N
Nguyễn Ngân

Sale @ Công ty TNHH ATP Holdings

3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

Zalo OA: Zalo Official Account là tài khoản dành riêng cho Doanh nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi để tương tác với khách hàng, từ đó tăng cường nhận diện thương hiệu và sự tin tưởng của khách hàng trên nền tảng Zalo.

Và để kênh Zalo OA có thể hoạt động hiệu quả thì việc thu hút được nhiều người quan tâm tài khoản được xem là yếu tố quyết định.

1. Vì sao cần tăng lượng quan tâm cho Zalo OA

Tương tự như Facebook Fanpage, hiệu quả của các hoạt động marketing trên kênh Zalo OA cũng dựa trên chỉ số theo dõi. Chỉ số theo dõi của người dùng trên kênh Zalo OA được gọi là người quan tâm.

Người quan tâm: là người dùng đã bấm quan tâm tài khoản Zalo OA

Điểm khác nhau giữa Fanpage và Zalo OA đó là thay vì hiển thị bài đăng trên trang tin của người dùng, Zalo OA sử dụng hình thức gửi tin nhắn cho người quan tâm. Với tỷ lệ tiếp cận gần như là 100%, các bài đăng sẽ được chuyển trực tiếp đến inbox những khách hàng đã quan tâm tài khoản. Chính vì vậy mà lượng người quan tâm tài khoản Zalo OA có ý nghĩa quyết định cho các chiến dịch marketing của công ty trên kênh này.

Các hoạt động marketing trên Zalo OA được thực hiện thông qua việc gửi các nội dung (tin nhắn) đến tài khoản Zalo cá nhân của khách hàng. Từ đó, đạt được các mục đích về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, cảm ơn và tri ân khách hàng.

3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

Tin nhắn broadcast gửi từ Zalo OA đến những người đã quan tâm tài khoản

Để triển khai marketing hiệu quả trên Zalo OA cần chia thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Tăng lượng quan tâm OA

  • Giai đoạn 2: Triển khai các chiến dịch marketing thông qua tin nhắn đến người quan tâm tài khoản

2. Các cách tăng người quan tâm cho Zalo OA hiệu quả nhất

Cách 1: Chia sẻ đường link và mã QR

Mỗi Zalo OA đều có mã QR và đường link truy cập riêng khi scan mã QR và truy cập link người dùng sẽ được dẫn trực tiếp đến Zalo OA của doanh nghiệp. Đây là cách nhanh nhất để khách hàng ghé thăm Zalo OA và bấm quan tâm. 

3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

Để tăng sức thuyết phục người dùng bấm quan tâm doanh nghiệp có thể:

Tích hợp cùng kênh bán hàng trực tiếp: Theo đó, bạn sẽ in mã QR lên danh thiếp, bảng giá, tờ rơi hay bất cứ đâu mà khách hàng dễ dàng nhìn thấy. Để tăng thêm hấp dẫn, hãy đi kèm các ưu đãi và chương trình đặc biệt khi khách hàng bấm quan tâm.

Tích hợp cùng kênh bán hàng trực tuyến: Theo đó, bạn sẽ gắn QR/đường link truy cập tên các kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp. Tương tự như kênh trực tiếp cũng đi kèm những chương trình khuyến mãi và giảm giá cho những khách hàng bấm quan tâm tài khoản Zalo OA

Mời bạn bè trên Zalo: Zalo cho phép tài khoản quản trị viên quản lý OA có thể mời bạn bè trên danh bạ Zalo quan tâm tài khoản. Tối đa 1 ngày mời 20 ngày.

Ngoài những cách trên, doanh nghiệp có thể chia sẻ mã QR/đường link truy cập lên các trang mạng xã hội, blog, website, diễn đàn để thu hút nhiều lượt quan tâm hơn.

Cách 2: Gửi tin nhắn Zalo ZNS

Tin nhắn ZNS (Zalo Notification Service) là dịch vụ gửi thông báo chăm sóc khách hàng tới các số điện thoại đang dùng ứng dụng Zalo.”

Đây là một tiện ích nằm trong giải pháp Official Account (OA) của Zalo, được các doanh nghiệp sử dụng để tăng cường khả năng trao đổi thông tin, ghi dấu ấn thương hiệu, gia tăng tỉ lệ khách hàng trung thành.

Hiện nay Zalo chủ yếu phân phối dịch vụ gửi tin ZNS qua đối tác trung gian và ATP Care hân hạnh là một trong những đối tác phân phối lâu dài dịch vụ của Zalo

Tin nhắn ZNS được Zalo phân làm 5 cấp độ tin nhắn

Gửi OTP (Tag 0)

Đây là thông báo về quá trình tạo hoặc thay đổi trạng thái tài khoản người dùng.

