Brand Updates W3-4/2023: Tình hình kinh doanh năm 2022 của Viettel, FPT, Vinamilk

Brand Updates W3-4/2023: Tình hình kinh doanh năm 2022 của Viettel, FPT, Vinamilk

Tổng kết năm 2022, Viettel ghi nhận mức lãi cao nhất trong 5 năm, doanh thu của FPT lập đỉnh mới. Nhiều thương hiệu lớn khác như Vinamilk, Thế Giới Di Động, Masan… cũng công bố tình hình kinh doanh nhiều thăng trầm trong năm qua.

Viettel lãi hơn 43.000 tỷ đồng, cao nhất 5 năm

Năm 2022, Viettel cho biết doanh thu hợp nhất là 163.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 43.100 tỷ đồng, lần lượt tăng 6,1% và 3% so với năm 2021. Được biết đây là mức lãi cao nhất trong 5 năm trở lại đây của Viettel. 

Tập đoàn ghi nhận sự tăng trưởng trên tất cả lĩnh vực như viễn thông, công nghệ chuyển đổi số… Nổi bật, nguồn doanh thu chủ lực từ viễn thông được Viettel duy trì khi tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Việt Nam với 54% thị phần. Lĩnh vực giải pháp và dịch vụ số của Viettel ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ khi doanh thu từ các giải pháp công nghệ thông tin tăng 58%. Thuê bao Viettel Money đã vượt mốc 5 triệu. Nền tảng truyền hình OTT TV 360 của tập đoàn này cũng đạt 10 triệu người xem.

Brand Updates W3-4/2023: Tình hình kinh doanh năm 2022 của Viettel, FPT, Vinamilk

Nguồn: VnExpress

Doanh thu FPT lập đỉnh mới, khối Công nghệ cán mốc 1 tỷ USD

Vào quý IV/2022, FPT ghi nhận doanh thu đạt khoảng 13.042 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là khoảng 1.989 tỷ đồng, giảm nhẹ so với quý III/2022, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung cả năm 2022, FPT cho biết doanh thu đạt 44.017 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.654 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,4% và 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, FPT hoàn thành 104% mục tiêu doanh thu và 100% lợi nhuận.

Khối công nghệ là một trong những mảng kinh doanh có tăng trưởng nổi bật nhất của FPT trong năm qua. Cụ thể, khối Công nghệ (bao gồm Dịch vụ CNTT trong nước và Dịch vụ CNTT nước ngoài) đóng góp 58% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn, tương đương 25.521 tỷ đồng và 3.421 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23,1% và 22,2% so với năm trước.

Brand Updates W3-4/2023: Tình hình kinh doanh năm 2022 của Viettel, FPT, Vinamilk

Nguồn: Cafebiz

Vinamilk: Doanh thu năm 2022 giảm nhẹ so với năm 2021

Vinamilk công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu thuần đạt 15.069 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp giảm 13% còn 5.846 tỷ đồng.

Luỹ kế năm 2022, Vinamilk đạt doanh thu thuần 59.956 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu trong nước vẫn chiếm đa số với 50.704 tỷ đồng, còn doanh thu nước ngoài là 9.252 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế Vinamilk đạt 1.869 tỷ đồng trong quý IV/2022, giảm 16% so với cùng kỳ. Luỹ kế cả năm, lợi nhuận sau thuế Vinamilk đạt 8.578 tỷ đồng, giảm 19%. Kể từ năm 2017 đến nay, đây là lần đầu tiên, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk xuống dưới mốc 10.000 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Vinamilk đặt kế hoạch tổng doanh thu 64.070 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.770 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, Vinamilk đã hoàn thành 94% kế hoạch tổng doanh thu và 88% kế hoạch lợi nhuận.

Brand Updates W3-4/2023: Tình hình kinh doanh năm 2022 của Viettel, FPT, Vinamilk

Nguồn: CafeF

Vinasun khép lại năm 2022 với lợi nhuận cao nhất kể từ 2018

Vinasun công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu thuần đạt 325 tỷ đồng, giảm nhẹ so với quý III/2022, nhưng vẫn ở mức tốt trong 3 năm gần đây. Còn lợi nhuận sau thuế quý IV là 55 tỷ đồng.

Luỹ kế cả năm, Vinasun đạt doanh thu thuần 1.089 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế là 185 tỷ đồng trong khi năm ngoái lỗ 277 tỷ đồng. Với kết quả này, Vinasun chính thức không lâm vào tình trạng thua lỗ 3 năm liên tiếp.

Brand Updates W3-4/2023: Tình hình kinh doanh năm 2022 của Viettel, FPT, Vinamilk

Nguồn: Cafebiz

Thế Giới Di Động chỉ đạt 65% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2022

Thế Giới Di Động công bố tình hình kinh doanh năm 2022 với doanh thu thuần đạt 133.405 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2021 và hoàn thành 95% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế là 6.056 tỷ đồng, giảm 6% và lợi nhuận sau thuế là 4.102 tỷ, giảm 16% so với 2021. Như vậy, Thế Giới Di Động chỉ đạt 65% mục tiêu lợi nhuận năm.

Chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và Bách Hoá Xanh đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng của tập đoàn. Chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) đều ghi nhận tăng trưởng hai chữ số so với 2021 với doanh thu lần lượt đạt 35.000 tỷ đồng và 69.000 tỷ đồng năm 2022. Chuỗi Bách Hoá Xanh ghi nhận 1.728 cửa hàng hoạt động cuối năm 2022 sau tái cấu trúc, giảm gần 20% so với 2021. Doanh thu Bách Hoá Xanh đạt hơn 27.000 tỷ đồng, bằng 96% mức doanh thu kỷ lục của năm 2021.

Brand Updates W3-4/2023: Tình hình kinh doanh năm 2022 của Viettel, FPT, Vinamilk

Nguồn: Thế Giới Di Động

Masan ghi nhận lợi nhuận năm 2022 sụt giảm mạnh đến 60%

Doanh thu thuần của Masan trong quý IV/2022 đạt 20.643 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 447 tỷ đồng, lần lượt giảm 13,4% và 93% so với cùng kỳ năm trước.

Cả năm 2022, doanh thu thuần của tập đoàn đạt 76.189 tỷ đồng, giảm 14% và lợi nhuận đạt 3.567 tỷ đồng – giảm gần 60%. Nguyên nhân lớn nhất của con số sụt giảm này là do cuối năm 2021, Masan đã chuyển nhượng mảng thức ăn chăn nuôi và ghi nhận khoản lãi tài chính đột biến mà trong năm nay không còn.

Một vài số liệu nổi bật về các mảng kinh doanh trong năm 2022 của Masan: The CrownX (TCX) – nền tảng bán lẻ tiêu dùng hợp nhất WinCommerce (WCM) và Masan Consumer Holdings (MCH) ghi nhận doanh thu 56.221 tỷ đồng vào năm 2022, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Phúc Long đạt 1.579 tỷ đồng doanh thu và 195 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, chủ yếu nhờ các cửa hàng flagship hoạt động hiệu quả. Masan MeatLife (MML) đạt 4.785 tỷ đồng doanh thu – tăng 6,7% so với năm 2021 nhờ sản lượng thịt mát bán tăng…

Brand Updates W3-4/2023: Tình hình kinh doanh năm 2022 của Viettel, FPT, Vinamilk

Nguồn: CafeF

Vissan: Lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 tăng 37%

Vissan ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.034 tỷ đồng, cao nhất trong 1 năm qua và cũng lấy lại được mốc doanh thu nghìn tỷ. Trước đó, doanh thu Vissan đạt đỉnh 1.450 tỷ đồng trong quý IV/2019 và quý I/2020 nhưng sau đó liên tục sụt giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Doanh thu tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước giúp lợi nhuận gộp cũng tăng gần 5% lên 248 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế tăng 37% lên 40 tỷ đồng.

Tính chung cả năm 2022, Vissan đạt doanh thu thuần 3.833 tỷ đồng, vẫn giảm gần 11% so với năm 2021. Vì vậy, lợi nhuận cũng giảm 7,7%, xuống 138 tỷ đồng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp lợi nhuận Vissan tăng trưởng âm.

Brand Updates W3-4/2023: Tình hình kinh doanh năm 2022 của Viettel, FPT, Vinamilk

Nguồn: Cafebiz

Chủ thương hiệu ChocoPie: Doanh thu năm 2022 hơn 9.000 tỷ đồng

Orion Food Vina (OFV) - công ty con tại Việt Nam của Tập đoàn Orion, cho biết ước tính doanh thu năm 2022 là hơn 9.200 tỷ đồng. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận hoạt động của công ty đạt gần 25%. Kết quả này giúp chủ thương hiệu ChocoPie dẫn đầu thị phần ngành bánh, vượt Kinh Đô (nay là Mondelez Kinh Đô).

Theo VnExpress, so với các doanh nghiệp bánh kẹo nội địa đầu ngành khác, Orion đang giữ khoảng cách khá xa. Hiện Bibica hay Hải Hà, hai công ty bánh kẹo nội địa Việt lớn, chỉ có doanh thu lần lượt 1.102 tỷ đồng và 1.002 tỷ đồng năm 2021. Trong 2022, các doanh nghiệp này có ghi nhận lợi nhuận tăng nhưng đa phần đến từ khoản lãi khác, còn hoạt động kinh doanh chính có thời điểm thua lỗ.

Các chuyên gia trong ngàn đánh giá những doanh nghiệp ngoại, cụ thể là Orion Food Vina bứt phá là nhờ có lợi thế về dòng vốn và công nghệ. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt thường lép vế trên khía cạnh sản xuất, kinh nghiệm, sản phẩm. Mặt khác, doanh nghiệp nội, dù dễ dàng xây dựng hệ thống phân phối nhưng nguồn lực không có vì vốn nhỏ.

Trong năm 2023, Orion Food Vina dự kiến dành ngân sách khoảng 1.400 tỷ đồng đầu tư cho dây chuyền sản xuất mới, khai thác thị trường và thực hiện nhiều dự án liên quan đến vùng nguyên liệu. Họ cũng có kế hoạch xây thêm một nhà máy...

Brand Updates W3-4/2023: Tình hình kinh doanh năm 2022 của Viettel, FPT, Vinamilk

Nguồn: VnExpress

Theo Thảo Nguyên / Brands Vietnam
* Nguồn: Tổng hợp