Sai văn hóa doanh nghiệp, chiến lược tốt đến mấy cũng bỏ đi
Văn hoá vốn không thể tách rời chiến lược, thế nhưng điều này không phải CEO nào cũng biết. Nếu anh/chị xây chiến lược mãi không thành công, vấn đề chắc chắn nằm ở đây.
“Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị được xây dựng trong suốt quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp. Những giá trị này ảnh hưởng và quyết định đến lối suy nghĩ, hành xử của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Điều này tạo nên ĐIỂM KHÁC BIỆT cho mỗi doanh nghiệp” - Trích sách Leader Mindset.
ĐIỂM KHÁC BIỆT có mối liên hệ mật thiết với LỢI THẾ CẠNH TRANH của một doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh lại chính là “điểm then chốt” để doanh nghiệp xây chiến lược thành công, đạt mục tiêu vươn xa và chiến thắng trên thương trường. Bởi vậy có thể hiểu, lựa chọn sai văn hoá đồng nghĩa doanh nghiệp không thể xây và thực thi được chiến lược.
📌Xác định văn hoá doanh nghiệp hiện tại và lựa chọn văn hoá mong muốn trong tương lai, CEO cần lưu tâm tới những điều cơ bản sau:
- Cách thức kinh doanh của doanh nghiệp, được biểu hiện qua cách tương tác của nhân viên với khách hàng và xa hơn là với cộng đồng.
- Cách ra quyết định, cách phát triển các ý tưởng mới. Rõ nhìn thấy nhất là thông qua những tình huống, mâu thuẫn, tại đó thể hiện cái tôi cá nhân của lãnh đạo và nhân viên.
- Cách sắp xếp cơ cấu tổ chức hiện tại: tinh gọn, cồng kềnh hay chưa có?
- Sự cam kết, quyết liệt, tinh thần thực thi của lãnh đạo và nhân viên trước những mục tiêu của tổ chức được đánh giá đang ở mức độ nào trên thang điểm 10.
….
📌Văn hoá doanh nghiệp cũng được chia thành 3 cấp độ:
Cấp độ 01: Là những thứ dễ dàng nhìn thấy tại một doanh nghiệp như con người, văn phòng, ngôn ngữ giao tiếp, sản phẩm, thẩm mỹ, trang phục,... Tuy nhiên ở cấp độ 1 này, chúng ta chưa thể kết luận được gì về văn hoá hiện tại của doanh nghiệp.
Cấp độ 02: Những niềm tin và giá trị được đồng thuận như triết lý kinh doanh, nguyên tắc bán hàng, tầm nhìn, sứ mệnh,... Tại cấp độ 2 này, mọi thứ vẫn còn khá trừu tượng nên đôi khi các giá trị bị mâu thuẫn nhau và văn hoá vẫn chưa thực sự được định hình rõ.
Cấp độ 03: Các giả định ngầm hiểu căn bản làm nền móng, chúng được hình thành trong một thời gian dài nên rất khó thay đổi, giống như bản năng vậy. Các giả định ngầm hiểu này được hình thành từ chính CEO và những người sáng lập ban đầu. Nhìn vào được tầng này, CEO sẽ xác định được văn hoá hiện tại của tổ chức.
Điều này lý giải cho những câu hỏi: Tại sao xây chiến lược luôn thất bại? Tìm kiếm mãi nhưng nhân sự tốt không muốn hợp tác, nhân sự cốt cán cũng không có? Câu trả lời đều nằm ở văn hoá doanh nghiệp mà ra.
Một lần nữa chúng ta cùng ghi nhớ rằng: Nếu muốn hình thành một văn hoá mới, CEO nên bắt đầu xây dựng nền móng từ cấp độ 3, tức là thay đổi từ nhận thức và hành vi của chính mình.
Bí quyết để kiến tạo tư duy và hành vi mới cho lãnh đạo để tạo tiền đề cho xây dựng văn hoá doanh nghiệp nằm ở đâu? Chi tiết mời anh/chị xem tại đây: https://toppion.com.vn/giai-phap/kem-cap-nang-luc-thuc-thi/kem-cap-van-hoa-doanh-nghiep.html
#Toppion