Một số trường hợp sử dụng cụ thể: 

- Gửi mã OTP cho khách hàng tạo tài khoản mới

- Xác nhận thay đổi mật khẩu,…  

- Xác thực tài khoản

- Xác thực giao dịch

3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

Xác nhận/Cập nhật thông tin giao dịch (Tag 1) 

Dùng để xác nhận/thông báo về trạng thái của giao dịch hiện thời (chưa kết thúc).

Một số trường hợp sử dụng cụ thể: 

- Xác nhận đặt hàng, đặt lịch thành công/thất bại

- Xác nhận giao dịch, dịch vụ được chấp thuận/bị từ chối

- Xác nhận đăng ký dịch vụ

- Xác nhận đăng ký tham dự sự kiện

- Xác nhận đăng ký dùng thử sản phẩm, dịch vụ

- Nhắc đến lịch thanh toán, lịch hẹn

- Thông báo trễ lịch, trễ thanh toán

- Thông báo đơn hàng đang được giao, bị hủy

- Thông báo thời gian giao hàng

3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

Hỗ trợ dịch vụ liên quan sau giao dịch (Tag 2) 

Thông báo sau khi hoàn tất giao dịch/thanh toán đối với một giao dịch cụ thể.

Một số trường hợp sử dụng cụ thể: 

- Xác nhận hoàn tất giao dịch (thanh toán thành công/giao hàng thành công...)

- Xác nhận khách nhận hàng thành công

- Xác nhận hoàn thành cung cấp dịch vụ

- Thông báo kích hoạt sản phẩm/dịch vụ (sau khi hoàn thành giao dịch)

- Cảm ơn khách hàng đã sử dụng dịch vụ

- Lấy feedback từ khách hàng

- Thông báo bảo dưỡng định kỳ

- Thông báo tái khám

3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

Cập nhật thông tin tài khoản (Tag 3) 

Doanh nghiệp sử dụng Tag 3 để gửi các thông báo về các thay đổi liên quan đến tài khoản của khách hàng hiện đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Một số trường hợp sử dụng cụ thể: 

- Yêu cầu tạo tài khoản

- Xác nhận tạo tài khoản thành công/thất bại

- Thông báo yêu cầu bổ sung thông tin tài khoản

- Xác nhận đổi mật khẩu thành công/thất bại

- Thông báo tích lũy điểm thưởng

- Thông báo biến động hạng mức thẻ (finance)

- Cảnh báo tài khoản mạo danh

- Cảnh báo rủi ro, sự cố 

3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

Thay đổi thông tin dịch vụ (Tag 4) 

Doanh nghiệp sử dụng Tag 4 để thông báo thay đổi thông tin OA, trạng thái sản phẩm/dịch vụ khách hàng đang sử dụng ở thời điểm hiện tại và liên quan trực tiếp đến quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó.

Một số trường hợp sử dụng cụ thể: 

- Cập nhật chính sách của dịch vụ khách hàng đang sử dụng

- Thông báo thay đổi trạng thái dịch vụ/sự kiện đã đăng ký

- Thông báo ngừng cung cấp dịch vụ (khách hàng không còn nhu cầu, doanh nghiệp không còn cung cấp dịch vụ)

- Thông báo tình hình học tập

- Thông báo bảo trì hệ thống

- Mời tham dự sự kiện

- Hướng dẫn sử dụng/thanh toán 

3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

Thông báo ưu đãi đến khách hàng cũ (Tag 5) 

Đây là nhóm điều kiện gửi thông báo hậu mãi đến khách hàng đã từng tồn tại giao dịch với OA. Tuy nhiên, nội dung này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, chỉ hỗ trợ đối với mốt số đối tác/khách hàng.

Một số trường hợp sử dụng cụ thể:

- Sản phẩm/dịch vụ sắp ra mắt

- Sản phẩm/dịch vụ sắp có lại

- Sản phẩm/dịch vụ ngừng cung cấp

- Chương trình khuyến mãi

- Tặng voucher

- Mời thực hiện khảo sát 

3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

Lưu ý: Nội dung tin nhắn ZNS sẽ được Zalo xét duyệt trước khi được sử dụng để tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng để gửi thông tin sai với mục đích chăm sóc khách hàng, làm phiền người dùng hoặc gửi nội dung lừa đảo,...

Trên tin ZNS ngoài nội dung chăm sóc khách hàng, Zalo hỗ trợ gắn kèm 1 đến 2 nút kêu gọi hành động (nút CTA) ví dụ như nút mời quan tâm tài khoản, nút dẫn đến website, nút thực hiện cuộc gọi,... Đây cũng là lý do khiến tin ZNS được sử dụng hiệu quả trong việc thu hút lượng người quan tâm tài khoản.

Hình thức tính phí: Tin ZNS được tính phí trên mỗi tin gửi đến khách hàng thành công. Chi phí cho 1 tin thường dao động trên dưới 300 đồng

=> Chi phí rẻ, đo lường hiệu quả, phù hợp với mọi ngành hàng và quy mô doanh nghiệp

Một số ví dụ về tin nhắn ZNS:

3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp3 cách tăng lượng quan tâm Zalo OA hiệu quả cho doanh nghiệp

Cách 3: Chạy quảng cáo Zalo OA

Zalo Ads là hệ thống tự chạy quảng cáo giúp doanh nghiệp, chủ cửa hàng tự tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo của mình để nhắm tới khách hàng mục tiêu trên hệ sinh thái Zalo.”

