dịch thương hiệu thành công
Các thương hiệu biết và thừa nhận sức mạnh của #hashtag trên TikTok đều đã tận dụng công cụ này một cách hiệu quả để tăng trưởng lượng người mua hàng tiềm năng, từ đó tăng trưởng doanh thu.
Và chỉ 4 năm sau khi ra mắt quốc tế, đã có vô số ví dụ về cách TikTok trở thành một nguồn lực quan trọng cho các thương hiệu trong quá trình hình thành hành vi của người tiêu dùng – hiện tượng #TikTokMadeMeBuyIt với Hashtag Challenge chính là một ví dụ. Các video trở nên “viral” với hàng loạt các hashtag mang tên xu hướng, thu hút hàng nghìn người quan tâm và sáng tạo nội dung. Cùng UpBase Blog tìm hiểu 5 điểm mấu chốt để thương hiệu có một chiến dịch thành công cùng TikTok Hashtag Challenge!
TikTok #hashtagchallenge là gì?
HTC (#hashtagchallenge) là một công cụ thú vị dành cho marketer, với những thử thách mới nhất đến từ các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok (content creator).
Các video HTC có thương hiệu thường xuất hiện dưới dạng đề xuất dựa trên hành vi và quan tâm của người dùng ứng dụng TikTok. Chính vì vậy, các video có thể xuất hiện và tiếp cận người dùng một cách tự nhiên nhất, từ đó mang lại lợi thế cho các thương hiệu trong tương tác với người dùng.
Nhưng quyết định bắt đầu chiến dịch HTC là phần dễ dàng. Phần khó khăn còn lại ảnh hưởng tới thành công của chiến dịch là tìm ra cách để thu hút sự chú ý của người dùng trong một đại dương lan truyền nhiều loại nội dung như TikTok.
Điều gì khiến TikTok HTC là một công cụ hấp dẫn cho các marketer?
#Người dùng tham gia
Mục đích của HTC là để thu hút càng nhiều người tham gia càng tốt, từ đó tạo ra một mức độ của quan tâm và tham gia rộng rãi mà các hình thức quảng cáo truyền thống không thể đạt được.
#Trends
TikTok là cách người dùng sao chép và tạo lại các xu hướng từ những video khác, đó là lý do tại sao hashtag trên TikTok phát triển mạnh hơn so với các nền tảng xã hội khác.
#Tiếp cận rộng
Một TikTok #hashtagchallenge lên xu hướng, sau đó thu hút và lan truyền mạnh mẽ tới các content creator, có thể giúp thương hiệu tiếp cận nhiều tệp khách hàng ngoài khách hàng tiềm năng và thị trường ngách.
Casestudy từ UpBase
Vào năm 2022, trong ngành sức khỏe sắc đẹp, 3 thương hiệu đã làm việc với UpBase để tạo HTC có thương hiệu cho TikTok Shop, bao gồm: Dreamtrend, Alfasept, và SPLAT.
Các chiến dịch với #hashtag, video từ KOC gắn hashtag lên xu hướng giúp thương hiệu tăng trưởng người theo dõi và tăng lưu lượng truy cập vào gian hàng TikTok Shop. Bên cạnh đó là khả năng gia tăng nhận diện thương hiệu/ sản phẩm và bứt phá doanh thu của dòng sản phẩm xuất hiện trên hashtag.
Thương hiệu AlfaSept với hashtag 43,1 triệu lượt xem
AlfaSept là thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Công ty Lavitec. Sản phẩm chủ đạo xuất hiện và được nhắc đến trong chiến dịch hashtag thương hiệu là bọt vệ sinh nam Alfasept.
- Hashtag #Alfasept với 43,1 triệu lượt xem
- Hashtag #botvesinhalfasept 500,6 nghìn lượt xem
* Lượt xem nói trên chưa bao gồm các clip từ creator không gắn hashtag.
