Tất-tần-tật về Sponsorship Marketing tại World Cup 2022: Đầy tranh cãi nhưng vẫn vô cùng hấp dẫn
Chính thức khởi tranh vào ngày 20/11/2022, không ai có thể phủ nhận sức nóng của giải đấu bóng đá thế giới 4 năm có một. World Cup 2022 không chỉ gây dấu ấn khi đây có thể là lần cuối cùng người ta thấy các huyền thoại bóng đá như Lionel Messi, Cristiano Ronaldo, Luis Suárez… mà còn với những tranh cãi khi lần đầu giải bóng đá lớn nhất hành tinh tổ chức tại một quốc gia Hồi giáo. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nhãn hàng khi quyết định lựa chọn trở thành nhà tài trợ cho giải đấu năm nay.
Cùng TheSponsor tìm hiểu những điểm độc đáo trong chiến lược Sponsorship Marketing của các nhãn hàng tại World Cup 2022.
Từ một “mảnh đất vàng” cho các nhãn hàng
Sau nguồn thu từ bản quyền phát sóng các trận thi đấu World Cup, tài trợ là nguồn thu nhập lớn nhất của FIFA, chiếm 1,35 tỷ USD, tương đương 29%, trong tổng doanh thu dự toán năm 2022 của nhà tổ chức World Cup. Điều này đủ để thấy được World Cup có sức hút lớn thế nào đối với các nhà tài trợ.
Một điểm đặc biệt nữa của World Cup 2022 chính là sự lên ngôi của các nhà tài trợ đến từ Châu Á, xuất phát từ việc 3 trong số 5 quốc gia dẫn đầu về lượng người xem là ở châu Á gồm Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc, dù những nước đông dân này không có đội tuyển quốc gia góp mặt trên sân tại World Cup 2022.
Đến những tranh cãi về “một kỳ World Cup chưa từng thấy”
Ngay trước khi bắt đầu, World Cup 2022 vốn đã là một giải đấu đầy tranh cãi từ khâu tổ chức đến việc đảm bảo nhân quyền. Các thành viên và giám đốc của FIFA đứng trước cáo buộc nhận hối lộ ủy ban đấu thầu Qatar. Trong quá trình chuẩn bị cho World Cup 2022, các vấn đề liên quan đến quyền lợi của lao động nhập cư tại Qatar cũng thường xuyên thu hút sự chú ý của dư luận. Theo tờ The Guardian, kể từ năm 2010, khi Qatar giành được quyền đăng cai tổ chức World Cup, khoảng 250 công nhân Ấn Độ chết mỗi năm. Nhiều công nhân không được cho ăn uống, bị tước giấy tờ tùy thân và không được trả lương đúng hạn hoặc hoàn toàn, biến một số người trong số họ trở thành nô lệ.
Một trong những điều khiến các nhà tài trợ lo ngại khi đầu tư cho World Cup 2022 tại Qatar chính là việc LGBT không được pháp luật nước này công nhận cũng như luật cấm sử dụng các đồ uống có cồn. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới các nhãn hàng rượu bia – đặc biệt là Budweiser – tài trợ chính cho FIFA World Cup trong 36 năm và các nhãn hàng ủng hộ cho quyền lợi của cộng đồng LGBT. Chính điều này đã gây ra những xáo trộn trong mảng tài trợ của World Cup năm nay.
Và thời cơ của các doanh nghiệp châu Á đã đến
Trong bối cảnh các doanh nghiệp phương Tây chần chừ, phản đối các quyết định từ FIFA tại World Cup năm nay, các doanh nghiệp phương Đông đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội xuất hiện tại giải đấu 4 năm có 1 lớn nhất hành tinh này. Số lượng các nhà tài trợ châu Á và số tiền tài trợ của các doanh nghiệp này tăng nhanh một cách đáng kể.
Nguyên nhân cho sự tăng lên nhanh chóng này không chỉ nằm ở việc giải đấu được tổ chức tại một quốc gia châu Á sau 20 năm mà còn vì số lượng người xem WC tại châu Á đang ngày càng chiếm ưu thế. FIFA báo cáo rằng World Cup 2018 ở Nga đã thu hút 1,6 tỷ người xem ở Châu Á, chiếm 43% tổng số khán giả toàn cầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp châu Á đang ngày càng nắm lấy cơ hội được xuất hiện tại giải đấu hàng đầu thế giới, từ đó dễ dàng nâng tầm uy tín thương hiệu của mình, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Trung Quốc để xóa đi những ác cảm về nhãn hiệu “made in China”.
Mặc dù được cho là một trong những kỳ World Cup gây tranh cãi nhất, tuy nhiên không thể phủ nhận được sức nóng của giải bóng đá lớn nhất hành tinh được diễn ra tại Qatar đối với chiến lược Sponsorship Marketing của các nhãn hàng trên toàn cầu. Mỗi nhãn hàng đều có cho mình chiến lược riêng, tuy nhiên cơ hội đang ngày càng mở rộng hơn đối với các thương hiệu Châu Á, do đây là thị trường theo dõi World Cup chiếm số đông trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, sức nóng của World Cup 2022 cũng không hề hạ nhiệt, điển hình qua việc từ khóa World Cup 2022 cùng nhiều từ khóa liên quan liên tục lọt vào BXH Từ khóa Trending trên MXH của tuần, các trang thông tin liên tục đưa tin về giải đấu và lượng người xem truyền hình trực tiếp các trận đấu tăng nhanh. Để đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, mạnh mẽ liên quan đến giải bóng đá này, các dự án liên quan đến thể thao cũng nhận được nhiều sự chú ý như: Sôi động cùng World Cup 2022 – Báo Thanh Niên, Viva24h cùng World Cup kết nối đam mê trái bóng tròn, Hội thảo Giấc mơ World Cup – Báo Thanh Niên…
Đây chính là cơ hội tuyệt vời để các nhãn hàng có thể tiếp cận tập khách hàng đại chúng, dễ dàng tăng nhận diện và chuyển đổi khách hàng. Các nhãn hàng có thể tìm kiếm, kết nối thông qua nền tảng kết nối tài trợ TheSponsor và dễ dàng triển khai các chiến lược Sponsorship Marketing trong bối cảnh sức nóng của World Cup và dịp Tết cận kề.
- Liên hệ hợp tác: Bùi Phương Thảo - Project Manager
- SĐT: 0943286093
- Email: [email protected]