Tương tự với các trang mạng xã hội khác, thực hiện Zalo Ads cũng là cách tiếp thị hiệu quả mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Lợi thế của dịch vụ này chính là khả năng tự tạo ra quảng cáo mà không cần thiết lập nội dung, kết nối với Zalo hay nạp tiền hoặc chạy chiến dịch.

Điều doanh nghiệp cần thực hiện chỉ là thiết lập các nhóm đối tượng khách hàng theo chỉ tiêu bất kỳ. Từ đó Zalo phân tích và đưa chiến dịch quảng cáo đến từng nhóm đối tượng cụ thể và phù hợp nhất.

Vị trí phân phối của quảng cáo:

Quảng cáo Zalo được hiển thị trên các nền tảng thuộc hệ sinh thái của Zalo

- Zalo App: Quảng cáo xuất hiện trong Media Box, trong tab Thêm và trên tab Nhật ký

- Zalo Network: Quảng cáo xuất hiện trên trang Zing News, trong app Zing MP3 và trên trang Báo Mới

Các hình thức quảng cáo

Zalo Ads hỗ trợ đa dạng hình thức quảng cáo, phù hợp với nhiều mục đích quảng cáo khác nhau như:

  • Quảng cáo Zalo Official Account: hình thức  giới thiệu tài khoản Zalo OA của doanh nghiệp đến người dùng Zalo, giúp tài khoản kéo được lượng người quan tâm.

  • Quảng cáo Website: hình thức hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá website của mình đến người dùng Zalo từ đó gia tăng lưu lượng truy cập website.

  • Quảng cáo Sản phẩm: hình thức hỗ trợ nhà quảng cáo giới thiệu sản phẩm có trong Cửa hàng đến người dùng Zalo. Quảng cáo hỗ trợ giới thiệu và bán sản phẩm trong Cửa hàng trong tài khoản Official Account (loại tài khoản Cửa hàng)

  • Quảng cáo Bài viết: hình thức hỗ trợ ban quản trị tài khoản Official Account giới thiệu bài viết trong phần Quản lý nội dung.

  • Quảng cáo Video:  hình thức hỗ trợ nhà quảng cáo giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến người dùng Zalo hình thức trực quan và sinh động, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

  • Quảng cáo Form (Zalo Form): hình thức quảng cáo tối ưu tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng của nhà quảng cáo, cho phép khách hàng tiềm năng dễ dàng cung cấp thông tin liên hệ theo họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ. Hình thức quảng cáo chỉ áp dụng cho một số ngành hàng.

Hình thức tính phí:

  • CPC (Cost Per Click): hình thức tính phí cho mỗi lượt nhấn vào quảng cáo. Mức giá này là giá đấu thầu giữa các nhà quảng cáo cùng tham gia quảng cáo trên hệ thống. Vì vậy, doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh mức giá này để tăng thêm sức cạnh tranh và hiện quả cho quảng cáo. Đây cũng là hình thức tính phí sử dụng phổ biến nhất cho các quảng cáo Zalo

  • CPM (Cost Per Mille): hình thức tính phí trên lượt hiển thị. Zalo Ads tính phí cho mỗi nghìn lượt hiển thị (1M = 1000 lượt hiển thị) video của bạn. Đây là hình thức tính phí áp dụng cho quảng cáo video

  • CPV (Cost Per View): hình thức tính phí khi người dùng xem hết video của bạn. Đây cũng là hình thức tính phí áp dụng cho quảng cáo video. Nếu video có độ dài trên 30s, thì hệ thống sẽ tính phí khi người dùng xem đến giây 30. Nếu video có độ dài dưới 30s, thì hệ thống sẽ tính phí khi người dùng xem hoàn tất video.

Điều kiện cần có: Tài khoản Zalo OA (Bao gồm tài khoản đã xác thực và chưa xác thực), ngân sách, tài khoản quảng cáo Zalo

=> Chi phí tương đối cao, Zalo Ads thường phù hợp với những ngành hàng có biên độ lợi nhuận lớn như: bất động sản, thẩm mỹ viện, thi công công trình, …

3. Kết luận

Chia sẻ mã QR/ đường link, gửi tin ZNS và chạy quảng cáo Zalo OA đang là một trong những cách phổ biến nhất, hỗ trợ doanh nghiệp tăng lượng quan tâm cho tài khoản Zalo OA của mình.

Song, mỗi cách đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất cần kết hợp triển khai 3 cách trên một cách hợp lý và khéo léo.

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp những thông hữu ích cho bạn.

Biên tập: Thảo Ngân - Sale ATPCare.vn

 Số điện thoại: 035 398 2081