Marketer Brands Vietnam
Brands Vietnam

Community Admin @ Brands Vietnam

Brands Vietnam 2022 Review: Top 10 bài viết do thành viên chia sẻ

Brands Vietnam 2022 Review: Top 10 bài viết do thành viên chia sẻ

Theo ghi nhận của Brands Vietnam, Performance Marketing, Digital Marketing, và e-Commerce là những chủ đề có sức hút lớn. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp top 10 bài viết do thành viên chia sẻ có nhiều lượt xem nhất trong năm 2022.

Lưu ý: Kết quả được trích xuất từ Google Analytics và hệ thống dữ liệu của Brands Vietnam.

1. 3 loại hình báo cáo đánh giá hiệu quả chiến dịch Performance Marketing | Bởi Trần Quốc Kỳ

Ông Trần Quốc Kỳ có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing và hiện là CEO kiệm Co-Founder tại GIGAN JSC (agency chuyên về D2C và Performance Marketing). Theo ông, mỗi chiến dịch Performance Marketing sẽ yêu cầu những chỉ số đo lường khác nhau. Về cơ bản, có 3 loại báo cáo tương ứng với 3 dạng chiến dịch Performance Marketing phổ biến là e-Commerce Report, Message Report  Lead Report. Một báo cáo hoàn chỉnh tối thiểu cần chứa chỉ số chính, chỉ số phụ, và các yếu tố về Timeline. Trong đó, việc đặt chỉ số phụ là cần thiết vì khi chỉ số chính có hiệu suất kém thì chúng ta có thể tối ưu chiến dịch dựa trên các chỉ số phụ.

Cùng xem chi tiết demo các loại báo cáo mà ông Trần Quốc Kỳ chia sẻ tại đây.

2. 6 nhóm KPI trong Trade Marketing | Bởi Nguyễn Hoàng Khang

Ông Nguyễn Hoàng Khang có  hơn 15 năm kinh nghiệm làm Trade Marketing tại các tập đoàn đa quốc gia như VBL (HEINEKEN Beer), Unilever Việt Nam, và Coca-Cola Việt Nam. Ông cho biết KPI của các hoạt động Trade Marketing sẽ xoay quanh 6 Shopper Mission thường thấy gồm: Tính hiện diện (Availability), sự phù hợp về giá cả (Affordability), chất lượng (Quality), tiêu chí trưng bày sản phẩm (Visibility), kích hoạt tại điểm bán (Activation), hiệu quả hoạt động promotion (Promotion). 

Có những tiêu chí nhỏ được đề cập trong từng nhóm KPI. Và ông Khang làm rõ từng tiêu chí bằng những ví dụ thực tiễn để giúp marketer dễ nắm bắt và nhớ lâu hơn.

Cùng đào sâu 6 tiêu chí mà anh Nguyễn Hoàng Khang giới thiệu tại đây.

3. Chuyện Performance #1: “Marketer cần thực tế hơn và bớt bày vẽ lại” | Bởi Đinh Hiếu Nghĩa

Bài viết là quan điểm của ông Đinh Hiếu Nghĩa, Media Director tại Chin Media. Theo ông, một Performance Marketer giỏi là một người mang về những số liệu thực tế, có tác động tích cực đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp thua lỗ khi lựa chọn sai người, nhưng cũng có những đơn vị thắng lớn khi sở hữu một “chiến binh” thực thụ.

Ông mở đầu bài viết bằng cách giải thích Performance Marketing thực chất là gì, rồi dẫn dắt qua nhiệm vụ của một người làm Performance Marketing. Hơn nữa, tác giả còn dùng câu chuyện của bản thân để chỉ ra những lầm tưởng của nhiều bạn trẻ về việc triển khai chiến dịch Performance Marketing.

Cùng đọc bài viết chi tiết tại đây.

4. Campaign Tết 2022: Slogan “Thấy Kinh Đô là thấy Tết” có từ bao giờ? | Bởi Linh Diệu

“Tết đến xuân về” luôn là khoảng thời gian đặc biệt với ngành marketing, truyền thông khi hàng loạt nhãn hàng “chạy đua” cho các chiến dịch “đặc biệt nhất”. Trong bài viết này, tác giả Linh Diệu đã tập trung đi sâu vào mặt truyền thông với các chiến dịch Tết của Kinh Đô để tìm hiểu slogan “Thấy Kinh Đô là thấy Tết” có từ bao giờ.

Cùng chúng tôi tìm câu trả lời tại đây.

5. 9 lựa chọn thay thế sau khi Facebook cập nhật Audience Targeting | Thu Nga

Bài viết được thực hiện vào tháng 2/2022 nhằm điểm qua những thay đổi về Detailled Audience Targeting được Meta thông báo hồi cuối năm 2021. Thay đổi tập trung vào các lựa chọn liên quan đến sở thích và hành vi cá nhân của người dùng.

Meta đã công bố sẽ loại bỏ các selection đã “lỗi thời” hoặc liên quan đến các tổ chức, số liệu và nguyên nhân thuộc những lĩnh vực sau: Sức khoẻ (bao gồm các selection thuộc những chủ đề như nhận biết, phòng tránh và phương pháp điều trị); Niềm tin tôn giáo; Thiên hướng tính dục; Đảng phái chính trị; Sắc tộc. Lý do chính là vì các lựa chọn này ít người sử dụng, dư thừa, quá tiểu tiết hoặc liên quan đến các chủ đề mà mọi người có thể coi là nhạy cảm.