Thương hiệu Dreamtrend với hashtag 14,9 triệu lượt xem
Dreamtrendvn là thương hiệu chăm sóc tóc đến từ Đài Loan. Sản phẩm chủ đạo xuất hiện trong chiến dịch hashtag thương hiệu là dòng tinh chất dưỡng tóc AHA Essence không cần xả với nước có thể giúp người dùng giải quyết 3 vấn đề lớn về tóc.
-
Hashtag #dreamtrendvn với 11,1 triệu lượt xem
* Lượt xem nói trên chưa bao gồm các clip từ creator không gắn hashtag.
Hashtag #UpBase on TikTok
Bên cạnh đó, hashtag #UpBase tổng hợp tất cả các video Booking KOC của thương hiệu đối tác của UpBase xuất hiện trên TikTok Shop đã đạt tổng 421,7 triệu lượt xem. Các sản phẩm từ thương hiệu đối tác mà UpBase đồng hành cùng với giải pháp booking KOC đã onboard một lượng lớn video trong năm 2022, thu hút hàng trăm triệu lượt xem, giúp nhãn hàng đối tác tăng trưởng doanh thu.
* Lượt xem nói trên chưa bao gồm các clip từ creator không gắn hashtag.
Bằng cách tham khảo 5 chiến lược được nêu trong bài viết này, các thương hiệu có thể có định hướng tốt hơn khi tung ra sản phẩm của riêng mình. Chiến dịch HTC thành công sẽ giúp tăng cường mối quan hệ thương hiệu với người dùng, củng cố lòng trung thành của khách hàng và doanh thu sản phẩm.
5 điểm mấu chốt để có một chiến dịch thương hiệu thành công
Tác động của HTC có thể bị hạn chế, vì vậy các marketer cần suy nghĩ về cách duy trì sự tăng trưởng của hashtag trước khi bắt đầu chiến dịch.
Các nhà tiếp thị có thể làm theo các bước sau để đảm bảo lợi nhuận từ HTC và hạn chế lãng phí nguồn lực:
1. Tạo đà và giữ lượt views của hashtag tăng trưởng
-
Chia sẻ nội dung do người dùng tạo (UGC): Bằng cách chia sẻ nội dung từ những người dùng TikTok thảo luận về thương hiệu, các thương hiệu có thể nuôi dưỡng ý thức cộng đồng và thậm chí biến những người theo dõi bình thường thành những người ủng hộ thương hiệu. Ngoài ra, mọi UGC có hashtag thương hiệu đều có khả năng làm tăng mức độ hiển thị của thương hiệu.
- Cộng tác với người sáng tạo (Booking KOC/KOL): Người sáng tạo TikTok phù hợp có thể giúp duy trì sự tăng trưởng của hashtag và giúp tiếp cận phân khúc đối tượng mong muốn của thương hiệu. Marketer nên tìm kiếm trên TikTok Creator Marketplace hoặc hợp tác với các MCN (Multi-channel Network) để tìm những người có ảnh hưởng phù hợp với thương hiệu.
- Sử dụng quảng cáo nhằm tăng phạm vi và tần suất tiếp cận: Quảng cáo với tần suất lý tưởng sẽ giúp chiến lược “luôn nổi bật”, và cho phép thương hiệu xác định đối tượng mục tiêu một cách cẩn thận, đồng thời kiểm soát số lần mà khán giả sẽ thấy một quảng cáo cho HTC.
2. Đồng bộ nội dung và thông điệp của tất cả các video có gắn #hashtagchallenge
Khi nhiều thương hiệu lớn bỏ nhiều tiền hơn để tạo ra nội dung TikTok có giá trị cao, các marketer nên lưu ý một vài nguyên tắc cơ bản để HTC hoạt động hiệu quả:
- Sáng tạo là chìa khóa: Thay vì cố gắng chạy theo xu hướng mới nhất – có thể không phù hợp với thương hiệu, hãy bắt đầu từ một “ý tưởng lớn” giúp thương hiệu kết nối với khách hàng một cách thực sự ý nghĩa.
- Ấn tượng đầu tiên là tất cả: Kết hợp cùng content creator và thu hút sự chú ý của người xem trong ba giây đầu tiên quý giá.
