Bí quyết làm chủ dòng tiền trong doanh nghiệp
Nếu muốn biết một doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, hãy nhìn vào dòng tiền của doanh nghiệp đó. Dòng tiền (Cash flow) là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong kinh doanh thế nhưng nó lại không được nói đến nhiều và phân tích cụ thể như những khái niệm khác.
Dòng tiền là gì?
Dòng tiền (Cash flow) là thước đo dòng tiền vào và dòng tiền ra của một doanh nghiệp. Nó được thể hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hay còn được gọi là cash flow statement. Khi muốn đo lường sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, một trong những vấn đề cần xem xét đầu tiên là dòng tiền của doanh nghiệp đó.
Các CFOs và đội ngũ tài chính cần nỗ cải thiện dòng tiền và đưa ra các giải pháp khi thấy dòng tiền giảm xuống dưới mức tối thiểu - mức mà doanh nghiệp đã xác định là đủ để tối ưu hóa dòng tiền vào và ra.
Hãy kiểm tra xem những khía cạnh nào của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến dòng tiền bằng cách phân tích dòng tiền, để thấy được chu kì dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp. Phân tích này sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà đầu tư đưa ra quyết định tài chính tốt nhất có thể. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo đủ dòng tiền cho doanh nghiệp cũng như đưa ra phương pháp quản lý dòng tiền tối ưu.
Cách tính dòng tiền
Thông qua bộ phận kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dễ dàng được tạo ra từ phần mềm kế toán hoặc các phần mềm ERP. Về cơ bản, công thức được sử dụng để tính dòng tiền của một công ty sẽ như sau:
Tóm lại: Cash flow là dòng tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Một doanh nghiệp có thể bị âm dòng tiền, có nghĩa là khoản tiền bỏ ra nhiều hơn số tiền nhận lại, nhưng vẫn có lãi. Đó là lý do vì sao cần có cái nhìn rộng hơn, ngoài báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để có được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Dòng tiền hoạt động như thế nào?
Dòng tiền là thước đo tổng dòng tiền vào trừ dòng tiền ra của một doanh nghiệp.
Khi tài sản lưu động của một công ty lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn, nó được coi là dòng tiền dương.
Dòng tiền âm xảy ra khi một công ty có dòng tiền ra (chẳng hạn như mua hàng tồn kho, trang trải chi phí hoạt động hoặc thanh toán các hóa đơn khác…) lớn hơn dòng tiền vào.
Dòng tiền thường được chia thành ba loại: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính. Chúng thể hiện khoản tiền phải chi trả hoặc nhận được từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty, mua hoặc bán chứng khoán và huy động tiền hoặc trả nợ.
Tại sao dòng tiền lại quan trọng?
Cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty được coi là một trong ba báo cáo tài chính chính mà các giám đốc điều hành, đội ngũ tài chính, người cho vay và nhà đầu tư sử dụng để hiểu những gì đang xảy ra trong hoạt động kinh doanh.
Tầm quan trọng của nó không hề được phóng đại. Trong Khảo sát về vai trò của CFO vào mùa thu năm 2020, 3/4 số CFO được hỏi cho biết công việc của họ có phần khó khăn (58%) hoặc khó khăn hơn nhiều (17%) so với trước đại dịch. Thách thức lớn nhất đối với họ khi đại dịch diễn ra là họ phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm (51%), nhưng việc quản lý dòng tiền và lên các kế hoạch tài chính hợp lý cho doanh nghiệp cũng đang là một bài tài toán khó với 43% lượt bình chọn.
DOWNLOAD MIỄN PHÍ EBOOK "BÍ QUYẾT LÀM CHỦ DÒNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP"
Các loại dòng tiền
Tiền từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đo lường số tiền mà một công ty mang vào và chi tiêu cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Nó không bao gồm các hoạt động tài chính hay đầu tư. Dòng tiền này có thể giúp bạn biết được cách thức hoạt động tài chính của một công ty trong quá trình kinh doanh thông thường.
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu
Dòng tiền thuần của chủ sở hữu (FCFE) đo lường lượng tiền mặt còn lại sau các hoạt động trả nợ và đầu tư vào công ty. Số tiền “còn lại” này luôn có sẵn để trả lại cho các cổ đông. Để tính toán FCFE, bạn sẽ cần thu nhập ròng, khấu hao và chi phí khấu hao, chi phí không dùng tiền mặt, chi phí vốn, thay đổi vốn lưu động và tổng nợ của công ty. Dòng tiền thuần của chủ sở hữu có thể giúp bạn xác định xem một công ty có đủ khả năng chi trả cổ tức hay tái đầu tư vào việc phát triển công ty hay không. Nó thường được các nhà phân tích chứng khoán sử dụng để xác định tổng giá trị của công ty và giá cổ phiếu mục tiêu ước tính.
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp là thước đo khả năng sinh lợi của công ty. Đó là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh thuộc về các nhà đầu tư, bao gồm cả chủ nợ và chủ sở hữu sau khi trừ đi những khoản đầu tư cần thiết (vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên) cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Tóm lại, FCFF thể hiện dòng tiền sẵn có cho các nhà đầu tư sau khi một doanh nghiệp thanh toán tất cả các chi phí kinh doanh, các khoản đầu tư hiện tại và dài hạn.
Sự khác biệt chính giữa FCFE và FCFF là FCFE khấu trừ các khoản thanh toán nợ và tiền lãi, cung cấp những thông tin được cho là chính xác hơn về tình hình tài chính. Nói cách khác, FCFF không xem xét tác động của nợ dài hạn đối với dòng tiền tự do.
FCFF là một yếu tố quan trọng trong quá trình định giá của nhiều nhà phân tích chứng khoán Phố Wall. Giá trị FCFF dương báo hiệu một doanh nghiệp có đủ kinh phí để trang trải chi phí và đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Kết quả tiêu cực báo hiệu công ty không có đủ doanh thu để trang trải chi phí.
Mặc dù đây chưa thực sự là dấu hiệu đáng báo động, doanh nghiệp vẫn cần phải phân tích sâu hơn để đánh giá lý do tại sao không có đủ doanh thu. Trong một số trường hợp, đó có thể là do doanh nghiệp nhận các khoản đầu tư bên ngoài hoặc dấu hiệu cho thấy nó có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian dài.
Thay đổi ròng
Thay đổi ròng kiểm đếm tất cả các dòng tiền vào và ra trong một khoảng thời gian. Kết quả cho biết số tiền dự trữ của công ty đã tăng hoặc giảm bao nhiêu trong một kỳ kế toán. Con số cấp cao hơn này bao gồm dòng tiền từ hoạt động, tài chính và đầu tư.
Để quản lý dòng tiền tối ưu nhất, các doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ của phần mềm quản lý dòng tiền SlimCRM:
- Kiểm soát và thúc đẩy dòng tiền theo thời gian thực
- Báo cáo tự động trực quan cho cấp quản lý, lãnh đạo
- Báo cáo Doanh thu/Chi phí trực quan và chi tiết được đặt ngay ở vị trí Dashboard giúp cho chủ doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty, bao gồm các khoản dự kiến hoặc các khoản công nợ, trả góp
Những tính năng này đều được gói gọn trong một phần mềm duy nhất, giúp cho toàn bộ nhân viên có một cái nhìn bao quát hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Biên soạn: Team content Blog.SlimCRM.vn
DOWNLOAD MIỄN PHÍ EBOOK "BÍ QUYẾT LÀM CHỦ DÒNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP"