Marketer Vũ Đăng Chung
Vũ Đăng Chung

SEO Content Writer @ Ychoc

Google: Tương tác trên website không phải là yếu tố xếp hạng

Google đã nhiều lần bác bỏ quan điểm: Các chỉ số tương tác trên website là yếu tố xếp hạng Google. Dưới đây là những gì mà họ đã khẳng định.

Google: Tương tác trên website không phải là yếu tố xếp hạngTrước tiên, hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao Google phải lên tiếng bác bỏ quan điểm này.

Tin đồn: Các chỉ số tương tác trên website là yếu tố xếp hạng Google

Đối với những người làm SEO và Digital Marketing, tương tác trên website là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing website.

Tuy nhiên, có rất nhiều tin đồn xung quanh việc sử dụng các chỉ số tương tác trên website để cải thiện hiệu quả SEO.

Chẳng hạn, BacklinkO đã viết hẳn một bài với tiêu đề: Google’s 200 Ranking Factors: The Complete List, trong đó đề cập đến hàng loạt các chỉ số tương tác trên trang như: Tỷ lệ nhấp chuột (CTR), Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate), Lưu lượng truy cập trực tiếp (Direct Traffic)...Google: Tương tác trên website không phải là yếu tố xếp hạngSự nổi tiếng của BacklinkO đã thu hút rất nhiều website tại Việt Nam dịch thuật bài viết này và re-up trên website của mình, như bạn có thể nhìn thấy dưới đây:

Google: Tương tác trên website không phải là yếu tố xếp hạngCòn SEMRush cũng xuất bản tài liệu gọi là Ranking Factors 2.0, trong đó tuyên bố hàng loạt các chỉ số tương tác trên trang dẫn đầu danh sách các yếu tố xếp hạng chính trên Google.

Google: Tương tác trên website không phải là yếu tố xếp hạngSự lặp đi lặp lại những tin đồn từ những người nổi tiếng trong lĩnh vực SEO khiến rất nhiều Marketer mới vào nghề tin rằng: Các chỉ số tương tác trên trang thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả SEO Google.

Vì sao có những tin đồn như vậy?

Cơ sở quan trọng của tin đồn này chính là vì sự ra đời của thuật toán RankBrain năm 2015.

Một bộ phận cộng đồng SEO và những người quản lý trang web diễn giải rằng: RankBrain là một thuật toán AI tác động đến thứ hạng trang web dựa trên hành vi tương tác của người dùng, do đó, nó sẽ xét đến các dữ liệu tương tác trong website để đưa ra xếp hạng cho những truy vấn chưa bao giờ xuất hiện trước đó.

Nghe qua thì có vẻ hợp lý, nhưng nó đã sai về bản chất khi đề cập đến thuật toán RankBrain, bởi vì RankBrain dựa trên các dữ liệu tương tác của người dùng trên công cụ tìm kiếm Google, không phải dữ liệu tương tác trên website.

Đối với SEMRush, tài liệu Ranking Factors 2.0 của họ nói rằng: Có mối tương quan giữa các chỉ số hiệu suất trên trang và thứ hạng của trang web trên Google, do đó, SEMRush đưa ra kết luận rằng có quan hệ nhân quả giữa việc thay đổi hiệu suất trên trang tới sự biến động của thứ hạng.

Đây cũng là một kết luận sai lầm, giống như việc tuyên bố doanh số bán rượu bia và tỷ lệ đuối nước có quan hệ nhân quả với nhau, được giải thích là vì uống rượu nhiều dẫn đến say xỉn, do đó dễ rơi xuống nước khi đi đường và dẫn đến tai nạn.

Bạn cần hiểu rằng có những trường hợp hai sự kiện diễn ra cùng lúc, nhưng chúng có rất ít hoặc không có quan hệ nhân quả với nhau, do đó trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, những nhà khoa học đều biết rằng: Có mối tương quan thì chưa chắc đã có mối quan hệ nhân quả.

Còn BacklinkO là người tin vào các kết luận của SEMRush, do đó đã trích dẫn lại nghiên cứu của SEMRush và khẳng định các tương tác trên trang có ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trên Google.

Tôi biết rằng có những phân tích trên đây có thể vẫn chưa đủ để thuyết phục đối với một số bạn thường xuyên đọc về các kỹ thuật SEO mũ đen, do đó, hãy cùng xem qua các bằng chứng xác thực do chính Google đưa ra.

Google tuyên bố: Các tín hiệu tương tác trên trang không phải là yếu tố xếp hạng

Đầu tiên, Pogo-Sticking không phải là yếu tố xếp hạng

Pogo-sticking ám chỉ hành vi nhấp vào một trang web trên Google Search, sau đó ngay lập tức thoát ra và nhấp vào kết quả tiếp theo.

Đây được xem là một tín hiệu tương tác trên trang, và John Mueller của Google trong sự kiện trực tuyến Google Webmaster Central office hours phát trên Youtube ngày 10/07/2018 đã nói rằng:

"We try not to use signals like that when it comes to search" .