- Mọi thứ cộng lại: Với 30 giây hoặc ít hơn để thu hút sự chú ý của người dùng, mọi thứ từ việc lựa chọn âm nhạc và kiểu chữ phụ đề đến chất lượng video và lựa chọn sao chép... nên được nghiền ngẫm kỹ càng.
- Xây dựng cộng đồng: HTC mang đến cho các thương hiệu cơ hội tương tác với khán giả tiềm năng (quan tâm đúng chủ đề) và tận dụng triệt để cơ sở người dùng rộng lớn của TikTok. Hãy tận dụng điều đó và xây dựng nội dung, xây dựng cộng đồng người dùng quan tâm và nói về sản phẩm của thương hiệu.
3. Tiếp cận và phát triển đúng tệp người tiêu dùng/ người theo dõi tiềm năng
Điều quan trọng đối với các thương hiệu là thu hút đúng người theo dõi trên TikTok, nhưng điều quan trọng hơn là không thu hút hàng nghìn người theo dõi không đúng tệp. Tương tự, cố gắng tăng lượng người theo dõi bằng cách mua follow hay tips/tricks và bot tăng follow là hướng đi sai lầm. Việc này không giúp thương hiệu bán hàng tốt hơn, không tiếp cận được nhiều người hơn, và nhìn chung là không giúp được gì cho thương hiệu của bạn.
Thay vào đó, marketer cần chơi cuộc chơi lâu dài, bền vững và tận dụng TikTok như một nền tảng để tương tác với khách hàng và nuôi dưỡng một cộng đồng những người lan truyền thương hiệu.
Để tăng cường tương tác với những người theo dõi TikTok, hãy:
- Dựa vào xu hướng: Bắt kịp xu hướng có thể cải thiện đáng kể độ tin cậy của thương hiệu nhưng đừng lựa chọn tất cả, hãy lựa chọn đúng trend; và đừng cố gắng với những trend không phù hợp với phong cách thương hiệu. Người dùng TikTok có thể nhận thấy sự gượng gạo và làm hỏng hình ảnh thương hiệu.
- Giáo dục người theo dõi: Đừng chỉ tập trung vào việc bán được hàng hay không, hãy thêm thông điệp/ ý nghĩa/ công dụng của sản phẩm bên trong quảng cáo, trả lời câu hỏi hoặc giải quyết nỗi đau của người dùng tiềm năng quan tâm tới sản phẩm.
- Thử nghiệm với #hashtags: Sử dụng kết hợp các hashtag có thương hiệu, #xu hướng, #dành riêng cho doanh nghiệp, #chung, #ngành hàng... để tiếp cận các nhóm người dùng không trùng lặp.
- Quảng cáo chéo video: Nếu quảng cáo của bạn lan truyền trên TikTok thì có khả năng nó sẽ làm điều tương tự trên YouTube, tài khoản Instagram, Facebook, Pinterest… Hãy xác định kênh tiềm năng và thử nghiệm.
- CTA: Một CTA hấp dẫn có thể tạo ra phản hồi trực tiếp từ người dùng, đặc biệt khi nó được kết hợp với nội dung tốt.
- Theo dõi thời gian cao điểm: Nội dung được xuất bản trong thời gian cao điểm sẽ mang lại lượng tương tác nhiều nhất vì xác xuất được nhìn thấy cao hơn. Hãy tổng hợp và phân tích dữ liệu người dùng, từ đó để đưa ra quyết định đúng đắn cho thương hiệu.
4. Tận dụng quảng cáo Spark của TikTok
TikTok là một nền tảng tiềm năng để các thương hiệu thử nghiệm quảng cáo nhờ thuật toán độc đáo, có thể phân phối nội dung đạt tiếp cận lớn trong một thời gian ngắn. Nhờ đó, người dùng TikTok dễ tiếp thu nội dung có thương hiệu mới lạ và vượt trội.
