Năm bước đặt tên thương hiệu bạn cần phải biết (kèm case study thực tế)

Đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định khó khăn nhất của hầu hết những chủ doanh nghiệp. Một tên thương hiệu hay và hấp dẫn không chỉ truyền cảm hứng cho toàn doanh nghiệp mà còn là nền móng quan trọng để xây dựng tài sản thương hiệu lâu dài. Bài viết do Stormie biên soạn sẽ chia sẻ những bước cụ thể để đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Bước 1 - Xác định VĂN HOÁ THƯƠNG HIỆU

Năm bước đặt tên thương hiệu bạn cần phải biết (kèm case study thực tế)

Văn hoá thương hiệu là điều quyết định sự phát triển tinh thần nội bộ được xuyên suốt và vững mạnh. Ta hãy tập trung vào bước đầu tiên cho quá trình tìm ý tưởng đặt tên thương hiệu thông qua việc xác định Văn hoá Thương hiệu bằng những yếu tố sau:

  • TẦM NHÌN: Điều gì trong tương lai (xu hướng, công nghệ, sự biến động của thị trường) là yếu tố tác động lớn nhất tới lĩnh vực và hoạt động của thương hiệu?
  • SỨ MỆNH: Những mục tiêu quan trọng nhất mà thương hiệu cần làm (mong muốn đạt được) cùng với sự tồn tại trên thương trường là gì?
  • GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Điều gì là thế mạnh của thương hiệu trên thị trường? (Sản phẩm dịch vụ, hậu mãi, uy tín,…) Cách mà thương hiệu thể hiện thế mạnh của mình và cá tính đặc trưng của thương hiệu là gì?

Sau khi trả lời được những câu hỏi trên, ta có thể tổng hợp lại một bản danh sách  gồm những danh từ và tính từ đại diện cho tinh thần văn hoá nội bộ của thương hiệu.

Năm bước đặt tên thương hiệu bạn cần phải biết (kèm case study thực tế)

Bước 2 – Hiểu rõ KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

Năm bước đặt tên thương hiệu bạn cần phải biết (kèm case study thực tế)

Việc hiểu rõ chân dung khách hàng sẽ giúp cho thương hiệu xác định được những mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của mình. Ta hãy tiếp tục bước thứ 2 trong quá trình tìm ý tưởng đặt tên thương hiệu bằng việc phân tích sâu hơn về khách hàng mục tiêu thông qua những yếu tố sau:

  • Niềm tin và quan điểm sống nào của khách hàng được thể hiện thông qua sản phẩm dịch vụ của lĩnh vực này?.v.v.
  • Khách hàng thực sự mong muốn điều gì ở sản phẩm dịch vụ?
  • Khách hàng đang có cảm nhận thế nào về thương hiệu của ta?

Sau khi trả lời được những câu hỏi trên, ta có thể tiếp tục tổng hợp lại một bản danh sách thứ 2 gồm những danh từ và tính từ đại diện cho tinh thần và mong muốn của khách hàng mục tiêu.

Năm bước đặt tên thương hiệu bạn cần phải biết (kèm case study thực tế)

Bước 3 – Sáng tác những tên thương hiệu tiềm năng

Sau khi hoàn thành 2 bước trên, ta đã có được một bản danh sách những từ ngữ đại diện cho tinh thần văn hoá nội bộ và những từ ngữ đại diện cho tinh thần; mong muốn của khách hàng mục tiêu. Từ danh sách này ta đã có được những gợi ý quan trọng cũng như xác định được ranh giới cần thiết trong việc sáng tác tên thương hiệu.

Năm bước đặt tên thương hiệu bạn cần phải biết (kèm case study thực tế)

Từ đây, ta có thể cân nhắc rất nhiều phương án khi ra quyết định đặt tên cho thương hiệu của mình. Sau đây là một vài gợi ý của Stormie Brand cho việc sáng tác tên thương hiệu:

  • Sử dụng ngoại ngữ: Một số ngoại ngữ có thể giúp tên thương hiệu được liên tưởng tới những tinh thần đặc trưng. Tiếng Pháp gợi cảm giác lãng mạn, nghệ thuật – Tiếng Anh thể hiện sự đơn giản chuyên nghiệp – Tiếng Ý dành cho tinh thần thủ công cao cấp.v.v.
  • Ghép từ: Một số danh từ được ghép một cách khéo léo với tính từ hoặc động từ có thể khiến cho khách hàng cảm nhận được tinh thần và tính cách thương hiệu một cách chính xác.
  • Sự liên tưởng: Lựa chọn những hình tượng thực tế mang tinh thần giống với tên thương hiệu như một ẩn ý. Ví dụ: Leopard – gợi cảm giác uyển chuyển, mạnh mẽ. Peacock – tạo cảm giác lôi cuốn, sang trọng. Da Vinci – nghệ thuật và chiều sâu
  • Tên riêng: Tên của chủ doanh nghiệp được sử dụng cùng với một danh từ hoặc tính từ có thể tạo nên một tên thương hiệu riêng đầy tự hào.
  • Viết tắt: Sử dụng những mẫu tự của một vài từ ngữ liên quan tới thương hiệu (tên người sáng lập, tinh thần cốt lõi, sản phẩm dịch vụ,v.v.). Ghép những mẫu tự lại với nhau để tạo thành một cụm từ dễ đọc, dễ nhớ.