Cùng đào sâu vào 9 lựa chọn thay thế sau khi Facebook cập nhật Audience Targeting tại đây.

6. Lazada Việt Nam phát hành Báo cáo Toàn cảnh ngành Thương mại điện tử | Bởi Hai Minh

Lazada Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia phát hành Báo cáo Toàn cảnh ngành Thương mại điện tử (TMĐT) với chủ đề “Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ COVID-19”. Đây là báo cáo tổng hợp những số liệu thu thập từ nền tảng TMĐT Lazada trong xuyên suốt năm 2021, các nhận định từ 2 chuyên gia: ông Nguyễn Thanh Sơn – Chuyên gia cấp cao Tư vấn Chiến lược kinh doanh và Truyền thông doanh nghiệp, và ông Lại Tiến Mạnh – Giám đốc Điều hành MiBrand. Thông qua báo cáo này, người đọc sẽ có cái nhìn tổng thể về ngành TMĐT tại Đông Nam Á và Việt Nam, cùng các xu hướng đã diễn ra và những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.

Mời marketer theo dõi những đúc kết chính từ báo cáo tại đây.

7. [Tổng hợp] Xu hướng thương mại điện tử 2023 | Marketer UpBase

Trong bài viết này, UpBase Blog đã tổng hợp với giới thiệu đến marketer những xu hướng sẽ định hình thị trường TMĐT vào năm 2023 như: Bán hàng đa kênh (Omnichannel) tiếp tục là xu hướng quan trọng; thiết kế trải nghiệm khách hàng trên thiết bị di động; các tùy chọn thanh toán là công cụ mang tính quyết định đối với TMĐT năm 2023; tính bền vững duy trì hoạt động kinh doanh, cá nhân hoá trở thành yếu tố quyết định sự trung thành với thương hiệu; nội dung do người dùng tạo (UGC) lên ngôi…

Mời marketer tìm hiểu sâu hơn và đầy đủ những xu hướng được đề cập trong bài viết tại đây.

8. Case study: Tăng 61% hiệu quả quảng cáo Messenger bằng giải pháp sáng tạo Video Canva | Bởi GIGAN JSC

Bài viết tóm lược case-study chiến dịch quảng cáo video “Click to Messenger” do GIGAN thực hiện cho thương hiệu mỹ phẩm & làm đẹp Happy Skin. Đội ngũ agency đã ứng dụng lý thuyết Customer Journey để tiếp cận khách hàng theo 3 cấp độ Awareness – Problem – Solution trong việc xây dựng kịch bản liên kết giữa 3 video. Theo đó, chuỗi video tăng dần cấp độ thông tin và nhịp độ qua 3 bước, càng về sau nhịp video nhanh hơn, âm nhạc càng sôi động hơn, màu sắc cũng tăng dần cấp độ tương phản.

Cùng nhìn lại cách GIGAN lên chiến lược và thực thi chiến dịch cho Happy Skin tại đây.

9. Nghía Quảng Cáo: TVC Tết Quý Mão (P1) – Sum vầy với năng lượng tươi trẻ thay vì khai thác những nốt “trầm”? |Bởi Thu Nga

Ngay khi vừa đăng tải, bài viết tổng hợp TVC Tết Quý Mão (P1) nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc của Brands Vietnam. Góp mặt trong chuỗi bài tổng hợp TVC Tết 2023 đầu tiên là: Coca-Cola – Tết dẫu đổi thay, diệu kỳ vẫn ở đây; Pepsi – PEPSI mang Tết về nhà – Câu chuyện Tết 2023; Trà TEA+ – Cả nhà “đu” đưa món Tết; Kinh Đô – Thấy Kinh Đô là thấy Tết; Yến sào Thiên Việt – Người giữ nếp nhà 2; Lays – Tết là đông mới vui.

Nhìn chung, gia đình vẫn là chủ đề được 6 thương hiệu trên chọn cho TVC đón xuân Quý Mão. Nhưng thay vì có xu hướng khai thác những nốt “trầm” như Tết 2022, sự sum vầy trong TVC Tết 2023 toát lên năng lượng tươi trẻ hơn.

Mời marketer xem cách các thương hiệu bày biện “mâm” TVC Tết 2023 tại đây.

10. Logo YouTube, lịch sử và ý nghĩa thú vị của nền tảng phát video từ 2005 | Bởi Quyền Vũ

Theo thống kê do tác giả Quyền Vũ chia sẻ trong bài viết, người Việt Nam xem YouTube nhiều nhất Châu Á với 25 triệu người kết nối các thiết bị với mạng để xem YouTube. Đây cũng là nền tảng phát video trực tuyến giúp rất nhiều người trẻ thành công. Với độ dài vỏn vẹn khoảng 800 từ, bạn đọc có thể nhanh chóng tìm hiểu về câu chuyện thành lập của YouTube; đến bước ngoặt “đổi đời” của YouTube khi được Google mua lại; ý nghĩa tên thương hiệu; và phương pháp thiết kế logo YouTube.

Cùng khám phá hành trình thành lập thú vị của YouTube tại đây.

Theo Thảo Nguyên / Brands Vietnam
* Nguồn: Brands Vietnam