TikTok đã phát hành phiên bản BCA (quảng cáo nội dung có thương hiệu) gọi là Spark Ads vào giữa năm 2021. Dịch vụ này cho phép các video tăng cường và tiếp cận người dùng rộng hơn. Với sự đồng ý của influencer, các thương hiệu cũng có thể quảng cáo chéo các bài đăng của KOC/KOL và TikTok sẽ đánh dấu là nội dung được tài trợ.
3 điều cần biết về nội dung có thương hiệu của TikTok influencer:
Spark Ads không chỉ cho phép các thương hiệu khuếch đại nội dung, ngay cả các video UGC không được tài trợ cũng có thể tiếp cận bằng cách thêm một liên kết và chạy trong Spark Ads.
Marketer chuyển sang Spark Ads vì những lợi ích sau:
- UX: Spark Ads là tùy chọn quảng cáo TikTok duy nhất với định dạng trong nguồn cấp dữ liệu gốc 100% bao gồm chức năng đăng video. Bởi vì nội dung đến từ các content creator và hoạt động giống như một video thông thường không phải trả tiền, người xem sẽ cảm thấy tiếp cận tự nhiên hơn.
- Tác động: Bằng cách giúp người dùng dễ dàng chuyển hướng đến trang cá nhân của content creator từ một video Spark Ads, các thương hiệu có thể tăng lượt xem video của creator và mang lại lưu lượng truy cập lớn quan tâm tới sản phẩm.
- Báo cáo: Quảng cáo không phải Spark chỉ cung cấp số liệu về CPC được ghi lại cho nút CTA, chú thích quảng cáo, biệt hiệu, ảnh… Trái lại, Spark Ads cung cấp cho các nhà tiếp thị nhiều hơn thế.
5. Đầu tư vào quảng cáo tiếp thị lại/ nhắm lại mục tiêu
Ngay cả đối với các chiến dịch HTC được thực hiện tốt, lượt xem và tỷ lệ chuyển đổi giữa các video luôn không bằng nhau. Đó là lý do tại sao marketer nên dựa vào quảng cáo nhắm mục tiêu lại để tiếp tục đưa nội dung đã tiếp cận người dùng TikTok trước đó.
Nhắm mục tiêu lại là chìa khóa để giữ thương hiệu ở vị trí hàng đầu đối với khách hàng tiềm năng và thậm chí là khách hàng hiện tại. Đây là điều cần thiết để thúc đẩy chuyển đổi và duy trì tương tác. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng lưu lượng truy cập đấu giá để hướng người dùng TikTok đến trang đích của chiến dịch và tăng độ hấp dẫn của quảng cáo với tính năng tạo ưu đãi của TikTok/ Voucher/ quà tặng.
Cuối cùng, thủ thuật để các thương hiệu thành công trong TikTok HTCs là #APE:
- A – #Xác thực: Người dùng TikTok yêu thích các thương hiệu bắt kịp trending và challenge khi nó được thực hiện một cách tự nhiên. HTC sẽ thành công nếu chiến dịch có thông điệp thú vị, độc đáo và đúng với tính cách của thương hiệu. Một chiến dịch không nên mang tính chất lôi kéo, ép buộc và thúc giục quá mức. Thay vào đó, các thương hiệu thực sự nên quan tâm đến việc vun đắp mối quan hệ với những người theo dõi TikTok của họ.
- P – #Khuyến Mãi: Đừng chỉ dựa vào phạm vi tiếp cận tự nhiên, khuyến mãi/ quà tặng phù hợp và chiến lược quảng cáo trả phí có thể có tác động cấp số nhân đối với hiệu suất của chiến dịch. Các quảng cáo trả phí giúp cho cho HTC tiếp cận người dùng thông qua trang “For You”. TikTok đã phát triển các giải pháp tiếp thị mạnh mẽ, và được coi là một nền tảng xã hội phù hợp cho các thương hiệu B2C.
- E – #Engagement: Như đã nói, HTC có thương hiệu đánh vào niềm đam mê của các content creator và phát triển bằng cách thu hút họ tham gia vào một phong trào cộng đồng.
* Nguồn: UpBase Blog