Năm bước đặt tên thương hiệu bạn cần phải biết (kèm case study thực tế)

Bước 4. Đánh giá và chọn lọc

Chúng ta đã đến một bước rất quan trọng để có được kết quả tốt nhất cho tên thương hiệu. Từ danh sách những cái tên tiềm năng, ta bắt đầu đánh giá để lược bớt những tên thương hiệu mang ít tiêu chí phù hợp hơn. Sau đây là một số câu hỏi gợi ý của Stormie Brand nhằm đánh giá lại những ý tưởng đã có:

  • Tên thương hiệu có thể hiện lĩnh vực hoạt động, sản phẩm dịch vụ không?
  • Tên thương hiệu có khiến cho chủ thương hiệu cảm thấy tự hào không?
  • Tên thương hiệu có tạo cảm xúc tốt cho khách hàng mục tiêu không?
  • Tên thương hiệu có đủ ngắn gọn và dễ nhớ không?
  • Tên thương hiệu có gợi những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa ko?
  • Tên thương hiệu đã có được sự khác biệt chưa?
  • Tên thương hiệu có khả năng bảo hộ được không?
  • Tên thương hiệu có khả năng đăng ký tên miền được không?

Sau khi hoàn thành bước kiểm tra và đánh giá, ta đã có thể thấy được cái tên nào là phù hợp nhất với thương hiệu của mình. Ta hãy lắng nghe cảm xúc và trực giác của chính mình để có thể lựa chọn ra một cái tên mà mình cảm thấy tự hào nhất. Vì chỉ khi ta thực sự tự hào về thương hiệu của mình thì mới có thể truyền được cảm giác đó tới khách hàng thông qua những hoạt động truyền thông và kinh doanh.

Năm bước đặt tên thương hiệu bạn cần phải biết (kèm case study thực tế)

Bước 5. Đăng ký bảo hộ độc quyền cho tên thương hiệu

Đây là vấn đề quan trọng trong nền kinh tế hiện nay. Kiểm tra xem cái tên bạn chọn cho doanh nghiệp của mình đã được sử dụng trước đó chưa và chuẩn bị những tài liệu cần thiết cho việc đăng ký này. Ở bước này, thương hiệu cần làm việc với đơn vị thiết kế để có được mẫu logo thương hiệu ưng ý, nhằm bảo hộ thành công.

Chúng ta nên tìm đến sự tư vấn của những chuyên gia về thương hiệu trong quá trình tìm ra một cái tên phù hợp và hợp pháp cho doanh nghiệp của mình.

Năm bước đặt tên thương hiệu bạn cần phải biết (kèm case study thực tế)

Lưu ý

 

Những bước trên là quy trình để phân tích và sáng tác tên thương hiệu mà Stormie Brand đã tổng hợp và chia sẻ. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ một lưu ý quan trọng hơn cả, đó là: “sản phẩm có trước, thương hiệu tới sau”. Một tên thương hiệu hay đến mấy cũng cần phải xuất phát từ gốc là sản phẩm dịch vụ tốt, đem lại lợi ích thực tế cho người dùng. Stormie Brand chúc bạn xây dựng thương hiệu bền vững từ gốc.

Đôi nét về Stormie

Stormie Brand cộng tác cùng với các công ty và chủ nhân doanh nghiệp, những người luôn mong muốn tìm kiếm giá trị tinh thần trong chiến lược lưu lại dấu ấn của mình đối với công chúng bằng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân.

Bằng những ấn tượng cảm xúc, bản sắc riêng biệt, thương hiệu của bạn dần chiếm được lòng thiện cảm, và hơn hết là đạt được vị trí quan trọng trong tâm thức khách hàng. Stormie Brand coi đó là con đường trọn vẹn và lâu bền nhất trong suốt hành trình tiếp sức và xây đắp giá trị cho một thương hiệu trưởng thành đúng nghĩa.

StormieBrand Jsc

“Build Value , Up Brand”

091 626 3436 / 091 626 0895

instagram.com/stormie_brand

behance.net/stormie_brand

www.stormiebrand.com