Xem chi tiết câu trả lời của John Mueller trong video Youtube dưới đây:

Bounce Rate (tỷ lệ thoát trang) cũng không phải yếu tố xếp hạng Google

Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm số lượng truy cập trang web mà không xem tiếp các trang khác trong website của bạn.

Nhiều người nói rằng Bounce Rate cao sẽ khiến Google hạ thứ hạng của trang web, nhưng không, John Mueller đã phủ nhận điều đó và xác nhận rằng Google không sử dụng Bounce Rate để làm yếu tố xếp hạng, theo nội dung trao đổi trong sự kiện hangout trên Youtube ngày 12/06/2020.

Trước đó, Gary Illyes của Google cũng xác nhận thông qua một tweet trên Twitter rằng:

"Bounce Rate is not a good signal."

Điều này ám chỉ rằng Bounce Rate là một yếu tố không đủ tính chính xác và độ tin cậy để được sử dụng như là một yếu tố xếp hạng.

Google: Tương tác trên website không phải là yếu tố xếp hạng

Tiếp theo, Click-Through Rate (tỷ lệ nhấp chuột không phải trả tiền) cũng không ngoại lệ

Click-Through Rate (thường viết tắt là CTR) trong trường hợp này là tỷ lệ phần trăm giữa lưu lượng truy cập vào trang web và số lần trang web được hiển thị.

Tranh luận về việc CTR có phải là yếu tố xếp hạng hay không đã diễn ra hàng chục năm nay (và nó vẫn chưa chấm dứt ở thời điểm hiện tại), trong đó, phần đông những người tin CTR là yếu tố xếp hạng bởi vì họ bị thuyết phục bởi các phân tích của Larry Kim trên WordStream và/hoặc Rand Fishkin trên MOZ.

Tuy nhiên, Google một lần nữa bác bỏ quan điểm này, và Gary Illyes là người lên tiếng tại sự kiện Pubcon Las Vegas 2016.

Tại sự kiện này, Eric Enge từ Stone Temple đã hỏi rằng rằng liệu CTR có phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp trong thuật toán Google hay không, và Gary đã nói rằng:

"If you think about it, clicks in general are incredibly noisy. People do weird things on the search result pages. They click around like crazy, and in general it’s really really hard to clean up that data."

Điều này nghĩa là Google đã nhận thấy rằng CTR có thể bị thao túng một cách dễ dàng, và không dễ dàng gì để họ làm sạch dữ liệu đó trong trường hợp muốn sử dụng yếu tố đó trong thuật toán xếp hạng.

Còn hàng tá các yếu tố tương tác trên trang khác có thể kể đến như lưu lượng truy cập trực tiếp (direct traffic), thời gian trên trang (dwell time), số trang mỗi phiên (pages per session)..., do đó, để bao quát tất cả những thứ này, hãy cùng xem John Mueller nói gì về tương tác trên trang.

Nói chung, tất cả các tương tác trên trang đều không phải yếu tố xếp hạng Google

Tại sự kiện Hangout ngày 11/03/2022 trên Youtube, một người tham dự tên là Christine Liang đã hỏi John Mueller rằng liệu một trang web có lượng traffic và tương tác rất cao có giúp cải thiện một website về mặt tổng thể hay không.

John đã nói rằng:

"So I don't think we use engagement as a factor".

Chà, điều này đã làm sáng tỏ lý do vì sao bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến yếu tố tương tác trên trang với tư cách là yếu tố xếp hạng cũng đều bị Google phủ nhận.

Kết luận

Bây giờ, giữa những lý lẽ của những người thích tin đồn sai lệch và quan điểm chính thức từ Google, bạn sẽ tin vào bên nào?

Cá nhân tôi, một người làm SEO mũ trắng thuần túy, Google sẽ là bên mà tôi lựa chọn vì một số lý do sau:

  • Đầu tiên, tuyên bố từ Google sẽ có trọng lượng hơn những gì mà bên thứ ba cung cấp.
  • Thứ hai, những cơ sở của tin đồn đã được chứng minh là sai lầm.
  • Thứ ba, tôi là một người làm SEO mũ trắng thuần túy đang sử dụng Google làm nền tảng SEO website, do đó, tôi sẽ tuân thủ chính xác những Nguyên tắc quản trị website mà Google đưa ra nhằm phát triển website bền vững trong dài hạn, thay vì chạy theo những tin đồn vô căn cứ và làm tổn hại đến những giá trị mà tôi đã bỏ công xây dựng trong thời gian dài.

Chính vì thế, tôi đưa ra kết luận rằng: Các tương tác trên website không phải là yếu tố xếp hạng của Google, và tôi sẽ dành thời gian công sức của mình trong năm 2023 để tập trung cho những công việc ý nghĩa hơn.

(Nguồn: Ychoc.com)